Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đáp án đề thi chọn HSG Sinh học Duyên hải và Đồng bằng Bắc Bộ Sinh 11 năm học 2018-2019 (Chuyên Hùng Vương - Phú Thọ, đề đề xuất)

d41d8cd98f00b204e9800998ecf8427e
Gửi bởi: Thành Đạt 25 tháng 10 2020 lúc 19:03:53 | Được cập nhật: 3 tháng 5 lúc 3:33:50 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 675 | Lượt Download: 22 | File size: 0.077312 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

SỞ GD&ĐT PHÚ THỌ
TRƯỜNG THPT CHUYÊN
HÙNG VƯƠNG

Câu
1

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
VÙNG DUYÊN HẢI ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ NĂM HỌC
2018 - 2019
Môn: Sinh học lớp 11
(Thời gian làm bài 180 phút, không kể thời gian giao đề.
Hướng dẫn chấm có 06 trang)
Nội dung

Điểm

Trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng (2,0 điểm)
1. - Ion Mg2+ và NO3- có nồng độ trong tế bào rễ cao hơn trong dung dịch đất nên các

0,25

ion này được rễ cây hấp thụ 1 cách chủ động qua kênh protein. Quá trình hấp thu chủ
động các ion này cần năng lượng ATP do tế bào rễ tạo ra. Do đó nếu điều kiện không
thích hợp lượng ATP giảm mạnh → sự hấp thụ các ion này giảm theo.
- Khi pH đất thấp, đất có nhiều ion H +. Loại ion này trao đổi với các ion khoáng

0,25

dương trên bề mặt keo đất. Kết quả là các ion (K +, Mg+, Fe3+ ) ra dung dịch đất và dễ
dàng bị rửa trôi.
2. a. Mù tạt tỏi làm giảm khả năng sinh trưởng của loài cây thích đường non do làm

0,25

giảm sự hình thành phức hệ rễ nấm của loài cây này. Vì:
- Thích đường non chỉ có khả năng tăng sinh khối và hình thành rễ nấm khi được

0,25

trồng trên đất không bị xâm lấn. Mặt khác trên đất có mù tạt tỏi sinh trưởng và đất bị
khử trùng thì sự hình thành rễ nấm của cây thích đường non đều giảm
- Điều này cho thấy, cây mù tạt tỏi đã tiết ra đất các yếu tố làm ức chế sự hình thành

0,25

phức hệ rễ nấm
b. Sự cộng sinh giữa cây nấm và cây thích đường là nội cộng sinh (nội rễ nấm) vì:

0,25

- Nếu là ngoại rế nấm thì sựi sinh trưởng của cây thích đường ở đất có cây mù tạt tỏi

0,25

đã tiệt trùng cũng sẽ giống như ở đất không có cây mù tạt tỏi, trong thực tế ở đất có
mù tạt tỏi đã tiệt trùng thì cây thích đường sinh trưởng và phát triển tốt hơn ở đất
không có cây mù tạt tỏi nghĩa là có một số nấm đã cộng sinh từ trước khi trồng ở
trong rễ cây.
- Nội rễ nấm vẫn có lông hút, trong khi ngoại rễ nấm thì không có cấu trúc này. Vì
vậy ở đất có mù tạt tỏi sinh xâm lấn cây vẫn có thể tăng trưởng (nhưng chậm) và
không hình thành rế nấm, còn nếu là ngoại cộng sinh thì cây sẽ không sinh trưởng khi
không có rế nấm.

1/6

0,25

Quang hợp ở thực vật (2,0 điểm)
a. Phân tích đồ thị:
- Tốc độ hấp thụ CO2 thực bằng hiệu của tốc độ hấp thu CO2 cho quang hợp và mức

0,25

tạo CO2 do hô hấp → tốc độ hấp thụ CO2 thực tỉ lệ với cường độ quang hợp.
- Cỏ Sorghum bắt đầu quang hợp ở nồng độ CO 2 rất thấp còn đậu tương cần nồng độ

0,25

CO2 cao mới bắt đầu quang hợp → cỏ Sorghum thuộc nhóm cây C 4 hoặc CAM còn
đậu tương thuộc nhóm cây C3.
- Tốc độ quang hợp của đậu tương sẽ giảm còn tốc độ quang hợp của cỏ Sorghum

0,25

không đổi hoặc tăng lên.
- Vì tác động của nhiệt độ cao lên nhóm cây C 3 là kìm hãm còn nhóm cây C4, CAM là

0,25

kích thích.
b. - Sinh khối của đậu tương sẽ tăng nhanh hơn cỏ Sorghum.

0,25

- Điều kiện mát mẻ có nhiệt độ gần với nhiệt độ tối ưu cho quang hợp của thực vật C 3

0,25

nên quá trình quang hợp diễn ra mạnh, sinh khối tăng nhanh.
c. - Cây đậu tương thường có hiệu quả sử dụng nước kém hơn cỏ Sorghum.

0,25

- Vì nhu cầu nước của nhóm thực vật C4 chỉ bằng 1/2 so với nhóm thực vật C3. Đây là

0,25

sự thích nghi tiến hóa giúp chúng tồn tại trong môi trường khô nóng và thiếu nước.
3

Hô hấp ở thực vật (1,0 điểm)
- Thí nghiệm 1 :
+ Không có phân tử CO2 nào được tạo ra có chứa 14C.

0,25

+ Giải thích : Vì trong môi trường có chứa ATP → xảy ra sự phosphoryl hóa enzyme

0,25

isocitrate dehydrogenase. Tuy nhiên, sự phosphoryl hóa lại ức chế hoạt động của
enzyme isocitrate dehydrogenase. Do đó, isocitrate sẽ đi vào chu trình glyoxylate.
Chu trình glyoxylate không có các phản ứng decarboxyl hóa nên không có phân tử
CO2 nào được tạo ra.
- Thí nghiệm 2 :
+ Có 2 phân tử CO2 có chứa 14C trong 4 phân tử CO2 được tạo ra.

0,25

+ Giải thích: Vì trong môi trường có chứa ATP nên xảy ra quá trình phosphoryl hóa

0,25

enzyme isocitrate dehydrogenase. Tuy nhiên, do sự có mặt của enzyme phosphatease
gây ra sự khử phosphoryl hóa enzyme này. Sự khử phosphoryl hóa lại làm hoạt hóa
enzyme isocitrate dehydrogenase. Do đó, isocitrate sẽ đi vào chu trình acid citric. Hai
phân tử Acetyl CoA được bổ sung sẽ được sử dụng trong hai vòng chu trình acid
citric. Tuy nhiên, ở vòng chu trình đầu tiên, 2 phân tử CO 2 được tạo ra có nguồn gốc
2/6

từ AOA (không có 14C) nên không chứa 14C. Phân tử Acetyl CoA thứ nhất được dùng
để tái tạo AOA cho vòng chu trình thứ hai. Đến vòng chu trình thứ hai, do AOA có
nguồn gốc từ phân tử Acetyl CoA thứ nhất do đó sẽ tạo 2 phân tử CO 2 có chứa 14C.
Phân tử Acetyl CoA thứ hai được dùng để tái tạo AOA cho vòng chu trình thứ ba.
Tuy nhiên, do không còn phân tử Acetyl CoA do đó phản ứng dừng lại, không tạo
thêm CO2 → Có 2 trong 4 phân tử CO2 tạo ra có chứa 14C.
4

Sinh trưởng, phát triển và sinh sản ở thực vật (2,0 điểm)
1. a. - Ý kiến trên là sai.

0,25

- Mẫu ghép WT/WT là mẫu bình thường. Khi tỉ số cao giữa cytokinin và auxin so với

0,5

mẫu ghép WT/WT tức hàm lượng hormone acytokinin tăng và hàm lượng auxin giảm
sẽ làm tăng mức độ phân cành, giảm ưu thế ngọn và sự hình thành rễ.
b. - Dựa vào đồ thị ta thấy : mức độ phân cành của mẫu ghép WT/WT và mẫu ghép

0,5

max4/WT (scion-rootstock) là như nhau chứng tỏ mức độ phân cành phụ thuộc vào
chất được sinh ra ở rễ.
- Do đó mẫu ghép WT/max4 sẽ có số lượng cành nhiều hơn so với mẫu ghép

0,25

max4/WT.
2. - Sự khác biệt lớn về chiều dài ống phấn có thể giúp ngăn ngừa sự thụ phấn của hạt

0,25

phấn các loài khác.
- Vòi nhụp dài giúp loại trừ những hạt phấn có vật chất di truyền yếu kém hơn và

0,25

không có khả năng mọc dài ống phấn → thế hệ con có sức sống cao.
5

Tiêu hóa và hô hấp ở động vật (2,0 điểm)
a. Có. Bệnh nhân 1 có dòng thở ra giảm → H+ tăng → pH giảm.

0,5

b. Có. Bệnh nhân 3 có nhịp thở tăng do giảm dung tích sống, giảm thông khí, CO 2

0,5

nhiều; O2 máu giảm và tăng nhịp thở.

6

c. Bệnh nhân 2 dòng khí hít vào giảm, thời gian hít vào dài hơn.

0,5

d. Bệnh nhân 4 thở ra ít, hít vào ít và khí cặn lưu lại phổi lớn hơn.

0,5

Tuần hoàn (2,0 điểm)
1. a. PO2 = 20 mmHg thì Hb bão hòa 34%, Hb bão hòa 50% tại PO2 = 28 mmHg.

0,25

b. Khi pH giảm, độ bão hòa giảm nên lượng oxy giải phóng nhiều hơn.

0,25

c. Mất 2,3-DPG không tốt bởi vì sau đó hemoglobin liên kết chặt chẽ hơn với oxi tại

0,25

các giá trị PO2 tìm thấy trong các tế bào nên cơ thể thiếu oxi.
d. PO2 = 28 mmHg.

0,25
3/6

2. - Hiện tượng: nước ở ống cao su chảy ra liên tục, còn nước ở ống thủy tinh chảy

0,25

ngắt quãng và lượng nước chảy ra từ ống cao su nhiều hơn từ ống thủy tinh.
- Thí nghiệm chứng minh: tim co bóp tống máu theo từng nhịp nhưng máu trong hệ
mạch vẫn chảy liên tục thành dòng.

0,25

- Giải thích: khi tim co bóp tạo ra 1 lực khá lớn, 1 phần lực dùng để đẩy máu chảy
trong hệ mạch, 1 phần làm động mạch dãn ra. Vì thế khi tim dãn, nhờ tính đàn hồi

0,25

của thành động mạch, máu vẫn chảy liên tục trong hệ mạch.
- Kết luận: tính đàn hồi của thành động mạch có tác dụng làm cho máu chảy liên tục
thành dòng dù tim co bóp từng đợt, đồng thời làm tăng lưu lượng máu đối với mỗi co

0,25

bóp của tim nên tiết kiệm được năng lượng co tim.
7

Bài tiết, cân bằng nội môi (2,0 điểm)
I. Đúng, sự liên kết giữa insulin và thụ thể diễn ra bình thường ở bệnh nhân G. Vì thế,

0,5

phần trăm tế bào gắn với insulin tăng khi nồng độ insulin tăng. Tuy nhiên, % tế bào
gắn insulin không tăng lên sau đó vì các thụ thể đã bão hòa insulin (đường 1).
II. Đúng, sự liên kết giữa insulin và thụ thể bị thiếu hụt ở bệnh nhân F. Vì thế % tế

0,5

bào liên kết insulin thấp hơn bình thường ở nồng độ insulin tương đương (đường 2).
Vì insulin không làm tăng nồng độ gluco trong huyết tương của bệnh nhân này
(đường 3).
III. Sai vì, sự tiết insulin thiếu hụt ở bệnh nhân F. Vì vậy, đường biểu diễn nồng độ

0,5

gluco trong huyết tương có lẽ giảm sau khi tiêm insulin. Điều này có nghĩa là đường
3 không phải là kết quả kiểm tra của bệnh nhân E.
IV. Sai vì, sự liên kết giữa insulin và thụ thể bình thường ở bệnh nhân H (đường 1).

0,5

Sự vận chuyển đường vào tế bào của bệnh nhân H bị hỏng. Vì vậy lượng đường trong
huyết tương có lẽ giảm không đáng kể sau khi tiêm insulin. Điều này có nghĩa là
đường 4 không phải là kết quả kiểm tra của bệnh nhân H.
8

Cảm ứng ở thực vật (2,0 điểm)
a. Cây đậu non khi gặp stress cơ học (như một hòn đá cản đường) sẽ sinh etilen, và

0,25

đáp ứng 3 bước: chậm kéo dài thân, thân to ra, sinh trưởng chiều ngang.
Nén chặt khi làm giá đỗ sẽ tạo stress cơ học khiến thân giá đỗ mập, chắc hơn.

0,25

b. Không. Vì: Do chóp rễ có chứa sỏi thăng bằng mẫn cảm với trọng lực nên rễ có

0,5

chóp rễ bị loại bỏ thì hầu như không mẫn cảm với trọng lực.
c. Ion K+ có vai trò như là 1 chất cảm ứng kích động và khơi mào phản ứng với kích
4/6

thích từ môi trường vào cơ thể cây.

0,25

- Ví dụ về vai trò của ion K+ trong cảm ứng của cây:
+ Gây nên hiện tượng cụp lá ở cây trinh nữ: khi va chạm, ion K + ra khỏi không bào
gây mất nước ở thể gối → lá cụp xuống.

0,25

+ Gây nên hiện tượng đóng mở khí khổng: Nồng độ ion K+ trong tế bào khí khổng
tăng dẫn đến tế bào khí khổng hút nước → khí khổng mở và ngược lại.

0,25

d. Ánh sáng xanh tím có hiệu quả nhất đối với vận động theo ánh sáng của thực vật vì
ánh sáng này cỏ năng lượng photon lớn nhất.
9

0,25

Sinh trưởng, phát triển và sinh sản ở động vật (2,0 điểm)
a. - Phương pháp 1: Tiêm FSH và LH vào người bệnh và sau đó theo dõi sự thay đổi

0,25

nồng độ estradiol và progesterone máu.
+ Nếu nồng độ estradiol và progesterone máu tăng lên thì chứng tỏ người này bị rối

0,25

loạn hoạt động tuyến yên.
+ Nếu nồng độ estradiol và progesterone máu không đổi thì chứng tỏ người này bị rối

0,25

loạn hoạt động buồng trứng.
- Phương pháp 2: Đo hàm lượng FSH và LH trong máu của người bệnh

0,25

+ Nếu nồng độ FSH và LH thấp hơn bình thường thì chứng tỏ người này bị rối loạn

0,25

hoạt động tuyến yên.
+ Nếu nồng độ FSH và LH cao hơn bình thường thì chứng tỏ người này bị rối loạn

0,25

hoạt động buồng trứng.
b. - Hoocmôn A : Ecđixơn; Hoocmôn B: Juvenin.
- Chức năng của các loại hoocmôn trên:
+ Ecđixơn có chức năng kích thích lột xác ở sâu và biến sâu thành nhộng và bướm.

0,25

+ Juvenin có chức năng kích thích lột xác ở sâu và ức chế sự biến đổi sâu thành

0,25

nhộng và bướm.
10

Nội tiết (2,0 điểm)
a. H1 - TSH; H2 - CRH
*Giải thích:
- H1:
+ Tuyến trên thận không đổi hoặc thay đổi ít → H1 không liên quan đến tuyến trên

0,25

thận.
+ Tuyến giáp tăng kích thước rất nhiều → H1 là hoocmôn kích thích tuyên giáp →
H1 là TSH.
5/6

0,25

+ Khi tiêm TSH sẽ kich thích tuyến giáp tạo TH → tăng ức chế ngược lên vùng dưới
đồi → TRH giảm → giảm kích thích tuyến yên.

0,25

- H2:
+ Tuyến giáp không thay đổi nhiều → H2 không liên quan đến tuyến giáp.
+ Tuyến yên và tuyến trên thận đều tăng mạnh về khối lượng → H1 là hoocmôn kich

0,25

thích cả tuyến trên thận và tuyến yên → H2 là CRH.

0,25

+ Khi CRH tăng → tăng kích thích tuyến yên tạo ACTH→ ACTH kích thích tuyến
trên thận làm tuyến trên thận tăng kích thước.

0,25

b. Tiêm H1 thì khối lượng giảm .
- Khi tiêm H1 → TH máu tăng → tăng dị hóa → giảm khối lượng cơ thể.

0,25

c. Cao hơn.
- Khi tiêm H2 → cortisol máu cao → tăng phân giải protit, lipit thành glucose →
glucose máu tăng.
11

0,25

Phương án thực hành (Giải phẫu thực vật) (1,0 điểm)
- Số 1: mô giậu; Số 2: biểu bì trên; Số 3: Lông che chở; Số 4: Phòng ẩn khí,

0,5

Số 5: Khí khổng.
- Đây là loại cây thích nghi với đời sống khô hạn.

0,25

- Vì biểu bì dưới có những chỗ lõm sâu vào, trong đó mang các lỗ khí và lông che

0,25

chở gọi là phòng ẩn lỗ khí. Nhờ đó mà cây này giảm bớt sự thoát hơi nước.
(Chú thích hình đúng 2 hoặc 3/5: được 0,25 điểm; đúng 4/5: được 0,5 điểm)
-------------- Hết ---------------Ghi chú:
-

Điểm toàn bài 20 điểm

-

Không làm tròn………………………….

6/6