Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Chuyên đề 1 Sinh 11 Trao đổi nước và muối khoáng

c18476c4e208f43576eb1624383c0d08
Gửi bởi: Thành Đạt 24 tháng 10 2020 lúc 19:24:02 | Được cập nhật: hôm qua lúc 5:31:50 Kiểu file: PDF | Lượt xem: 811 | Lượt Download: 12 | File size: 0.42174 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

CHUYÊN ĐỀ 1 TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG LỚP 11 Câu 1. Ở cây Khế, nước được cây hút vào chủ yếu qua bộ phận nào sau đây? A.Lá. B. Rễ. C.Cành. D. Hoa. Câu 2. Ở cây Khế, tế bào lông hút được phát triển từ tế loại tế bào nào sau đây? A.Nội bì. B. Biểu bì. C.Nhu mô vỏ. D. Mạch gỗ. Câu 3. Tế bào nội bì có chức năng nào sau đây? A.Quang hợp. B. Kiểm soát dòng nước, ion khoáng. C.Cung cấp ATP để hút khoáng. D. Cấu tạo nên mạch gỗ của rễ. Câu 4. Ở cây Xoài, nước chủ yếu được thoát qua cơ quan nào sau đây? A.Thân. B. Lá. C.Rễ. D. Hoa. Câu 5. Cơ quan nào sau đây của cây bàng thực hiện chức năng hút nước từ đất? A. Thân. B. Hoa. C. Rễ. D. Lá. Câu 6. Ở thực vật sống trên cạn, loại tế bào nào sau đây điều tiết quá trình thoát hơi nước ở lá? A. Tế bào mô giậu. B. Tế bào mạch gỗ. C. Tế bào mạch rây. D. Tế bào khí khổng. Câu 7. Lông hút của rễ cây được phát triển từ loại tế bào nào sau đây? A. Tế bào mạch cây của rễ. B. Tế bào biểu bì của rễ. C. Tế bào nội bì của rễ. D. Tế bào mạch gỗ của rễ. Câu 8. Ở thực vật sống trên cạn, nước và ion khoáng được hập thụ chủ yếu bởi cơ quan nào sau đây? A. Thân. B. Rễ. C. Lá. D. Hoa. Câu 9. Ở thực vật, trong thành phần của phôtpholipit không thể thiếu nguyên tố nào sau đây? A. Magiê. B. Đồng. C. Clo. D. Phôtpho. Câu 10. Ở thực vật, nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu nào sau đây là nguyên tố đại lượng? A. Cacbon. B. Môlipđen. C. Sắt. D. Bo. Câu 11. Ở thực vật, nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu nào sau đây là nguyên tố vi lượng? A. Sắt. B. Phôtpho. C. hiđrô. D. Nitơ. Câu 12. Ở thực vật, nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu nào sau đây là nguyên tố đại lượng? A. Nitơ. B. Mangan. C. Bo. D. Sắt. Câu 13. Quá trình thoát hơi nước không có vai trò nào sau đây? A.Tạo động lực phía trên để kéo nước từ rễ lên lá. B.Tạo động lực để vận chuyển các chất từ là xuống rễ. C.Làm khí khổng mở để hút CO2 cung cấp cho quang hợp. D.Giúp hạ nhiệt độ của lá vào những ngày nắng nóng. Câu 14. Rễ của cây ngô hấp thụ canxi dưới dạng nào sau đây? A.CaCO3. B. Ca2+. C.Ca(OH)2. D. CaO. Câu 15. Giả sử áp suất thẩm thấu trong môi trường đất là 2,5atm. Nước từ môi trường đất này sẽ di chuyển vào rễ của cây có áp suất thẩm thấu nào sau đây? A.2,5atm. B. 3,5atm. C.1,6atm. D. 2atm. Câu 17. Trong các môi trường có áp suất thẩm thấu sau đây, môi trường nào có thế nước cao nhất? GV: Nguyễn Thị Thu Thủy Page 1 A.1,5atm. B. 5,2atm. C.3,8atm. D. 2,9atm. + Câu 18. Giả sử nồng độ ion Ca ở trong tế bào lông hút của cây A là 0,001cM. Theo lí thuyết, cây A sống ở môi trường có nồng độ Ca2+ nào sau đây thì cần phải tiêu tốn năng lượng cho việc hấp thụ ion Ca2+? A.0,01. B. 0,0005. C.0,005. D. 0,05. Câu 19. Loại mạch dẫn nào sau đây làm nhiệm vụ dẫn nước và muối khoáng từ rễ lên lá? A.Quản bào và mạch ống. B. Mạch gỗ và tế bào kèm. C.Mạch ống và mạch rây. D. Ống rây và mạch gỗ. Câu 20. Mạch rây được cấu tạo từ những thành phần nào sau đây ? A.Các quản bào và ống rây. B. Ống rây và mạch gỗ. C.Mạch gỗ và tế bào kèm. D. Ống rây và tế bào kèm. Câu 21. Trong dung dịch mạch rây có chứa một chất hoà tan chiếm 10-20% hàm lượng, đó là chất nào sau đây? A.Tinh bột. B. Prôtêin. C.Sacarôzơ. D. ATP. Câu 22. Lông hút của rễ do tế bào nào sau đây phát triển thành? A.Tế bào mạch gỗ ở rễ. B. Tế bào mạch rây ở rễ. C.Tế bào nội bì. D. Tế bào biểu bì. Câu 23. Thành phần chủ yếu của dịch mạch gỗ gồm các chất nào sau đây? A.Nước và chất hữu cơ được tổng hợp từ lá. B.Nước, ion khoáng và chất hữu cơ tổng hợp từ lá. C.Nước, ion khoáng và chất hữu cơ dự trữ ở quả, củ. D.Nước, ion khoáng và chất hữu cơ tổng hợp từ rễ. Câu 24. Thoát hơi nước qua cutin có đặc điểm nào sau đây? A.Vận tốc lớn và không được điều chỉnh. B. Vận tốc lớn và được điều chỉnh. C.Vận tốc bé và không được điều chỉnh. D. Vận tốc bé và được điều chỉnh. Câu 25. Ở thực vật có mạch, nước được vận chuyển từ rễ lên lá chủ yếu theo con đường nào sau đây? A.Mạch rây. B. Tế bào chất. C.Mạch gỗ. D. Cả mạch gỗ và mạch rây. Câu 26. Các phân tử H2O có khả năng liên kết với nhau thành một dòng liên tục trong mạch dẫn của cây. Nguyên nhân là vì A.các phân tử H2O có sức căng bề mặt lớn. B. các phân tử H2O có tính phân cực. C.các phân tử H2O có độ nhớt cao. D. các phân tử H2O có độ nhớt thấp. Câu 27. Trước khi đi vào mạch gỗ của rễ, nước và các chất khoáng hoà tan luôn phải đi qua cấu trúc nào sau đây? A.Khí khổng. B. Tế bào nội bì. C.Tế bào lông hút. D. Tế bào nhu mô vỏ. Câu 28. Dịch mạch rây được vận chuyển từ lá xuống rễ là nhờ A.quá trình cung cấp năng lượng của hô hấp ở rễ. B.sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan cho và cơ quan nhận. C.lực hút của thoát hơi nước và lực đẩy của rễ. D.lực đẩy của áp suất rễ và thoát hơi nước. Câu 29. Ở các cây gỗ lớn, lực nào sau đây đóng vai trò chính trong việc vận chuyển nước từ rễ lên lá? A.Lực đẩy của rễ (do quá trình hấp thụ nước). B. Lực hút của lá (do quá trình thoát hơi nước). C.Lực liên kết giữa các phân tử nước. D. Lực bám giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn. Câu 30. Đối với các lá già, quá trình thoát hơi nước ở lá chủ yếu diễn ra qua bộ phận nào sau đây? A.Các khí khổng. B. Các tế bào biểu bì lá. C.Các tế bào gân lá. D. Các tế bào mô dậu. Câu 31. Đối với các loài thực vật ở cạn, nước được hấp thụ chủ yếu qua bộ phận nào sau đây? A.Toàn bộ bề mặt cơ thể. B. Lông hút của rễ. C.Chóp rễ. D. Khí khổng. Câu 32. Khi nói về mạch gỗ và mạch rây, phát biểu nào sau đây đúng? A.Mạch gỗ được cấu tạo từ tế bào sống. B. Mạch rây vận chuyển các chất từ lá xuống rễ. C.Mạch gỗ chỉ vận chuyển chất vô cơ. D. Mạch rây gồm các tế bào đã chết. Câu 33. Khi nói về quá trình trao đổi khoáng của cây, phát biểu nào sau đây đúng? GV: Nguyễn Thị Thu Thủy Page 2 A.Quá trình hút khoáng luôn cần có ATP. B.Rễ cây chỉ hấp thụ khoáng dưới dạng các ion hòa tan trong nước. C.Mạch rây vận chuyển dòng ion khoáng còn mạch gỗ vận chuyển dòng nước. D.Quá trình hút khoáng không phụ thuộc vào quá trình hút nước của rễ cây. Câu 34. Trong một thí nghiệm, người ta xác định được lượng nước thoát ra và lượng nước hút vào của mỗi cây trong cùng một đơn vị thời gian như sau: Theo suy luận lí thuyết, cây nào không bị héo? A. Cây A. B. Cây B C. Cây C. D. Cây D Câu 35. Đai caspari có vai trò nào sau đây? A.Cố định nitơ. B. Vận chuyển nước và muối khoáng C.Tạo áp suất rễ. D. Kiểm tra lượng nước và chất khoáng Câu 36. Phát biểu nào sau đây sai? A.Áp suất rễ gây ra hiện tượng ứ giọt ở lá cây. B.Dịch mạch gỗ được chuyển theo chiều từ lá xuống rễ. C.Chất hữu cơ được dự trữ trong củ chủ yếu được tổng hợp ở lá. D.Sự thoát hơi nước ở lá là động lực kéo dòng mạch gỗ. Câu 37. Khi nói về quá trình vận chuyển các chất trong cây, phát biểu nào sau đây đúng? A.Vận chuyển trong mạch gỗ là chủ động, còn trong mạch rây là bị động. B.Dòng mạch gỗ luôn vận chuyển các chất vô cơ, dòng mạch rây luôn vận chuyển các chất hữu cơ. C.Mạch gỗ vận chuyển đường gluco, mạch rây vận chuyển chất hữu cơ khác. D.Mạch gỗ vận chuyển các chất từ rễ lên lá, mạch rây thì vận chuyển các chất từ lá xuống rễ. Câu 38. Phát biểu nào sau đây sai? A.Ở trong cùng một cây, lông hút là cơ quan có thế nước cao nhất. B.Nước và tất cả các chất khoáng khi đi vào mạch dẫn đều qua tế bào nội bì. C.Đưa cây vào phòng lạnh thì sức trương nước của tế bào thịt lá giảm. D.Rễ cây hút nước chủ động bằng cách vận chuyển nước ngược chiều nồng độ. Câu 39. Nước di chuyển từ rễ lên lá là nhờ bao nhiêu lực sau đây? I. Lực đẩy của rễ. II.Lực liên kết giữa các phân tử nước. III. Lực hút do sự thoát hơi nước. IV. Lực liên kết giữa nước với thành mạch gỗ. A.1 B. 2 C.3 D. 4 Câu 40. Khi nói về thoát hơi nước ở lá cây, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Thoát hơi nước tạo động lực phía trên để vận chuyển các chất hữu cơ trong cây. II.Thoát hơi nước làm mở khí khổng, CO2 khuyếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp. III. Thoát hơi nước làm tăng nhiệt độ của lá, làm ấm cây trong những ngày giá rét. IV. Thoát hơi nước tạo động lực thúc đẩy hút nước và hút khoáng của cây. A.1 B. 2 C.3 D. 4 Câu 41. Tế bào lông hút của rễ cây có bao nhiêu đặc điểm sau đây? I. Thành tế bào dày. II. Không thấm cutin. III. Có không bào lớn nằm ở trung tâm. IV. Có áp suất thẩm thấu rất cao do hoạt động hô hấp của hệ rễ mạnh. V. Là tế bào biểu bì ở rễ. VI. Chỉ hút nước mà không hút khoáng A.2 B. 3 C.4 D. 5 GV: Nguyễn Thị Thu Thủy Page 3 Câu 42. Trong cùng một cây, dịch tế bào biểu bì rễ thường có áp suất thẩm thấu cao hơn so với dung dịch đất. Có bao nhiêu phát biểu sau sau đây đúng? I. Quá trình thoát hơi nước ở lá tạo động lực phía trên để hút nước từ rễ. II. Tế bào lông hút chứa chất tan ở nồng độ cao làm tăng áp suất thẩm thấu. III. Hoạt động hô hấp ở rễ mạnh làm tăng lượng chất tan ở trong tế bào của rễ. IV. Dung dịch đất có nhiều chất tan làm tăng áp suất thẩm thấu. A.4 B. 3 C.2 D. 1 Câu 43. Khi nói về trao đổi nước, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Áp suất rễ gây ra hiện tượng ứ giọt ở lá cây. II. Dịch mạch gỗ chỉ vận chuyển các chất theo một chiều từ lá xuống rễ. III. Một lượng chất hữu cơ sau khi được tổng hợp ở lá sẽ dự trữ ở củ hoặc ở quả. IV. Sự thoát hơi nước ở lá là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ. A.1 B. 4 C.3 D. 2 Câu 44. Sự trao đổi nước giữa cây xanh với môi trường gồm bao nhiêu quá trình sau đây? (I) Thoát hơi nước. (II) Vận chuyển nước. (III) Hút nước. (IV) Bốc hơi nước vật lý. A.1 B. 2 C.4 D. 3 Câu 45. Quá trình thoát hơi nước ở lá cây có bao nhiêu vai trò sau đây? (I) Tạo ra lực hút phía trên để hút nước và chất khoáng từ rễ lên. (II) Tạo điều kiện cho sự vận chuyển của các chất hữu cơ đi xuống rễ. (III) Tạo điều kiện cho CO2 khuyếch tán vào lá cung cấp cho quang hợp. (IV) Giúp hạ nhiệt độ của lá cây vào những ngày nắng nóng. A.1 B. 2 C.3 D. 4 Câu 46. Tế bào lông hút của rễ cây có khả năng hút nước bằng cách thức nào sau đây? A.Tạo ra áp suất thẩm thấu lớn để nước thẩm thấu từ đất vào rễ. B.Vận chuyển nước qua màng tế bào nhờ bơm ATPaza. C.Vận chuyển theo con đường ẩm bào. D.Làm cho thành tế bào mỏng và không thấm cutin. Câu 47. Khi nói về quá trình hút nước và vận chuyển nước của rễ cây, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (I) Nước chỉ được vận chuyển từ tế bào lông hút vào mạch dẫn của rễ theo con thành tế bào - gian bào. (II) Nước chủ yếu được cây hút vào theo cơ chế vận chuyển chủ động cần nhiều năng lượng. (III) Sự vận chuyển nước thường diễn ra đồng thời với sự vận chuyển chất tan. (IV) Tất cả các phân tử nước trước khi đi vào mạch dẫn của rễ đều phải đi qua tế bào chất của tế bào nội bì. A.2 B. 3 C.1 D. 4 Câu 48. Trong tất cả các cơ thể thực vật, có bao nhiêu nguyên tố khoáng thiết yếu? A.17 B. 37 C.27 D. 7 Câu 49. Nồng độ Ca2+ trong cây là 0,3%; trong đất là 0,1 %. Cây sẽ nhận Ca2+ bằng cách nào sau đây? A.Hấp thụ bị động. B. Hấp thụ chủ động. C.Khuyếch tán. D. Thẩm thấu. Câu 50. Nguyên tố nào sau đây là nguyên tố vi lượng? A.Mo. B. Mg. C.P. D. C. Câu 51. Quá trình nào sau đây được gọi là nitrat hóa? A.Chuyển NH4 + → NO3B. Chuyển NO3- → NH4+. C.Chuyển NO3- → N2. D. Chuyển N2 → NH4 +. Câu 52. Những nguyên tố nào sau đây là nguyên tố đa lượng? A.C, H, O, S. B. C, H, Ca, Hg. C.Mo, Mg, Zn, Ni. D. Cl, Cu, H, P. GV: Nguyễn Thị Thu Thủy Page 4 Câu 53. Cách nhận biết rõ rệt nhất thời điểm cần bón phân cho cây là: A.Căn cứ vào dấu hiệu bên ngoài của quả mới ra. B. Căn cứ vào dấu hiệu bên ngoài của thân cây. C.Căn cứ vào dấu hiệu bên ngoài của hoa. D. Căn cứ vào dấu hiệu bên ngoài của lá cây. Câu 54. Dung dịch bón phân qua lá phải có đặc điểm: A.Nồng độ các muối khoáng thấp và chỉ bón khi trời không mưa. B.Nồng độ các muối khoáng thấp và chỉ bón khi trời mưa bụi. C.Nồng độ các muối khoáng cao và chỉ bón khi trời không mưa. D.Nồng độ các muối khoáng cao và chỉ bón khi trời mưa bụi. Câu 55. Trong các quá trình sau, quá trình nào làm mất nitơ của đất, có hại cho cây trồng? A.Quá trình amôn hóa. B.Quá trình nitrat hóa C.Quá trình cố định nitơ phân tử nhờ các vi sinh vật cộng sinh trong đất. D.Quá trình phản nitrat hóa Câu 56. Vi khuẩn Rhizôbium có khả năng cố định đạm vì chúng có loại enzim nào sau đây? A.Nitrôgenaza. B. Amilaza. C.Caboxilaza. D. Nuclêaza. Câu 57. Nguồn nitơ cung cấp chủ yếu cho cây là A.từ xác sinh vật và quá trình cố định đạm. B. từ phân bón hoá học. C.từ vi khuẩn phản nitrat hoá. D. từ khí quyển. Câu 58. Khử nitrát là quá trình A.biến đổi NO3- thành NO-2. B. liên kết phân tử NH3 vào axít đicacbôxilic. + C.chuyển hoá NO3 thành NH4 . D. biến NO3- thành N2. Câu 59. Đối với cơ thể thực vật, vai trò chủ yếu của Mg là: A.chủ yếu giữ cân bằng nước và ion trong tế bào, hoạt hoá enzim, mở khí khổng. B.thành phần của axit nuclêôtit, ATP, phôtpholipit, côenzim; cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển C.thành phần của thành tế bào, màng tế bào, hoạt hoá enzim. D.thành phần của diệp lục, hoạt hoá enzim. Câu 60. Độ pH phù hợp cho rễ cây hấp thụ hầu hết các loại ion khoáng là A.5 – 5,5. B. 6 – 6,5. C.7 – 7,5. D. 8-9. Câu 61. Thiếu Fe thì lá cây bị vàng. Nguyên nhân là vì Fe là thành phần cấu trúc của A.diệp lục. B. enzim xúc tác tổng hợp diệp lục. C.lục lạp. D. enzim xúc tác cho quang hợp. Câu 62. Nguyên tố vi lượng chỉ cần với một hàm lượng rất nhỏ nhưng nếu không có nó thì cây sẽ còi cọc và có thể bị chết. Nguyên nhân là vì các nguyên tố vi lượng có vai trò A.tham gia cấu trúc nên tế bào. B. hoạt hoá enzim trong quá trình trao đổi chất. C.quy định áp suất thẩm thấu của dịch tế bào. D. thúc đẩy quá trình chín của quả và hạt. Câu 63. Loại vi khuẩn nào sau đây làm nhiệm vụ chuyển đạm nitrát thành N2? A.Vi khuẩn nitrat hoá. B. Vi khuẩn amôn hoá. C.Vi khuẩn phản nitrát hoá. D. Vi khuẩn cố định nitơ. Câu 64. Phân chuồng là nguồn cung cấp nitơ cho cây vì A.phân chuồng có nguồn gốc thực vật. B.phân chuồng sau khi bị phân huỷ sẽ tạo ra NH4+ cung cấp cho cây. C.phân chuồng được vi khuẩn sử dụng để đồng hoá nitơ. D.phân chuồng có chứa đạm vô cơ. Câu 65. Khi nói về phân bón, phát biểu nào sau đây đúng? A.Trong đất, muối khoáng tồn tại ở dạng không tan và dạng hòa tan. B.Cây chủ yếu hấp thụ muối khoáng ở dạng hòa tan. GV: Nguyễn Thị Thu Thủy Page 5 C.Khi thiếu canxi, cây có thể hấp thụ muối CaCO3 với tốc độ cao. D.Ở trong đất, muối khoáng chỉ tồn tại 1 dạng là dạng hòa tan hoặc dạng không tan. Câu 66. Khi nói về cố định đạm, phát biểu nào sau đây đúng? A.Chỉ có vi khuẩn có enzim nitrogenaza mới có khả năng cố định đạm. B.Tất cả các vi khuẩn cố định đạm đều sống cộng sinh với thực vật. C.Tất các các loài thực vật đều có khả năng cố định đạm. D.Một số loài thực vật khi sống tự do có khả năng tiến hành cố định đạm. Câu 67. Khi nói về bón phân, phát biểu nào sau đây đúng? A.Các loài cây khác nhau có nhu cầu phân bón khác nhau. B.Cùng một loài cây, tất cả các giai đoạn phát triển đều cần được bón phân với hàm lượng như nhau. C.Bón càng nhiều phân thì cây sinh trưởng càng nhanh. D.Lượng phân cần phải bón cho cây không phụ thuộc vào đặc điểm của đất mà chỉ phụ thuộc vào loài cây. Câu 68. Khi nói về trao đổi khoáng của cây, phát biểu nào sau đây sai? A.Cây chỉ hấp thụ được muối khoáng ở dạng hoà tan trong nước. B.Muối khoáng tồn tại trong đất đều ở dạng hợp chất và rễ cây chỉ hấp thu dưới dạng các hợp chất. C.Bón phân dư thừa sẽ gây độc hại cho cây, gây ô nhiễm môi trường. D.Dư lượng phân bón làm xấu tính lí hoá của đất, giết chết vi sinh vật có lợi trong đất. Câu 69. Khi nói về vai trò của nguyên tố khoáng đối với cơ thể thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Magie là nguyên tố cấu tạo nên một số chất hữu cơ trong tế bào. II. Nitơ là nguyên tố cấu trúc nên tất cả các phân tử protein. III. Đồng là nguyên tố tham gia hoạt hóa một số loại enzim. IV. Phôtpho là thành phần của ATP. A.4 B. 3 C.2 D. 4 Câu 70. Khi nói về trao đổi khoáng, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Quá trình trao đổi nước phụ thuộc vào quá trình trao đổi khoáng của cây. II. Nồng độ NH4+ ở trong đất càng cao thì càng kích thích cây phát triển. III. Cường độ quang hợp càng mạnh thì tốc độ trao đổi khoáng càng yếu. IV. Để tăng năng suất thì không nên bón phân cho cây. A.1 B. 3 C.2 D. 4 Câu 71. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về quá trình chuyển hóa nitơ thành các dạng mà cây hấp thụ được? I. Sự phóng điện trong cơn giông đã ôxy hoá N2 thành nitơ dạng nitrat. II. Quá trình cố định nitơ bởi các nhóm vi khuẩn tự do và cộng sinh, cùng với quá trình phân giải các nguồn nitơ hữu cơ trong đất được thực hiện bởi các vi khuẩn đất. III. Nguồn nitơ do con người trả lại cho đất sau mỗi vụ thu hoạch bằng phân bón. IV. Nguồn nitơ trong nham thạch do núi lửa phun. A.1 B. 2 C.3 D. 4 Câu 72. Khi nói về bón phân hợp lí cho cây trồng, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Bón đúng loại, đủ số lượng và thành phần dinh dưỡng. II. Đúng nhu cầu của giống, loài cây trồng. III. Phù hợp với thời kỳ sinh trưởng, phát triển của cây. IV. Phải căn cứ vào điều kiện đất đai, thời tiết mùa vụ. A.1 B. 2 C.3 D. 4 Câu 73. Có bao nhiêu lí do sau đây làm cho cây lúa không thể sống được nếu thiếu nitơ trong môi trường dinh dưỡng? GV: Nguyễn Thị Thu Thủy Page 6 (I) Nitơ là nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu. (II) Nitơ là thành phần bắt buộc của nhiều hợp chất quan trọng như prôtêin, ATP... (III) Nitơ điều tiết các quá trình trao đổi chất trong cơ thể thông qua sự điều tiết đặc tính hoá keo. (IV) Nitơ điều tiết các quá trình trao đổi chất trong cơ thể thông qua sự điều tiết hoạt tính enzim. A.4 B. 1 C.3 D. 2 Câu 74. Nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu là nguyên tố có bao nhiêu đặc điểm sau đây? (I) Là nguyên tố đóng vai trò quan trọng trong việc hoàn thành được chu trình sống của cây. (II) Không thể thay thế được bằng bất kỳ nguyên tố nào khác. (III) Trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hoá vật chất trong cơ thể. (IV) Là nguyên tố có trong cơ thể thực vật. A.1 B. 2 C.3 D. 4 Câu 75. Khi nói về cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai? (1) Nước luôn thâm nhập thụ động theo cơ chế thẩm thấu từ đất vào rễ nhờ sự thoát hơi nước và hoạt động trao đổi chất của cây. (2) Nước di chuyển từ nơi có thế nước thấp (trong đất) vào tế bào lông hút nơi có thế nước cao hơn. (3) Các ion khoáng chỉ được cây hấp thụ vào theo cơ chế thụ động đòi hỏi phải tiêu tốn năng lượng ATP từ hô hấp. (4) Nước và các ion khoáng xâm nhập từ đất vào mạch gỗ của rễ theo hai con đường: con đường gian bào và con đường tế bào chất. (5) Dịch của tế bào biểu bì rễ (lông hút) là nhược trương so với dung dịch đất. A. 2 B. 4 C. 3 D. 1 Câu 76. Quá trình hấp thụ thụ động ion khoáng có đặc điểm: (1) Các ion cần thiết đi ngược chiều nồng độ nhờ có chất hoạt tải. (2) Các ion khoáng đi từ môi trường đất có nồng độ cao sang tế bào rễ có nồng độ thấp. (3) Nhờ có năng lượng và enzim, các ion cần thiết thụ động đi ngược chiều nồng độ, vào tế bào rễ. (4) Không cần tiêu tốn năng lượng. Số đặc điểm đúng là? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 77. Có bao nhiêu nguyên nhân sau đây làm cho cây trên cạn có thể bị chết khi môi trường bị ngập úng lâu ngày? (1) Cây không hấp thụ được khoáng. (2) Thiếu O2 phá hoai tiến trình hô hấp bình thường của rễ. (3) Tích lũy chất độc hại trong tế bào và làm cho lông hút chết. (4) Mất cân bằng nước trong cây. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 78. Khi chuyển một cây thân gỗ đi trồng nơi khác, người ta phải ngắt bớt lá. Có bao nhiêu mục đích sau đây giúp tăng khả năng sống sót cho cây trồng? (1) Giảm bớt khối lượng cho dễ vận chuyển . (2) Tập trung quang hợp vào các lá chính. (3) Giảm bớt tối đa sự thoát hơi nước. (4) Không làm cho hỏng bộ lá khi di chuyển. (5) Giảm bớt sự hô hấp từ lá A. 1 B. 3 C. 4 D. 2 Câu 79. Cây trong vườn có cường độ thoát hơi nước qua cutin mạnh hơn cây trên đồi vì: (1) Cây trong vườn được sống trong môi trường có nhiều nước hơn cây ở trên đồi. (2) Cây trên đồi có quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh hơn. (3) Cây trong vườn có lớp cutin trên biểu bì lá mỏng hơn lớp cutin trên biểu lá của cây trên đồi. (4) Lớp cutin mỏng hơn nên khả năng thoát hơi nước qua cutin mạnh hơn. GV: Nguyễn Thị Thu Thủy Page 7 A. (2), (3), (4) B. (1), (2), (4) C. (2), (4) D. (1), (3), (4) Câu 80. Không nên tưới cây vào buổi trưa nắng gắt vì: (1) Làm thay đổi nhiệt độ đột ngột theo hướng có lợi cho cây. (2) Giọt nước đọng trên lá sau khi tưới, trở thành thấu kính hội tụ, hấp thụ ánh sáng và đốt nóng lá, làm lá héo. (3) Lúc này khí khổng đang đóng, dù được tưới nước cây vẫn không hút được nước. (4) Đất nóng, tưới nước sẽ bốc hơi nóng, làm héo lá. A. (2), (3) B. (2), (4) C. (2), (3), (4) D. (1), (2), (4) Câu 81. Khi nói về trao đổi nước ở thực vật trên cạn, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (1) Lông hút là tế bào làm nhiệm vụ hút nước. (2) Ở lá cây, nước chủ yếu được thoát qua khí khổng. (3) Tất cả các loài cây, nước chỉ được thoát qua lá. (4) Mạch gỗ làm nhiệm vụ vận chuyển nước từ rễ lên lá. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 82. Khi nói vể nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (1) Nguyên tố khoáng thiết yếu có thể thay thế được bởi bất kì nguyên tố nào khác. (2) Thiếu nguyên tố khoáng thiết yếu cây không hoàn thành được chu kì sống. (3) Nguyên tố khoáng thiết yếu trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất. (4) Thiếu nguyên tố khoáng thiết yếu thường được biểu hiện ra thành những dấu hiệu màu sắc đặc trưng. A. 4 B. 3 C. 1 D. 2 Câu 83. Hình dưới đây mô tả chu trình nitơ trong tự nhiên. Biết các quá trình chuyển hóa nitơ được ký hiệu từ 1-6. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Khi đất có độ pH thấp (pH axit) và thiếu oxi thì quá trình 6 dễ xảy ra. II. Quá trình 4 có sự tham gia của các vi khuẩn phân giải. III. Quá trình 1 là kết quả của mối quan hệ cộng sinh giữa vi khuẩn và thực vật. IV. Quá trình 5 có sự tham gia của vi khuẩn nitrit hóa và vi khuẩn nitrat hóa. A. 3. B. 2. C. 1. D. 4. Câu 84. Khi nói về chu trình nitơ, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng? (1) Vi khuẩn nitrat hoá có khả năng chuyển hoá amôni thành nitrit. (2) Vi khuẩn nốt sần sống cộng sinh với cây họ Đậu có khả năng cố định nitơ trong đất. (3) Vi khuẩn phản nitrat hoá có khả năng chuyển hoá nitrat thành nitrit. (4) Nấm và vi khuẩn có khả năng phân huỷ hợp chất chứa nitơ thành amôni. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 85. Khi nói về nguồn cung cấp nitơ cho cây có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (1) Nguồn vật lí - hoá học: sự phóng điện trong cơn giông đã ôxi hoá nitơ phân tử thành nitrat. (2) Quá trình cố định nitơ được thực hiện bởi các nhóm vi khuẩn tự do và cộng sinh. (3) Quá trình phân giải các nguồn nitơ hữu cơ trong đất được thực hiện bởi các vi khuẩn trong đất. (4) Nguồn nitơ do con người trả lại cho đất sau mỗi vụ thu hoạch bằng phân bón. A. 1 B. 2 C. 4 D. 3 HẾT GV: Nguyễn Thị Thu Thủy Page 8