Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Chương trình Sinh học 11 học kỳ II 2019-2020

f707654cd50ab27ff7a3d6133d0aac2d
Gửi bởi: Thành Đạt 27 tháng 10 2020 lúc 22:37:18 | Được cập nhật: 18 giờ trước (5:29:18) Kiểu file: PDF | Lượt xem: 338 | Lượt Download: 2 | File size: 0.394915 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

-1B. CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT Bài 26, 27. CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT I. Khái niệm về cảm ứng ở động vật 1. Khái niệm: Cảm ứng là khả năng cơ thể động vật phản ứng lại các kích thích của môi trường (bên trong và bên ngoài cơ thể) để tồn tại và phát triển. Ví dụ: Khi trời rét, mèo có phản ứng xù lông, co mạch máu, nằm co mình lại. Trời nóng thì người toát mồ hôi. 2. Đặc điểm cảm ứng ở động vật - Phản ứng nhanh, dễ nhận thấy, hình thức đa dạng so với cảm ứng ở thực vật. - Mức độ chính xác của phản ứng tùy thuộc vào mức độ tổ chức của hệ thần kinh. II. Cảm ứng ở động vật chưa có tổ chức thần kinh (giảm tải) III. Cảm ứng ở động vật có tổ chức thần kinh - Hình thức cảm ứng là các phản xạ. - Phản xạ là phản ứng của động vật trả lời các kích thích từ môi trường thông qua hệ thần kinh. Phản xạ được thực hiện là nhờ cung phản xạ. - Cung phản xạ bao gồm các bộ phận: + Bộ phận tiếp nhận kích thích (cơ quan thụ cảm). + Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin để quyết định hình thức và mức độ phản ứng (hệ thần kinh). + Bộ phận thực hiện phản ứng (cơ, tuyến). - Nhờ có hệ thần kinh mà phản ứng diễn ra nhanh hơn và ngày càng chính xác, tuỳ thuộc vào mức độ tiến hoá của hệ thần kinh. Hệ thần kinh Hệ thần kinh dạng lưới Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch Đại diện Ruột khoang. Đặc điểm cảm ứng Phản ứng với kích thích bằng cách co toàn bộ cơ thể, do vậy tiêu tốn nhiều năng lượng. Phản ứng mang tính chất định khu, chính xác hơn, tiết kiệm năng lượng hơn so với hệ thần kinh dạng lưới. Giun dẹp, giun tròn, chân khớp, thân mềm. Hệ thần kinh Động vật có Phản ứng mau lẹ, chính xác và tinh tế hơn, ít tiêu tốn năng lượng xương sống. hơn so với hệ thần kinh dạng chuỗi hạch. dạng ống Có thể thực hiện được các phản xạ đơn giản và phản xạ phức tạp. Bài 28. ĐIỆN THẾ NGHỈ (HS tự đọc) Bài 29. ĐIỆN THẾ HOẠT ĐỘNG VÀ SỰ LAN TRUYỀN XUNG THẦN KINH (HS tự đọc) Bài 30. TRUYỀN TIN QUA XINÁP (HS tự đọc) Bài 31, 32. TẬP TÍNH CỦA ĐỘNG VẬT I. Khái niệm: Tập tính là một chuỗi những phản ứng của động vật trả lời kích thích từ môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể) nhờ đó động vật thích nghi với môi trường sống để tồn tại và phát triển. Ví dụ: - Hổ rình và vồ mồi. - Đàn ngỗng con chạy theo mẹ. - Dơi kiếm ăn vào ban đêm. II. Phân loại tập tính Lương Quang Đại giáo viên trường THPT Núi Thành, Quảng Nam biên soạn -21. Tập tính bẩm sinh: là những hoạt động cơ bản của động vật, có từ khi sinh ra, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài. Ví dụ : Nhện giăng lưới bắt mồi, ếch đực kêu vào cuối xuân, đầu hạ, nhiều tập tính sinh sản, ve kêu vào mùa hè ... 2. Tập tính học được: là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm. Ví dụ: Sư tử bắt mồi, chuột nghe tiếng mèo kêu bỏ chạy, người tham gia giao thông thấy đèn đỏ dừng lại, động vật hoan dã thấy người bỏ chạy, hổ rình mồi, khỉ dùng gậy hái quả ... - Ngoài hai tập tính trên có thể kể loại tập tính thứ 3 là tập tính hỗn hợp (bao gồm cả tập tính bẩm sinh và tập tính học được) VD: Chim làm tổ, đẻ trứng, ấp trứng, tìm mồi .... III. Cơ sở thần kinh của tập tính (HS tự đọc) IV. Một số hình thức học tập ở động vật Quen nhờn, in vết, điều kiện hóa (điều kiện hóa đáp ứng và điêì kiện hóa hanh động), học ngầm, học khôn. V. Một số dạng tập tính phổ biến ở động vật 1. Tập tính kiếm ăn - săn mồi VD: Hổ, báo bò sát đến gần con mồi, sau đó nhảy lên vồ hoặc rượt đuổi. 2. Tập tính bảo vệ lãnh thổ - Ví dụ: lớp thú dùng chất tiết từ tuyến thơm, nước tiểu… để đánh dấu vùng lãnh thổ, chiến đấu với kẻ thù bảo vệ nguồn thức ăn, nơi ở. 3. Tập tính sinh sản VD: chim công trống múa để quyến rũ chim cái, chim cái đẻ trứng và ấp trứng. 4. Tập tính di cư 5. Tập tính xã hội VI. Ứng dụng những hiểu biết về tập tính vào đời sống và sản xuất (HS tự đọc) CHƯƠNG III. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN A. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT Bài 34. SINH TRƯỞNG Ở THỰC VẬT I. Khái niệm sinh trưởng - Sinh trưởng ở thực vật là quá trình tăng lên về số lượng, khối lượng và kích thước tế bào làm cho cây lớn lên trong từng giai đoạn, tạo cơ quan sinh dưỡng như rễ, thân, lá. II. Sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp (HS tự đọc) Bài 35. HOOCMÔN THỰC VẬT (HS tự đọc) Bài 36. PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT CÓ HOA Ra hoa là giai đoạn quan trọng của quá trình phát triển ở thực vật Hạt kín: Chuyển từ giai đoạn sinh trưởng phát triển dinh dưỡng sang giai đoạn sinh trưởng phát triển sinh sản. I. Phát triển là gì? - Phát triển của cơ thể thực vật là sự biến đổi về hình thái và sinh lí diễn ra trong một chu trình sống của cá thể. Sự phát triển biểu hiện ở 3 quá trình liên quan: sinh trưởng, phân hóa tế bào và mô, sự phát sinh hình thái tạo nên cơ quan của cơ thể (rễ, thân, lá, hoa, quả). II. Những nhân tố chi phối sự ra hoa (HS tự đọc) III. Mối liên quan giữa sinh trưởng và phát triển - Giữa sinh trưởng và phát triển có mối quan hệ mật thiết, liên tiếp và xen kẽ nhau trong đời sống thực vật. Sự biến đổi về số lượng rễ, thân, lá dẫn đến sự thay đổi về chất lượng ở hoa, quả, hạt. IV. Ứng dụng Trong sản xuất nông nghiệp, dựa vào nhu cầu ánh sáng để gieo trồng đúng thời vụ, nhập nội, chuyển vùng cây trồng; sử dụng ánh sáng nhân tạo để kích thích hoặc kìm hãm sự ra hoa của cây trồng. Lương Quang Đại giáo viên trường THPT Núi Thành, Quảng Nam biên soạn -3B. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT Bài 37. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT I. Khái niệm sinh trưởng và phát triển ở động vật 1. Khái niệm sinh trưởng: Sinh trưởng là quá trình gia tăng khối lượng, kích thước cơ thể do tăng số lượng, kích thước tế bào động vật. 2. Khái niệm phát triển - Phát triển là sự biến đổi hình thái, sinh lí từ hợp tử đến giai đoạn trưởng thành, bao gồm giai đoạn phôi và hậu phôi. + Giai đoạn phôi: Phân cắt trứng, phôi nang, phôi vị, mầm cơ quan. + Giai đoạn hậu phôi có các kiểu phát triển: Phát triển không qua biến thái hoặc phát triển qua biến thái. - Phát triển của động vật bao gồm 3 quá trình liên quan mật thiết với nhau: sinh trưởng, phân hóa tế bào (biệt hóa) và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể. 3. Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển - Sinh trưởng và phát triển của cơ thể có quan hệ mật thiết với nhau. + Sinh trưởng tạo tiền đề cho phát triển, sinh trưởng là thành phần của phát triển + Phát triển thúc đẩy sinh trưởng. II. Phát triển không qua biến thái - Là kiểu phát triển mà con non có các đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí tương tự với con trưởng thành. - Hình thức này gặp ở một số động vật không xương sống và đa số các loài động vật có xương sống. III. Phát triển qua biến thái - Phát triển qua biến thái là kiểu phát triển mà con non có các đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí khác nhau giữa các giai đoạn và khác với con trưởng thành. - Phát triển qua biến thái bao gồm: Biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn. 1. Phát triển qua biến thái hoàn toàn: Là kiểu phát triển mà con non có các đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí rất khác với con trưởng thành. - Ví dụ: ở tằm có các giai đoạn: Trứng, tằm (sâu), nhộng (nằm trong kén) và ngài (bướm có cánh), lưỡng cư, cánh cam, bọ rùa, muỗi ... 2. Phát triển qua biến thái không hoàn toàn: Là kiểu phát triển mà con non chưa hoàn thiện, phải trải qua nhiều lần lột xác để biến đổi thành con trưởng thành. - Ví dụ, các loài chân khớp như châu chấu, cào cào, tôm, cua, bọ ngựa, gián ... Bài 38. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT I. Ảnh hưởng của các nhân tố bên trong 1. Giới tính 2. Yếu tố di truyền 3. Hoocmôn sinh trưởng và phát triển II. Ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài 1. Thức ăn 2. Nhiệt độ 3. Ánh sáng 4. Các nhân tố môi trường khác Lương Quang Đại giáo viên trường THPT Núi Thành, Quảng Nam biên soạn -4Chương IV. SINH SẢN A. SINH SẢN Ở THỰC VẬT Bài 41. SINH SẢN VÔ TÍNH Ở THỰC VẬT I. Khái niệm chung về sinh sản - Sinh sản là quá trình tạo ra những cá thể mới, để đảm bảo sự phát triển liên tục của loài. - Có hai hình thức sinh sản: Sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính. II. Sinh sản vô tính ở thực vật 1. Khái niệm: Sinh sản vô tính ở thực vật là hình thức sinh sản không có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái, con sinh ra giống nhau và giống cây mẹ. 2. Các hình thức sinh sản vô tính a. Sinh sản bằng bào tử: Ví dụ: Dương xỉ, rêu b. Sinh sản sinh dưỡng: Ví dụ: Thân bò (rau má), thân rễ (cỏ gấu), thân củ (khoai tây), lá (thuốc bỏng), rễ củ (khoai lang) ... 3. Phương pháp nhân nhân giống vô tính Phương Cơ sở khoa học Đối tượng pháp Sinh sản sinh dưỡng Thường áp dụng với các cây thân gỗ. Ví dụ: Táo, hoa a. Ghép nhờ nguyên phân hồng, chanh, cam, bưởi... Sinh sản sinh dưỡng Thường áp dụng đối với cây thân gỗ – cây ăn quả, cây b. Chiết nhờ nguyên phân lâu năm. Ví dụ: Bưởi, hồng xiêm, mơ, quýt... Sinh sản sinh dưỡng Thường áp dụng đối với cây thân thảo, cây ngắn ngày. Ví c. Giâm nhờ nguyên phân dụ: Khoai, sắn, mía, rau ngót.... Tính toàn năng của tế Có thể áp dụng với nhiều loài thực vật. Ví dụ: Phong lan, d. Nuôi bào. chuối, dứa, hoa hồng.... cấy mô - Ưu điểm của các phương pháp nhân giống vô tính so với cây mọc từ hạt: + Duy trì được các đặc tính quý từ cây gốc nhờ nguyên phân. + Rút ngắn được thời gian sinh trưởng, phát triển của cây → cho thu hoạch sớm. 4. Vai trò của sinh sản vô tính đối với đời sống thực vật và con người a. Vai trò của sinh sản vô tính đối với đời sống thực Sinh sản vô tính giúp cho sự tồn tại và phát triển của loài sinh sản vô tinh. b. Vai trò của sinh sản vô tính đối với đời sống con người - Sinh sản vô tính giúp duy trì được các tính trạng tốt có lợi cho con người. - Nhân nhanh các giống cây cần thiết trong thời gian ngắn. - Tạo được các giống cây trồng sạch bệnh. - Phục chế được các giống cây trồng quý đang bị thoái hóa nhờ nuôi cấy mô tế bào, giá thành thấp, hiệu quả cao. Bài 42. SINH SẢN HỮU TÍNH Ở THỰC VẬT I. Khái niệm: Sinh sản hữu tính ở thực vật là hình thức sinh sản có sự kết hợp giữa giao tử đực (tinh trùng) và giao tử cái (trứng) thông qua thụ tinh tạo nên hợp tử. Hợp tử phát triển thành cá thể mới. - Sinh sản hữu tính có ở thực vật có hoa và không có hoa. II. Sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa Sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa bao gồm các giai đoạn: Hình thành hạt phấn (hoặc túi phôi), thụ phấn, thụ tinh, tạo quả và phát triển phôi tạo thành cây non. 1. Quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi a. Hình thành hạt phấn: 1 tế bào sinh hạt phấn (2n) giảm phân tạo 4 tế bào đơn bội (n), mỗi tế bào đơn bội nguyên phân 1 lần nữa tạo ra hạt phấn có 2 nhân (nhân sinh dưỡng và nhân sinh sản). Lương Quang Đại giáo viên trường THPT Núi Thành, Quảng Nam biên soạn -5b. Hình thành túi phôi: 1 tế bào sinh noãn (2n) giảm phân tạo 4 tế bào đơn bội (n), 3 trong 4 bị thoái hóa, 1 tế bào nguyên phân 3 lần tạo túi phôi có 8 nhân đơn bội bao gồm: 1 trứng (giao tử cái), 2 tế bào kèm, 2 nhân cực (2n) và và 3 nhân đối cực. 2. Quá trình thụ phấn và thụ tinh a. Thụ phấn - Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhuỵ. - Thụ phấn có thể là tự thụ phấn hoặc giao phấn (nhờ gió, nước, sâu bọ …). b. Thụ tinh Thụ tinh ở thực vật có hoa là thụ tinh kép. 3. Quá trình hình thành hạt, quả - Sau thụ tinh, noãn phát triển thành hạt, bầu nhụy phát triển thành quả. - Có 2 loại hạt: hạt có nội nhũ (hạt cây Một lá mầm) và hạt không nội nhũ (hạt cây Hai lá mầm). B. SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT Bài 44. SINH SẢN VÔ TÍNH Ở ĐỘNG VẬT I. Khái niệm (HS tự đọc) II. Các hình thức sinh sản vô tính ở động vật - Cơ thể con được hình thành từ một phần cơ thể mẹ (phân đôi, nảy chồi, phân mảnh) hoặc từ tế bào trứng (trinh sản) nhờ nguyên phân. * Ưu, nhược điểm của sinh sản vô tính - Ưu điểm + Cá thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn có thể tạo ra con cháu, vì vậy có lợi trong trường hợp mật độ quần thể thấp. + Tạo ra các cá thể mới giống nhau và giống cá thể mẹ về mặt di truyền. + Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với môi trường sống ổn định, ít biến động. - Nhược điểm: Tạo ra các thế hệ con cháu giống nhau về mặt di truyền. Vì vậy, khi điều kiện sống thay đổi, có thể dẫn đến hàng loạt cá thể bị chết, thậm chí toàn bộ quần thể bị tiêu diệt. III. Ứng dụng (HS tự đọc) Bài 45. SINH SẢN HỮU TÍNH Ở ĐỘNG VẬT I. Khái niệm sinh sản hữu tính ở động vật(HS tự đọc) II. Quá trình sinh sản hữu tính ở động vật 1. Các giai đoạn sinh sản hữu tính Gồm 3 giai đoạn nối tiếp nhau: - Giai đoạn hình thành tinh trùng và trứng. + Hình thành tinh trùng: 1 tế bào sinh tinh trùng (2n) giảm phân hình thành 4 tinh trùng (n). + Hình thành trứng: 1 tế bào sinh trứng (2n) giảm phân tạo 4 tế bào đơn bội (n): 3 thể cực, 1 tế bào trứng. - Giai đoạn thụ tinh (tinh trùng kết hợp với trứng hình thành hợp tử) - Giai đoạn hợp tử phát triển thành phôi và phôi phát triển thành cơ thể mới. 2. Ưu và nhược điểm của sinh sản hữu tính - Ưu điểm: Trong một thời gian ngắn có thể tạo ra các cá thể mới đa dạng về mặt di truyền và thích nghi với điều kiện sống thay đổi. - Nhược điểm: Không có lợi khi mật độ cá thể trong quần thể quá thấp. 3. Phân loại động vật sinh sản hữu tính - Động vật đơn tính: chỉ có cơ quan sinh dục đực hoặc cái. - Động vật lưỡng tính: vừa có cơ quan sinh dục đực vừa có cơ quan sinh dục cái. + Thụ tinh chéo: Giun đất, ốc sên... + Tự thụ tinh: Sán xơ mít. III. Các hình thức thụ tinh - Các hình thức thụ tinh bao gồm: Tự phối (tự thụ tinh) và giao phối (thụ tinh chéo). Thụ tinh chéo bao gồm thụ tinh ngoài và thụ tinh trong. IV. Đẻ trứng và đẻ con (HS tự đọc) Lương Quang Đại giáo viên trường THPT Núi Thành, Quảng Nam biên soạn -6Bài 46. CƠ CHẾ ĐIỀU HOÀ SINH SẢN (HS tự đọc) Bài 47. ĐIỀU KHIỂN SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT VÀ SINH ĐẺ CÓ KẾ HOẠCH Ở NGƯỜI I. Điều khiển sinh sản ở động vật 1. Một số biện pháp làm thay đổi số con: Làm tăng hoặc giảm số con. - Làm tăng số con: + Sử dụng hoocmon hoặc tạo điều kiện môi trường thuận lợi… để tăng số lứa (thay đổi chế độ chiếu sáng có thể làm gà nuôi đẻ 2 trứng/ngày), tăng số con đẻ trong một lứa (sử dụng hoocmon thuỳ trước tuyến yên có thể gây đa thai)… + Thụ tinh nhân tạo: tinh trùng được lấy từ cơ thể đực, bảo quản lạnh. Sau đó lấy thụ tinh trong cơ thể cái hoặc thụ tinh ngoài cơ thể cái (tách trứng ra ngoài cơ thể), trứng sau khi thụ tinh được cấy trở lại cơ thể cái. Biện pháp này làm tăng hiệu quả của quá trình thụ tinh tạo hợp tử, tăng khả năng sinh sản ngoài ra có thể tạo ra thế hệ con theo ý muốn (giới tính, các đặc tính quý của con đực…). + Nuôi cấy phôi: Sử dụng hoocmon thúc đẩy trứng chín và rụng  tách các trứng ra ngoài  cho trứng thụ tinh với tinh trùng trong ống nghiệm tạo các hợp tử  nuôi cấy trong môi trường thích hợp để phát triển thành phôi (có thể dùng phương pháp tách hợp tử đang phân chia tạo nhiều phôi) đến giai đoạn nhất định cấy phôi vào tử cung con cái. 2. Điều khiển giới tính của đàn con - Cơ sơ khoa học điều khiển giới tính là tách tinh trùng hay thụ tinh nhân tạo. - Điều khiển giới tính: Tăng tỉ lệ đực hoặc cái. - Muốn tăng nhanh đàn gia súc, thu hoạch nhiều trứng, sữa cần tăng nhiều con cái. Muốn thu nhiều thịt, tơ tằm … cần tăng nhiều con đực. - Biện pháp điều khiển: Sử dụng các biện pháp kĩ thuật như lọc, li tâm, điện di để tách tinh trùng thành hai loại (X và Y) sau đó tuỳ theo nhu cầu về đực hay cái mà chọn loại tinh trùng thụ tinh với trứng. II. Sinh đẻ có kế hoạch ở người 1. Sinh đẻ có kế hoạch là gì? Sinh đẻ có kế hoạch là điều chỉnh về số con, thời điểm sinh con và khoảng cách sinh con sao cho phù hợp với việc nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội. 2. Các biên pháp tránh thai - Tính ngày trứng rụng, sử dụng bao cao su, vòng tránh thai, thuốc tránh thai, đình sản…  Kế hoạch hoá dân số, đảm bảo sức khoẻ sinh sản (đặc biệt là sức khoẻ sinh sản vị thành niên). - Hậu quả phá thai: xuất huyết, vô sinh, ảnh hưởng tâm lí, sức khoẻ nòi giống … 3. Tác dụng giáo dục dân số sức khoẻ sinh sản Vì dân số tăng dẫn đến: nghèo, lạc hậu, bệnh tật, ô nhiễm ... Lương Quang Đại giáo viên trường THPT Núi Thành, Quảng Nam biên soạn