Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

CHUYÊN ĐỀ SINH SẢN Ở THỰC VẬT. SINH 11CB

edb8a58abf992eeb261fc036953138d3
Gửi bởi: Thành Đạt 27 tháng 9 2020 lúc 13:20:21 | Được cập nhật: 4 giờ trước (21:00:15) Kiểu file: PDF | Lượt xem: 753 | Lượt Download: 26 | File size: 0.367904 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

CHUYÊN ĐỀ: SINH SẢN Ở THỰC VẬT
A. Yêu cầu cần đạt trong chương trình SH - Mục tiêu dạy học của chủ đề; Cấu trúc chủ đề, thời
lượng dạy học
I. Yêu cầu cần đạt trong chương trình SH - Mục tiêu dạy học của chủ đề
Yêu cầu cần đạt
Năng lực
- Nêu được khái niệm sinh sản ở thực vật, - SH1.1. Nêu được khái niệm sinh sản ở
sinh sản vô tính ở thực vật, sinh sản hữu tính thực vật, sinh sản vô tính ở thực vật, sinh
ở thực vật.
sản hữu tính ở thực vật.
- Phân tích được những ưu điểm của sinh - SH1.2. Phân tích được những ưu điểm của
sản hữu tính so với sinh sản vô tính.
sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính.
- Trình bày được các hình thức sinh sản vô - SH1.1. Trình bày được các hình thức sinh
tính ở thực vật.
sản vô tính ở thực vật.
- Phân tích được cơ sở của việc giâm, chiết, - SH1.2. Phân tích được cơ sở của việc
ghép cành ở thực vật.
giâm, chiết, ghép cành ở thực vật.
- Mô tả được cấu tạo của một hoa điển hình. - SH1.1. Mô tả được cấu tạo của một hoa
- Trình bày được quá trình hình thành hạt điển hình.
phấn và túi phôi.
- SH1.1. Trình bày được quá trình hình
- Nhận xét được chiều hướng tiến hóa trong thành hạt phấn và túi phôi.
sinh sản ở thực vật.
- SH1.2. Nhận xét được chiều hướng tiến
- Tìm hiểu được một số ứng dụng về nhân hóa trong sinh sản ở thực vật.
giống vô tính thực vật ở địa phương.
- SH2.1 – SH2.6. Tìm hiểu được một số ứng
dụng về nhân giống vô tính thực vật ở địa
- Vận dụng kiến thức để giải thích được:
phương.
+ Cơ sở của việc nhân giống bằng giâm, - Vận dụng kiến thức để giải thích được:
chiết, ghép ở thực vật?
+ SH3.1. Cơ sở của việc nhân giống bằng
+ Nguồn gốc của quả và hạt?
giâm, chiết, ghép ở thực vật?
+ Tại sao từ một phần của cơ quan sinh + SH3.1. Nguồn gốc của quả và hạt?
dưỡng có thể sinh sản được cây con mang + SH3.1. Tại sao từ một phần của cơ quan
đặc tính giống hệt cây mẹ?
sinh dưỡng có thể sinh sản được cây con
+ Giải thích tại sao thực vật có hoa có thụ mang đặc tính giống hệt cây mẹ?
tinh kép?
+ SH3.1. Giải thích tại sao thực vật có hoa
+ Tại sao ở cây ăn quả lâu năm người ta có thụ tinh kép?
thường chiết cành?
+ SH3.1. Tại sao ở cây ăn quả lâu năm
+ Vì sao mô thực vật có thể nuôi cấy để tạo người ta thường chiết cành?
thành mô mới?
+ SH3.1. Vì sao mô thực vật có thể nuôi cấy
+ Cơ sở của việc làm quả chín nhanh hay để tạo thành mô mới?
chín chậm?
+ SH3.3. Cơ sở của việc làm quả chín nhanh
hay chín chậm?
II. Nội dung chủ đề
1.
Khái quát sinh sản ở thực vật
1.1 Khái niệm sinh sản ở thực vật
1.2 Các kiểu sinh sản ở thực vật
2.
Sinh sản vô tính ở thực vật
2.1 Các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật
2.1.1 Sinh sản bào tử
2.1.2 Sinh sản sinh dưỡng
2.2 Vai trò của sinh sản vô tính đối với đời sống thực vật và con người
2.2.1 Đối với đời sống thực vật
2.2.2 Đối với đời sống con người: phương pháp nhân giống vô tính
3.
Sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa
3.1 Cấu tạo của hoa, quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi
3.2 Quá trình thụ phấn và thụ tinh
1

3.3 Quá trình tạo quả, hạt
3.3.1 Sự tạo quả và kết hạt
3.3.2 Sự chín của quả và hạt
3.4 Ứng dụng
III. Thời lượng
- Số tiết học trên lớp: 3 tiết
- Thời gian học ở nhà: 1 tuần làm thực hành ở nhà
B. Ma trận hoạt động – biểu hiện hành vi của năng lực
Bảng ma trận hoạt động cho chủ đề
Hoạt động
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát về sinh sản (5 phút)
Hoạt động 2: Sinh sản vô tính và các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật
(25 phút)

Năng lực SH
SH1.1
SH1.1, SH1.2, SH3.1

Hoạt động 3: Tìm hiểu phương pháp nhân giống vô tính thực vật ở địa
SH1.1, SH1.2, SH2.1phương
2.6, SH3.1
(45 phút)
Hoạt động 4: Tìm hiểu về sinh sản hữu tính ở thực vật (25 phút)
SH1.1, SH1.2, SH3.1,
SH3.3
Hoạt động 5: Tìm hiểu về vai trò của sinh sản (5 phút)
SH1.1
Hoạt động 6: Luyện tập (15 phút)
SH 1.1, 1.2
Hoạt động 7: Tìm tòi mở rộng (15 phút)
SH 3.1
C. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Tranh phóng to hình 41.1 sinh sản bào tử ở thực vật
- Củ khoai lang (khoai tây) đã mọc mầm để dạy phần sinh sản sinh dưỡng
- Tranh phóng to hình 42.1 sự phát triển của hạt phấn và túi phôi
- Phiếu học tập 1 về phân biệt sinh sản bào tử và sinh sản dưỡng
Sinh sản bào tử
Sinh sản sinh dưỡng
Ví dụ
Rêu, dương xỉ
Khoai tây, rau ngót, sắn
Cây con phát
Bào tử
1 phần của cơ thể mẹ (thân, lá, rễ)
triển từ
Số cá thể con
Nhiều
Ít hơn
được tạo ra
Quá trình hình
- Thể bào tử→túi bào tử →bào
1 cơ quan sinh dưỡng →nảy
thành cá thể
tử→cá thể mới.
chồi→cá thể mới.
mới.
- Có sự xen kẽ 2 thế hệ là thể giao
tử và thể bào tử.
Hình thức phát
Phát tán rộng nhờ gió, nước và
Không phát tán rộng.
tán
động vật.
- Phiếu học tập 2 về quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi
Nội dung
Quá trình hình thành hạt Quá trình hình thành túi
phấn
phôi
Xuất phát
TB sinh hạt phấn
TB sinh noãn cầu
Quá trình giảm Số TB con
4
4
phân
Bộ NST của
N
n
TB con
Quá trình
Số đợt phân
1
3
nguyên phân
chia
Số TB con
4
8
Kết quả
1 hạt phấn có 2 nhân
1 túi phôi có 8 nhân
2

- Tranh phóng to hình 42.2 thụ tinh kép ở thực vật có hoa.
- Máy chiếu
2. Chuẩn bị của HS:
Máy tính, sách giáo khoa, phiếu điều tra, báo cáo.
D. Tiến trình tổ chức hoạt động học tập của chủ đề
I. Hoạt động khởi động (5 phút)
GV: Chiếu hình về các loài thực vật: Khoai tây, dương xỉ, cây rêu, cây lúa, cây bí ngô, cây mướp,
bưởi, nhãn, rau má, thuốc bỏng, cỏ gấu…
Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm nhỏ theo bàn thảo luận và đưa ra hình thức sinh sản cho từng cây.
HS: Thảo luận theo bàn, hoàn thành yêu cầu của GV.
GV: yêu cầu các nhóm đưa ra kết quả thảo luận và ghi đáp án vào bên dưới bức tranh.
GV: Nhận xét và kết nối bài.
II. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát về sinh sản
* Mục tiêu:
- SH1.1. Nêu được khái niệm sinh sản ở thực vật và các hình thức sinh sản ở thực vật.
Hoạt động của GV – HS
Hoạt động của HS
GV: Từ kết quả hoạt động nhóm ở phần khởi động yêu cầu HS HS: trả lời dựa vào SGK.
định nghĩa khái niệm về sinh sản.
GV: Nhận xét và kết luận.
HS: Lắng nghe, ghi bài.
GV: Yêu cầu HS chia các hình thức sinh sản ở thực vật trong HS: có thể chia thành hai
phần khởi động thành các nhóm và cho biết tiêu chí phân loại.
nhóm: sinh sản vô tính và
GV: Nhận xét, đánh giá và kết luận.
sinh sản hữu tính.
➢ Tiểu kết:
I. Khái quát về sinh sản
1. Khái niệm
Là quá trình tạo ra những cá thể mới, để đảm bảo sự phát triển liên tục của loài.
2. Phân loại
Gồm hai hình thức: sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về sinh sản vô tính và các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật
* Mục tiêu:
- SH1.1. Liệt kê được các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật.
- SH1.2. Phân biệt được sinh sản bào tử và sinh sản sinh dưỡng.
- SH1.2. Phân tích được cơ sở của việc giâm, chiết, ghép cành ở thực vật.
- SH3.1. Giải thích được tại sao cây ăn quả lâu năm người ta thường chiết cành
- SH3.1. Giải thích được cơ sở khoa học của nhân giống vô tính.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV: yêu cầu HS từ khái niệm sinh sản vô tính và các VD về sinh sản HS trả lời: Sinh sản
của củ khoai tây, cây cỏ bò, dương xỉ…(phần khởi động). Hãy cho bằng bào tử và sinh
biết sinh sản vô tính ở thực vật những hình thức nào?
sản sinh dưỡng.
GV: Cho HS hoạt động nhóm (2 bàn/nhóm) hoàn thành phiếu học tập
Phân biệt 2 hình thức sinh sản vô tính (sinh sản bào tử, sinh sản sinh HS: Chia nhóm, phân
dưỡng) ở thực vật trong 5 phút
công nhiệm vụ, thảo
luận, hoàn thành phiếu
Sinh sản bào tử
Sinh sản sinh
học tập.
dưỡng
Ví dụ
Nguồn gốc của cây
con
Số lượng cá thể có thể
được tạo ra
Quá trình hình thành
cá thể
3

Phát tán
GV: Sau thời gian thảo luận gọi đại diện một số bàn trình bày, các HS HS: Đại diện HS trình
bày, HS nhóm khác
còn lại nhận xét, bổ sung.
nhận xét đánh giá.
GV: Nhận xét, đánh giá và đưa ra đáp án phiếu học tập.
GV: Yêu cầu HS liên hệ kiến thức giải thích cơ sở khoa học của nhân HS: Trả lời.
giống vô tính?
➢ Tiểu kết:
II. SINH SẢN VÔ TÍNH
Đáp án phiếu học tập
Sinh sản bào tử
Sinh sản sinh dưỡng
Ví dụ
Rêu, dương xỉ
Khoai tây, rau ngót, sắn
Cây con phát
Bào tử
1 phần của cơ thể mẹ (thân, lá, rễ)
triển từ
Số cá thể con
Nhiều
Ít hơn
được tạo ra
Quá trình hình
- Thể bào tử→túi bào tử →bào
1 cơ quan sinh dưỡng →nảy
thành cá thể
tử→cá thể mới.
chồi→cá thể mới.
mới.
- Có sự xen kẽ 2 thế hệ là thể giao
tử và thể bào tử.
Hình thức phát
Phát tán rộng nhờ gió, nước và
Không phát tán rộng.
tán
động vật.
Hoạt động 3: Tìm hiểu phương pháp nhân giống vô tính thực vật ở địa phương
Dạy học dự án
Tên dự án: Tìm hiểu một số phương pháp nhân giống vô tính ở địa phương trên những đối tượng
cụ thể
* Mục tiêu:
SH2.1 – 2.6: Học sinh được nghiên cứu một số phương pháp nhân giống vô tính trên các đối tượng cụ
thể: cơ sở sinh học của phương pháp, cách thực hiện trên đối tượng nghiên cứu, kết quả và vai trò của
phương pháp nhân giống với đối tượng đó tại địa phương.
Nội dung
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Bước 1: Lập kế hoạch (Thực hiện trên lớp)
Nêu tên dự án
Nêu tình huống có vấn đề về Nhận biết chủ đề dự án
ứng dụng của nhân giống vô
tính ở địa phương
Xây dựng các tiểu chủ đề
Tổ chức cho HS phát triển ý Các nhóm thảo luận
tưởng về chủ đề dự án
Lập kế hoạch thực hiện dự Yêu cầu HS nêu nhiệm vụ Căn cứ vào chủ đề dự án và
án.
cần thực hiện của dự án.
gợi ý của GV, HS nêu ra các
- Đối tượng (cây gì: bưởi, nhiệm vụ phải thực hiện
nhãn, ổi, hoa…phương pháp Thảo luận lên kế hoạch thực
gì)?
hiện nhiệm vụ (nhiệm vụ,
- Giá trị của đối tượng ?
thời lượng, người thực hiện,
- Mục đích nhân giống?
kinh phí, thu thập thông tin,
- Cơ sở sinh học của phương viết báo cáo,…)
pháp?
- Thời điểm?
- Kết quả và vai trò?
Từ đó gợi ý cho HS các
nhiệm vụ cần thực hiện. (Mỗi
nhóm làm về một phương
pháp nhân giống vô tính trên
đối tượng cây cụ thể mà
4

nhóm chọn)
Bước 2: Thực hiện kế hoạch dự án và xây dựng sản phẩm (1 tuần)
(Hoạt động vào thời gian ngoài giờ lên lớp)
Thu thông tin
Theo dõi, hướng dẫn
Thực hiện nhiệm vụ theo kế
Điều tra hiện trạng
hoạch
Thảo luận nhóm để xử lí Theo dõi, giúp đỡ các nhóm
Từng nhóm phân tích kết quả
thông tin và lập dàn ý báo
thu thập được và trao đổi về
cáo.
cách trình bày sản phẩm.
Hoàn thành báo cáo của
Xây dựng báo cáo sản phẩm
nhóm
của nhóm.
Bước 3: Báo cáo kết quả
Báo cáo kết quả
Tổ chức cho các nhóm báo Các nhóm báo cáo kết quả.
cáo kết quả và phản hồi
Trình chiếu powerpoint.
Gợi ý các nhóm nhận xét, bổ Các nhóm tham gia phản hồi
sung cho các nhóm khác.
về phần trình bày của nhóm
GV nhấn mạnh ý nghĩa của bạn.
nhân giống vô tính trong
trồng trọt.
Tổng kết
Tổ chức các nhóm đánh giá, Các nhóm tự đánh giá, đánh
tuyên dương các nhóm và cá giá lẫn nhau
nhân
Hoạt động 4: Tìm hiểu về sinh sản hữu tính ở thực vật
* Mục tiêu:
- SH1.2. Phân tích được những ưu điểm của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính.
- SH1.1. Mô tả được cấu tạo của một hoa điển hình.
- SH1.1. Trình bày được quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi.
- SH1.2. Nhận xét được chiều hướng tiến hóa trong sinh sản ở thực vật.
- SH3.1. Giải thích được guồn gốc của quả và hạt?
- SH3.1. Giải thích được tại sao thực vật có hoa có thụ tinh kép?
- SH3.3. Giải thích được cơ sở của việc làm quả chín nhanh hay chín chậm?
Hoạt động của GV
Hoạt động 4.1: Khái niệm sinh sản hữu tính
Khái niệm
- GV đưa ra ví dụ:
+ Ở ngô trước khi cờ ngô bung phần ta cắt bỏ cờ → bắp ngô không
có hạt.
+ Gà mái đẻ trứng mà không được con đực thụ tinh thì trứng không
nở thành con.
Tại sao bắp ngô lại không có hạt và trứng không nở được thành
con? Để quá trình sinh sản diễn ra bình thường ở hai quá trình trên
cần phải có các yếu tố gi?
- GV: Vậy sinh sản hữu tính ở thực vật là gì?
Hoạt động 4.2: Sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa
Cơ quan sinh sản ở thực vật có hoa
- GV: chuẩn bị cho mỗi bàn 1 bông hoa và yêu cầu HS tách từng bộ
phận của hoa dán lên giấy và gọi tên các bộ phận đó. Từ đó HS nêu
tên bộ phận thực hiện chức năng sinh sản.
Quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa.
- GV: sử dụng kỹ thuật mảnh ghép
- Chia lớp thành: 3 nhóm chuyên gia:
Nhóm chuyên gia 1: Tìm hiểu quá trình hình thành hạt phấn và túi
5

Hoạt động của HS

HS: Trả lời dựa vào SGK.

- HS: Thảo luận nhóm theo
bàn, thực hiện nhiệm vụ
được giao.

phôi.
Nhóm chuyên gia 2: Tìm hiểu quá trình thụ phấn và thụ tinh.
Nhóm chuyên gia 3: Tìm hiểu quá trình hình thành quả và hạt.
Nhóm mảnh ghép: 3 nhóm mảnh ghép hoạt động và trình bày kết HS: Chia nhóm, thảo luận
quả thảo luận dưới 3 hình thức khác nhau.
nhóm theo sự hướng dẫn
Nhóm mảnh ghép A: Trình bày kết quả dưới dạng thuyết trình.
của GV.
Nhóm mảnh ghép B: Trình bày dưới dạng sơ đồ.
Nhóm mảnh ghép C: Trình bày kết quả dưới dạng sơ đồ tư duy.
- GV: Yêu cầu các nhóm thảo luận và nộp bài báo cáo cho GV.
- GV nhấn mạnh kiến thức.
GV: Yêu cầu HS liên hệ thực tiễn trả lời các câu hỏi:
- Ở thực vật hạt kín có hiện tượng thụ phấn nhờ gió và thụ phấn
nhờ côn trùng. Hãy phân biệt đặc điểm khác nhau giữa hoa của thực HS: Suy nghĩ, thảo luận và
vật thụ phấn nhờ và gió và thực vật thụ phấn nhờ côn trùng?
trả lời.
- Giải thích tại sao thụ tinh kép chỉ diễn ra ở thực vật hạt kín?
- Trên cùng một bông lúa, có hạt chắc, có hạt bị lép. Hãy giải thích
tại sao lại có hiện tượng như vậy?
➢ Tiểu kết:
III. SINH SẢN HỮU TÍNH
1. Khái niệm
Là hình thức sinh sản trong đó có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển
thành.
2. Cấu tạo của hoa
+ Đài hoa
+ Cánh hoa
+ Nhụy: đầu nhụy, vòi nhụy, bầu nhụy chứa noãn.
+ Nhị: chỉ nhị và bao phấn.
3. Quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi
Đáp án phiếu học tập số 2
Nội dung
Quá trình hình thành hạt Quá trình hình thành túi
phấn
phôi
Xuất phát
TB sinh hạt phấn
TB sinh noãn cầu
Quá trình giảm Số TB con
4
4
phân
Bộ NST của
N
n
TB con
Quá trình
Số đợt phân
1
3
nguyên phân
chia
Số TB con
4
8
Kết quả
1 hạt phấn có 2 nhân
1 túi phôi có 8 nhân
4. Quá trình thụ phấn và thụ tinh
4.1. Quá trình thụ phấn
- Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn từ nhị tiếp xúc với đầu nhụy của hoa.
- Có 2 hình thức thụ phấn:
+ Tự thụ phấn: xảy ra trên cùng một cây.
+ Thụ phấn chéo: xảy ra trên các cây khác nhau. Có thể do tác nhân tự nhiên ( gió, nước, côn trùng)
hay nhân tạo (con người).
- Nảy mầm của hạt phấn:
+ Hạt phấn rơi vào đầu nhụy gặp thuận lợi sẽ nảy mầm mọc ra một ống phấn.
+ Ống phấn theo vòi nhụy đi vào bầu nhụy, hai giao tử đực nằm trong ống phấn, được ống phấn mang
tới noãn.
4.2. Quá trình thụ tinh

6

- Thụ tinh là sự hợp nhất của nhân giao tử đực với nhân của tế bào trứng trong túi phôi để hình thành
nên hợp tử 2n, khởi đầu của cá thể mới.
- Thụ tinh kép là hiện tượng cả 2 nhân tham gia thụ tinh, nhân thứ nhất hợp với trứng tạo thành hợp tử,
nhân thứ hai hợp nhất với nhân lưỡng bội 2n tạo nên tế bào tam bội (3n).
Thụ tinh kép chỉ có ở thực vật Hạt kín.
- Ý nghĩa: Hình thành nội nhũ cung cấp chất dinh dưỡng cho quá trình phát triển phôi.
5. Quá trình hình thành hạt, quả
- Hạt do noãn đã được thụ tinh phát triển thành. Hạt chứa phôi có nội nhũ hoặc không có nội nhũ.
Quả là do bầu nhụy sinh trưởng dày lên chuyển hóa thành. Quả được hình thành không qua thụ tinh
noãn gọi là quả đơn tính.
Hoạt động 5: Tìm hiểu về vai trò của sinh sản
* Mục tiêu:
- SH1.1. Liệt kê được vai trò của sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV: chia lớp thành 2 nhóm; yêu cầu HS nêu vai trò của sinh
sản (sinh sản vô tính, sinh sản hữu tính) đối với thực vật và đời
sống con người. Hai nhóm thi kể về vai trò của sinh sản (sinh HS: Chia nhóm và thực
sản vô tính, sinh sản hữu tính), câu trả lời không được trùng hiện nhiệm vụ.
nhau. Nhóm nào kể được nhiều hơn sẽ giành được phần
thưởng.
GV: Nhận xét và kết luận.
➢ Tiểu kết:
IV. VAI TRÒ CỦA SINH SẢN
1. Sinh sản vô tính
Tạo ra số lượng lớn cá thể trong thời gian ngắn.
Đảm bảo sự tồn tại và phát triển của loài trong tự nhiên.
2. Sinh sản hữu tính
Tạo sự đa dạng di truyền, cung cấp nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên và tiến hóa.
III. Hoạt động luyện tập
* Mục tiêu: Củng cố kiến thức
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
- Nhận xét và phân tích được chiều hướng tiến hóa trong sinh sản của thực HS vận dụng kiến
vật?
thức chủ đề trả lời
- Phân tích tính ưu việt của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính?
câu hỏi.
GV tổ chức trò chơi đố vui có thưởng cho nhóm có nhiều câu trả lời đúng
nhất:
Câu 1: Sinh sản bào tử có ở những ngành thực vật nào?
A. Rêu, hạt trần.
B. Rêu, quyết.
C. Quyết, hạt kín.
D. Quyết, hạt trần.
HS các nhóm thảo
Câu 2: Đa số cây ăn quả được trồng trọt mở rộng bằng
luận và trả lời câu
A. gieo từ hạt.
B. ghép cành.
hỏi.
C. giâm cành.
D. chiết cành.
Câu 3: Đặc điểm nào không phải là ưu thế của sinh sản hữu tính so với sinh
sản vô tính ở thực vật?
A. Có khả năng thích nghi với những điều kiện môi trường biến đổi.
B. Tạo được nhiều biế dị làm nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến
hoá.
C. Duy trì ổn định những tính trạng tốt về mặt di truyền.
D. Là hình thức sinh sản phổ biến.
Câu 4: Sinh sản hữu tính ở thực vật là
A. sự kết hợp có chọn lọc của hai giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử
phát triển thành cơ thể mới.
7

B. sự kết hợp ngẫu nhiên giữa hai giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử
phát triển thành cơ thể mới.
C. sự kết hợp có chọn lọc của giao tử cái và nhiều giao tử đực tạo nên hợp tử
phát triển thành cơ thể mới.
D. sự kết hợp của nhiều giao tử đực với một giao tử cái tạo nên hợp tử phát
triển thành cơ thể mới.
Câu 5: Những cây ăn quả lâu năm người ta thường chiết cành vì
A. dễ trồng và ít công chăm sóc.
B. dễ nhân giống nhanh và nhiều.
C. để tránh sâu bệnh gây hại.
D. rút ngắn thời gian sinh trưởng, sớm thu hoạch và biết trước đặc tính của
quả.
Câu 6: Trong thiên nhiên cây tre sinh sản bằng
A. rễ phụ.
B. lóng.
C. thân rễ.
D. thân bò.
Câu 7: Các nhận định sau đúng hay sai?
Nhận định
Đúng hoặc Sai
Cơ sở khoa học của quá trình nuôi cấy mô là tính toàn
Đúng/ Sai
năng của tế bào
Hạt là do bầu nhụy phát triển thành
Đúng/ Sai
Thụ tinh kép có ý nghĩa trong việc hình thành nội nhũ
Đúng/ Sai
chứa các tế bào tam bội.
Hoa là cơ quan sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa
Đúng/ Sai
IV. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
- Tại sao 2 chiến lược sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính đều góp phần thành công cho sinh sản của
thực vật?
- Để chuẩn bị cho bài thực hành “Nhân giống vô tính ở thực vật”, cô giáo giao cho mỗi nhóm chuẩn bị
một sản phẩm của quá trình nhân giống vô tính trước ở nhà. Nhóm của Lan, Long và Hoa được phân
công thực hiện phương pháp ghép cành. Khi thực hiện, Lan cho rằng cành đem ghép phải cắt bỏ hết
các lá đi, trong khi đó Long lại bảo phải giữ lại lá trên cành, vì nếu không có lá thì làm sao cành có thể
quang hợp tạo chất dinh dưỡng được.
Bằng kiến thức đã học, em hãy cho biết ý kiến của bạn nào đúng và giải thích tại sao?.
- Tham quan một số cơ sở, viện nghiên cứu sử dụng phương pháp nhân giống thực vật để tìm hiểu
thêm về sinh sản của thực vật và một số phương pháp nhân giống thực vật ở địa phương.
V. Công cụ đánh giá
1. Trắc nghiệm
1.1 Chọn phương án trả lời đúng nhất trong các phương án
Câu 1: Trong những nhóm cây sau đây, nhóm nào có hình thức sinh sản bằng thân bò?
A. Cây rau má, cây dâu tây, cây khoai lang.
B. Cây gừng, cây cỏ tranh, cây khoai tây.
C. Cây lá bỏng, cây rau muống, cây cỏ gấu.
D. Cả A, B & C.
Câu 2: Thụ tinh ở thực vật có hoa là
A. sự kết hợp hai bộ nhiễm sắc thể đơn bội của hai giao tử đực và cái (trứng) trong túi phôi tạo thành
hợp tử có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội.
B. sự kết nhân của hai giao tử đực và cái (trứng) trong túi phôi tạo thành hợp tử.
C. sự kết hai nhân giao tử đực với nhân của trứng và nhân cực trong túi phôi tạo thành hợp tử.
D. sự kết hợp của hai tinh tử với trứng trong túi phôi.
Câu 3: Đa số cây ăn quả được trồng trọt mở rộng bằng
A. gieo từ hạt.
B. ghép cành.
C. giâm cành.
D. chiết cành.
Câu 4: Sinh sản vô tính là:
A. Tạo ra cây con giống cây mẹ, có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái.
B. Tạo ra cây con giống cây mẹ, không có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái.
8

C. Tạo ra cây con giống bố mẹ, có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái.
D. Tạo ra cây con mang những tính trạng giống và khác cây mẹ, không có sự kết hợp giữa giao tử đực
và cái.
Câu 5: Những cây ăn quả lâu năm người ta thường chiết cành vì
A. dễ trồng và ít công chăm sóc.
B. dễ nhân giống nhanh và nhiều.
C. để tránh sâu bệnh gây hại.
D. rút ngắn thời gian sinh trưởng, sớm thu hoạch và biết trước đặc tính của quả.
Câu 6: Trong thiên nhiên cây tre sinh sản bằng
A. rễ phụ.
B. lóng.
C. thân rễ.
D. thân bò.
Câu 7: Sinh sản bào tử là
A. tạo ra thế hệ mới từ bào tử được phát sinh ở những thực vật có xen kẽ thế hệ thể bào tử và giao tử
thể.
B. tạo ra thế hệ mới từ bào tử được phát sinh do nguyên phân ở những thực vật có xen kẽ thế hệ thể
bào tử và giao tử thể.
C. tạo ra thế hệ mới từ bào tử được phát sinh do giảm phân ở pha giao tử thể của những thực vật có
xen kẽ thế hệ thể bào tử và thể giao tử.
D. tạo ra thế hệ mới từ hợp tử được phát sinh ở những thực vật có xen kẽ thế hệ thể bào tử và giao tử
thể.
Câu 8: Sinh sản sinh dưỡng là tạo ra cây mới
A. từ một phần của cơ quan sinh dưỡng ở cây.
B. chỉ từ rễ của cây.
C. chỉ từ một phần thân của cây.
D. chỉ từ lá của cây.
Câu 9: Trong quá trình hình thành giao tử đực ở thực vật có hoa có mấy lần phân bào?
A. 1 lần giảm phân, 2 lần nguyên phân.
B. 2 lần giảm phân, 1 lần nguyên phân.
C. 1 lần giảm phân, 1 lần nguyên phân.
D. 2 lần giảm phân, 2 lần nguyên phân.
Câu 10: Cần phải cắt bỏ hết lá ở cành ghép vì
A. để tránh gió, mưa làm lay cành ghép.
B. để tập trung nước nuôi các cành ghép.
C. để tiết kiệm nguồn chất dinh dưỡng cung cấp cho lá.
D. loại bỏ sâu bệnh trên lá cây.
1.2 Điền từ thích hợp vào các chỗ trống sau:
1. Thụ tinh kép là hiện tượng ….tham gia thụ tinh ,…..tạo thành hợp tử, …..tạo nên tế bào tam bội(
3n).
2. Ở thực vật, sinh sản là …..đảm bảo cho sự phát triển liên tục của loài.
1.4 Hãy ghép nội dung ở cột A và cột B để có được đáp án đúng:
Cột A
Cột B
Trả lời
1.Sinh sản vô tính
a,Bản chất là quá trình nguyên phân
b, Tạo ra số lượng cá thể nhiều trong một thời
gian ngắn
c. Bản chất là quá trình nguyên phân và giảm
phân
2.Sinh sản hữu tính d.Xảy ra ở cả thực vật có hoa và thực vật
không có hoa
e.Khi điều kiện sống thay đổi có thể làm cho
toàn bộ cá thể trong quần thể bị chết
f. có lợi trong trường hợp mật độ quần thể thấp
g. Các cá thể có khả năng thích nghi nhanh với
môi trường
h. Bản chất là quá trình giảm phân
2. Tự luận
Câu 1: Nêu ý nghĩa của quá trình sinh sản vô tính ở thực vật?
Câu 2: Phân biệt sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính ở thực vật? Tại sao thế hệ con cái sinh ra bằng
sinh sản hữu tính có khả năng thích nghi tốt với điều kiện môi trường khắc nghiệt, không ổn định?
9

Câu 3: Phân biệt các hình thức thụ phấn? Hình thức thụ phấn nào tiến hóa hơn? Vì sao?
Câu 4: Nêu khái niệm thụ tinh kép? Vì sao gọi đó là quá trình thụ tinh kép?Ý nghĩa của quá trình thụ
tinh kép? Trình bày quá trình hình thành quả và hạt?
Câu 5: Trình bày cơ sở khoa học của hiện tượng nhân giống vô tính ở cơ thể thực vật?
Câu 6: Trình bày chiều hướng tiến hóa của hình thức sinh sản hữu tính ở thực vật.
Câu 7: Vì sao quả mít đóng cọc rồi đem phơi nắng thì chín nhanh hơn? Vì sao trái cây khi bị sâu đục
vào ruột thì chín nhanh hơn?
Câu 8: Theo kinh nghiệm của các bác nông dân, khi trồng lúa nếp không được trồng gần lúa tẻ. Giải
thích nguyên nhân tại sao lại như vậy?
Câu 9: Cứ đến vụ là bà Nam lại phải đi mua thóc giống. Nam thấy vậy rất lấy làm lạ nên liền hỏi bà:
“Sao phải đi mua thóc giống hả bà? Nhà mình cũng trồng lúa mà sao bà không lấy luôn hạt lúa đó đi
trồng luôn ạ?” Bà giải thích với Nam là “Trồng bằng giống mua của họ sẽ thu hoạch được nhiều hơn”.
Tuy nhiên Nam vẫn không hiểu tại sao lại như vậy. Em hãy giải thích cho Nam hiểu rõ hơn lí do.

10