Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề đọc hiểu Ngữ văn 12 (Đề 26).

9c06e0f5019c8420524704586ebaa49b
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 27 tháng 1 2021 lúc 5:26:55 | Được cập nhật: hôm kia lúc 20:30:21 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 275 | Lượt Download: 0 | File size: 0.018399 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Đề 26: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Đọc văn bản sau đây và trả lời câu hỏi từ câu 1 - 4:

Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa Óng tre ngà và mềm mại như tơ Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh Như gió nước không thể nào nắm bắt Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh”

(Lưu Quang Vũ - Tiếng Việt) 1. Văn bản trên thuộc thể thơ nào? 2. Chỉ ra và phân tích biện pháp tu từ được sử dụng chủ yếu trong văn bản. 3. Văn bản thể hiện thái độ, tình cảm gì của tác giả đối với tiếng Việt. 4. Viết đoạn văn khoảng 6 - 8 câu, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt ở giới trẻ ngày nay.

HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ

1. Thể thơ tự do. 2. Biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong văn bản: so sánh: - Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa - Óng tre ngà và mềm mại như tơ - Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát - Như gió nước không thể nào nắm bắt Tác dụnghữu hình hóa vẻ đẹp của tiếng Việt bằng các hình ảnh, âm thanh; tiếng Việt đẹp bởi hình và thanh. 3. Văn bản trên thể hiện lòng yêu mến, thái độ trân trọng đối với vẻ đẹp và sự giàu có, phong phú của tiếng Việt. 4. Trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt: (Các bạn có thể chọn 1 hoặc nhiều ý ở đây để viết đoạn nhé) + Tiếng Việt đã trở thành ngôn ngữ chính thống của đất nước ta. Nó được dùng là ngôn ngữ chính thức trong các văn kiện lịch sử quan trọng, trong đối ngoại, trong giao lưu văn hóa, trong giao tiếp hàng ngày của người dân. + Tuy nhiên hiện nay, một bộ phận giới trẻ của ta chưa ý thức được tầm quan trọng của tiếng Việt. Họ ngừng việc trau dồi, học tập, thậm chí còn lạm dụng tiếng nước ngoài làm cho tiếng Việt của ta mất đi sự trong sáng. Biểu hiện ngay trong những bài viết văn sai lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp hay sự lai căng trong ngôn ngữ giao tiếp. + Công cuộc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt đòi hỏi phải có sự nỗ lực trên các phương diện: tình cảm, nhận thức và hành động. Trước hết mỗi học sinh cần có tình cảm yêu mến và có ý thức quý trọng tiếng Việt. Mỗi người cần thấm nhuần và khắc sâu lời dặn của Hồ Chủ Tịch “ Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp” .