Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề cương ôn thi HKI Địa lí 10 năm học 2020-2021, trường THPT Việt Đức - Hà Nội

711f9a1e8836d71e92916b972de57fa2
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 3 tháng 2 2021 lúc 9:40:59 | Được cập nhật: 23 tháng 4 lúc 22:11:47 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 309 | Lượt Download: 2 | File size: 0.021674 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

NỘI DUNG ÔN TẬP ĐỊA LÍ LỚP 10- HỌC KÌ 1

NĂM HỌC 2010-2021

A. Nội dung ôn tập: Bài 11, 12, 13, 15, 16, 17 SGK địa lí lớp 10

Bài 11: KHÍ QUYỂN

SỰ PHÂN BỐ NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ TRÊN TRÁI ĐẤT

I. Khí quyển: Là lớp không khí bao quanh Trái Đất

2. Các khối khí

- Mỗi bán cầu có 4 khối khí chính: khối khí địa cực (A) rất lạnh, ôn đới (P) lạnh, chí tuyến (T) rất nóng, xích đạo (E) nóng ẩm.

- Đặc điểm: khác nhau về tính chất, luôn luôn di chuyển, bị biến tính.

Mỗi khối lại phân biệt ra 2 kiểu là kiểu lục địa khô (kí hiệu c) và kiểu hải dương (kí hiệu m).

Riêng khối khí xích đạo chỉ có kiểu hải dương, kí hiệu Em.

3. Frông

- Là mặt tiếp xúc giữa hai khối khí có nguồn gốc, tính chất khác nhau

- Mỗi nửa cầu có 2 frông cơ bản: frông địa cực (FA), Frông ôn đới (FP). Dải hội tụ nhiệt đới chung cho cả nửa cầu.

- Nơi frông đi qua thời tiết thường thay đổi đột ngột

II. Sự phân bố của nhiệt độ không khí trên Trái đất

1. Bức xạ và nhiệt không khí

- Bức xạ Mặt trời

+ Là các dòng vật chất và năng lượng của Mặt trời tới Trái đất

+ Được mặt đất hấp thụ 47%, khí quyển hấp thụ 1 phần, còn lại phản hồi vào không gian

- Nhiệt của không khí ở tầng đối lưu chủ yếu do nhiệt của bề mặt Trái đất do Mặt trời cung cấp

- Góc chiếu của tia bức xạ Mặt trời càng lớn, cường độ bức xạ càng lớn, lượng nhiệt thu được càng nhiều và ngược lại

2. Sự phân bố nhiệt độ không khí

a. Phân bố theo địa lí

Nhiệt độ giảm dần từ xích đạo về cực (từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao)

Vĩ độ càng cao biên độ nhiệt càng lớn.

b. Phân bố theo lục địa và đại dương:

- Đại dương có biên độ nhiệt độ nhỏ, lục địa có biên độ nhiệt lớn

- Nguyên nhân: do sự hấp thụ nhiệt của đất và nước khác nhau

c. Phân bố theo địa hình

- Nhiệt độ không khí giảm theo độ cao

- Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ dốc và hướng phơi của sườn núi

- Nhiệt độ không khí cũng thay đổi khi có sự tác động của các nhân tố: dòng biển nóng, lạnh; lớp phủ thực vật; hoạt động sản xuất của con người.

Bài 12: SỰ PHÂN BỐ KHÍ ÁP. MỘT SỐ LỌAI GIÓ CHÍNH

I. Sự phân bố khí áp

1. Nguyên nhân thay đổi của khí áp

- Khí áp: Là sức nén của không khí xuống bề mặt Trái đất

- Sự thay đổi khí áp: theo độ cao, nhiệt độ, độ ẩm

2. Phân bố các đai khí áp trên Trái đất

- Sự phân bố khí áp: các đai áp cao và áp thấp phân bố xen kẽ và đối xứng với nhau qua đai áp thấp xích đạo

II. Một số loại gió chính

1. Gió Tây ôn đới

- Thổi từ cao áp cận chí tuyến về áp thấp ôn đới vĩ độ 60o

- Thời gian hoạt động: quanh năm

- Hướng: hướng Tây là chủ yếu

- Tính chất: ẩm, gây mưa nhiều

2. Gió Mậu dịch

- Thổi từ 2 cao áp cận chí tuyến về vùng áp thấp xích đạo

- Thời gian họat động: quanh năm

- Hướng: hướng Đông Bắc (BBC), Đông Nam (NBC)

- Tính chất: khô, ít mưa

3. Gió mùa

- Là loại gió thổi theo mùa, hai mùa gió ngược hướng nhau với tính chất khác nhau

- Loại gió này thường không có tính vành đai

- Thường có ở đới nóng (Ấn Độ, Đông Nam Á…) và phía đông các lục địa lên thuộc vĩ độ trung bình như Đông Á, Đông Nam Hoa Kì…

- Có 2 loại gió mùa:

+ Gió mùa do sự chênh lệch nhiều về nhiệt và khí áp giữa lục địa và đại dương

+ Gió mùa được hình thành do sự chênh lệch về nhiệt độ và khí áp giữa 2 bán cầu Nam và Bắc (vùng nhiệt đới)

4.Gió địa phương

a. Gió đất, gió biển

- Hình thành ở vùng bờ biển

- Thay đổi theo ngày và đêm

- Ban ngày, gió từ biển thổi vào đất liền. Ban đêm, gió từ đất liền thổi ra biển

b. Gió fơn (phơn)

- Là loại gió khô nóng khi xuống núi.

Bài 13: NGƯNG ĐỌNG HƠI NƯỚC TRONG KHÍ QUYỂN, MƯA

II. Những nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa

1. Khí áp

- Khu vực áp thấp: mưa nhiều

- Khu vực áp cao: mưa ít hoặc không mưa

2. Frông (diện khí)

- Miền có frông và dải hội tụ nhiệt đới đi qua thường có mưa nhiều

3. Gió

- Gió Tây ôn đới mưa nhiều

- Miền có gió mùa: mưa nhiều

- Miền có gió Mậu dịch: mưa ít

4. Dòng biển

- Ở ven bờ nơi có biển nóng đi qua thường có mưa nhiều, nơi có dòng biển lạnh thường mưa ít hoặc không mưa

5. Địa hình

- Không khí ẩm chuyển động gặp địa hình cao như núi, đồi… mưa nhiều

- Sườn đón gió: mưa nhiều, sườn khuất gió: mưa ít

III. Sự phân bố mưa trên Trái đất

* Sự phân bố mưa không đều theo vĩ độ

+ Phân bố lượng mưa không đều theo vĩ độ (xích đạo về cực)

+ Khu vực xích đạo mưa nhiều nhất

+ Hai khu vực chí tuyến mưa ít

+ Hai khu vực ôn đới mưa nhiều

+ Hai khu vực cực mưa ít nhất

* Sự phân bố mưa không đều do ảnh hưởng của đại dương

+ Ở mỗi đới từ Tây sang Đông có sự phân bố mưa không đều

+ Do ảnh hưởng của những yếu tố về lục địa, đại dương, địa hình…

+ Chẳng hạn như khu vực Tây Âu và Đông Âu, Tây và Đông của Bắc Mĩ… có lượng mưa khác nhau

Bài 15: THỦY QUYỂN. MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI

CHẾ ĐỘ NƯỚC SÔNG. MỘT SỐ SÔNG LỚN TRÊN TRÁI ĐẤT

I. Thủy quyển

1. Khái niệm

Là lớp nước trên bề mặt Trái Đất, bao gồm nước trong các biển, các đại dương, nước trên lục địa và hơi nước trong khí quyển

2. Tuần hòan của nước trên Trái đất

a/ Vòng tuần hoàn nhỏ

Nước chỉ tham gia 2 giai đọan: bốc hơi và nước rơi

b/ Vòng tuần hoàn lớn

Tham gia 3 giai đọan: bốc hơi, nước rơi và dòng chảy; hoặc 4 giai đọan: bốc hơi, nước rơi và dòng chảy, ngấm -> dòng ngầm -> biển, biển lại bốc hơi

II. Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông

1. Chế độ mưa, băng tuyết, nước ngầm

2. Địa thế, thực vật và hồ đầm

- Địa hình: ở miền núi, nước sông chảy nhanh hơn đồng bằng

- Thực vật: rừng cây giúp điều hòa chế độ nước sông, giảm lũ lụt

- Hồ đầm: điều hòa chế độ nước sông

III. Một số sông lớn trên Trái đất

1. Sông Nin

2. Sông A-ma-dôn

3. Sông I-ê-nít-xê-i

Bài 16: SÓNG. THỦY TRIỀU. DÒNG BIỂN

I. Sóng biển

1. Khái niệm

Là hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng

2. Nguyên nhân

Chủ yếu là do gió

3. Sóng thần

Có chiều cao và tốc độ rất lớn. Chủ yếu do động đất và núi lửa dưới đáy đại dương gây ra

II. Thủy triều

1. Khái niệm

Thủy triều là hiện tượng chuyển động thường xuyên và có chu kỳ của các khối nước trong các biển và đại dương

2. Nguyên nhân

Được hình thành chủ yếu do sức hút của Mặt trăng và Mặt trời

3. Đặc điểm

- Khi Mặt trời và Mặt trăng, Trái Đất cùng nằm trên một đường thẳng thì dao động thủy triều lớn nhất( triều cường)

- Khi Mặt trời và Mặt trăng, Trái Đất nằm vuông góc nhau thì dao động thủy triều nhỏ nhất( Triều kém)

III. Dòng biển

1. Phân loại

Có 2 loại: dòng biển nóng và lạnh

2. Phân bố

- Các dòng biển nóng thường phát sinh ở hai bên xích đạo, chảy về hướng tây, khi gặp lục địa thì chuyển hướng chảy về phía cực

- Các dòng biển lạnh xuất phát từ khoảng 30 – 40o, chảy về phía xích đạo

- Ở nửa cầu Bắc có những dòng biển lạnh xuất phát từ vùng cực, men theo bờ Tây các đại dương chảy về phía xích đạo

- Ở vùng gió mùa thường xuất hiện các dòng nước đổi chiều theo mùa

- Các dòng biển nóng và lạnh chảy đối xứng qua hai bên bờ của các đại dương

- Các vòng hoàn lưu ở BCB chảy theo hường cùng chiều kim đồng hồ, BCN thì ngược chiều kim đồng hồ.

Bài 17: THỔ NHƯỠNG QUYỂN.

CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH THỔ NHƯỠNG

I. Thổ nhưỡng (đất)

- Thổ nhưỡng (đất): Là lớp vật chất mềm, tơi xốp trên bề mặt lục địa, được đặt trưng bởi độ phì

- Độ phì: Là khả năng cung cấp nước, khí, nhiệt và các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật trưởng thành và phát triển

- Thổ nhưỡng quyển: lớp vỏ chứa vật chất tơi xốp trên bề mặt các lục địa

II. Các nhân tố hình thành đất

1. Đá mẹ

- Là những sản phẩm phong hóa từ đá gốc

- Vai trò: là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất, quyết định thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới và ảnh hưởng trực tiếp tới các tính chất lí, hóa của đất

2. Khí hậu

- Các yếu tố nhiệt, ẩm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành đất. Nhiệt độ, độ ẩm làm đá bị phá hủy trở thành sản phẩm phong hóa; hòa tan – rửa trôi, tích tụ, phân giải tổng hợp chất hữu cơ

3. Sinh vật

Đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành đất

- Thực vật: cung cấp xác chất hữu cơ cho đất, phá hủy đá

- Vi sinh vật: phân giải xác sinh vật và tổng hợp thành mùn

- Động vật: góp phần làm thay đổi 1 số tính chất vật lí của đất

4. Địa hình

- Ảnh hưởng đến quá trình hình thành đất thông qua sự thay đổi lượng nhiệt và độ ẩm

- Vùng núi: lớp đất mỏng và bạc màu

- Vùng đồng bằng: đất màu mỡ

5. Thời gian

- Thời gian hình thành đất là tuổi đất

- Đất có tuổi già nhất là ở miền cận nhiệt và nhiệt đới, tuổi trẻ nhất là ở cực và ôn đới

6. Con người

- Hoạt động của con người làm thay đổi hoặc gián đoạn hướng phát triển của đất

- Đất bị xói mòn do đốt rừng làm rẫy

- Đất mất cấu tượng do quá trình canh tác

- Việc bón phân hữu cơ, thau chua, rửa mặn sẽ làm cho đất tốt hơn.

B. Hình thức kiểm tra.

1. Trắc nghiệm: 7 điểm

2. Tự luận: 3 điểm