Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Chương trình đào tạo online Quản trị mạng

a21ccb601ad8477ce2bb57da69824a64
Gửi bởi: Khoa CNTT - HCEM 12 tháng 1 2021 lúc 9:41:58 | Được cập nhật: 27 tháng 4 lúc 8:38:00 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 312 | Lượt Download: 3 | File size: 0.514724 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ ĐIỆN HÀ NỘI

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

NGHỀ: QUẢN TRỊ MẠNG MÁY TÍNH

(Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-CĐCĐ ngày........tháng........năm 2020

của Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội)

Hà Nội, năm 2020

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG CAO ĐẲNG

CƠ ĐIỆN HÀ NỘI

Shape1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do -Hạnh Phúc

Shape1

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

(Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-CĐCĐ ngày tháng năm 2019 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội)

Tên ngành, nghề: Quản trị mạng máy tính

Mã ngành, nghề: 6480210

Trình độ đào tạo: Cao đẳng

Hình thức đào tạo: Đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương

Thời gian đào tạo: 03 năm

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung:

Sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo nghề Quản trị mạng máy tính ở trình độ cao đẳng có đủ kiến thức, kỹ năng hành nghề và khả năng tổ chức làm việc trong lĩnh vực mạng máy tính như: phân tích, xây dựng các hệ thống mạng; quản trị và vận hành các hệ thống mạng, dịch vụ mạng trên nền Windows và Linux; làm chủ hạ tầng mạng trên nền công nghệ Cisco; đảm bảo an toàn hệ thống mạng và an ninh thông tin; giám sát hoạt động và an ninh hệ thống mạng, đảm bảo hệ thống hoạt động xuyên suốt, sẵn sàng và tin cậy cao. Đồng thời có phẩm chất chính trị, đạo đức, lương tâm nghề nghiệp; ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp; khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên các trình độ cao hơn.

1.2. Mục tiêu cụ thể:

- Kiến thức:

+ Trình bày được các kiến thức cơ bản về máy tính;

+ Trình bày được kiến thức nền tảng về mạng máy tính;

+ Phân tích được nhu cầu sử dụng hệ thống mạng của khách hàng;

+ Phân tích được nhu cầu nâng cấp, tối ưu hóa hệ thống mạng;

+ Xác định được chức năng, sự hoạt động của thiết bị mạng trong hệ thống;

+ Xác định được mô hình, hệ thống mạng cần thiết cho việc triển khai, khai thác dịch vụ Công nghệ thông tin;

+ Giải thích được phương thức hoạt động của các dịch vụ mạng nền tảng;

+ Xác định được các thiết bị mạng cũng như các giao thức định tuyến, chuyển mạch trong việc triển khai hạ tầng mạng;

+ Phân biệt được về các hệ điều hành máy chủ, các dịch vụ mạng;

+ Phân tích, đánh giá được mức độ an toàn của hệ thống mạng và các biện pháp bảo vệ hệ thống mạng;

- Kỹ năng:

+ Chẩn đoán và xử lý các sự cố phần cứng máy tính thường gặp;

+ Thiết kế, xây dựng và triển khai được hệ thống mạng cho doanh nghiệp nhỏ và trung bình;

+ Cài đặt, cấu hình và quản trị được hệ thống mạng sử dụng hệ điều hành máy chủ;

+ Cài đặt, cấu hình và quản trị được các dịch vụ: DNS, DHCP, RRAS, Web, Mail,…;

+ Cấu hình chính xác các thiết bị mạng thông dụng: Switch, Router,...;

+ Đánh giá được hệ thống bảo mật, mã hóa được dữ liệu;

+ Xây dựng và triển khai được hệ thống tường lửa bảo vệ hệ thống mạng;

+ Giám sát được hoạt động và an ninh hệ thống mạng, đảm bảo hệ thống hoạt động xuyên suốt, sẵn sàng và tin cậy cao;

+ Sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng văn phòng phổ biến như: Word, Excel, Powerpoint,…;

+ Nghe, nói, đọc viết theo chuẩn tiếng Anh bậc 2/6 theo Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam;

+ Đọc và hiểu tài liệu tiếng Anh chuyên ngành;

+ Giao tiếp hiệu quả thông qua viết, thuyết trình, thảo luận, đàm phán, làm chủ tình huống;

+ Quản lý nhóm, giám sát hệ thống công nghệ thông tin nhỏ và trung bình;

+ Thực hiện được các biện pháp vệ sinh công nghiệp, an toàn lao động

- Chính trị, pháp luật:

+ Trình bày được một số kiến thức phổ thông về Chủ nghĩa Mác – Lê nin, Hiến pháp, Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

+ Khái quát được về đường lối phát triển kinh tế của Đảng, thành tựu và định hướng phát triển công nghiệp của địa phương, khu vực, vùng miền;

+ Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa. Thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân; sống và làm việc theo Hiến pháp - Pháp luật;

+ Yêu nghề, có ý thức cộng đồng và tác phong làm việc của một công dân sống trong xã hội công nghiệp. Có thói quen lao động nghề nghiệp, sống lành mạnh phù hợp với phong tục, tập quán và truyền thống văn hóa dân tộc;

+ Luôn có ý thức học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ đáp ứng nhu cầu của công việc.

- Năng lực tự chủ, trách nhiệm:

+ Thực hiện đạo đức, ý thức về nghề nghiệp, trách nhiệm công dân, có đạo đức, tác phong nghề nghiệp, thái độ phục vụ tốt; động cơ nghề nghiệp đúng đắn, tôn trọng bản quyền; cần cù chịu khó và sáng tạo trong công việc; Ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội quy của cơ quan, doanh nghiệp;

+ Sáng tạo trong công việc, thích nghi được với các môi trường làm việc khác nhau (doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp nước ngoài);

+ Chấp hành tốt các quy định pháp luật, chính sách của nhà nước;

+ Thực hiện trách nhiệm với kết quả công việc của bản thân và nhóm trước lãnh đạo cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp;

+ Giải quyết tốt công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;

+ Hướng dẫn tối thiểu, giám sát cấp dưới thực hiện nhiệm vụ xác định;

+ Đánh giá được chất lượng sản phẩm sau khi hoàn thành kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm.

1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:

- Phân tích và thiết kế hệ thống mạng;

- Lắp đặt, cấu hình hệ thống mạng;

- Triển khai dịch vụ mạng và quản trị đối tượng sử dụng mạng;

- Quản trị hệ thống phần mềm;

- Bảo trì và sửa chữa hệ thống mạng;

- Quản trị mạng máy tính;

- Giám sát hệ thống mạng.

2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:

- Số lượng môn học, mô đun: 34

- Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 125 tín chỉ

- Khối lượng các môn học chung/đại cương: 645 giờ

- Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 2355 giờ

- Khối lượng lý thuyết: 966 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 2034 giờ

3. Nội dung chương trình:

Mã MH/ MĐ

Tên môn học/mô đun

Thời gian học tập (giờ)

Số tín chỉ

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành/ thực tập/bài tập/thảo luận

Kiểm

tra

I

Các môn học chung

30

645

218

388

39

MH01

Giáo dục chính trị

4

75

41

29

5

MH02

Pháp luật

2

30

18

10

2

MH03

Giáo dục thể chất

2

60

5

51

4

MH04

Giáo dục quốc phòng - An ninh

4

75

36

35

4

MH05

Tin học

3

75

15

58

2

MH06

Tiếng Anh cơ bản

5

120

42

72

6

MH07

Tin học nâng cao

2

45

14

29

2

MH08

Tiếng Anh A2

3

60

12

39

9

MĐ09

Kỹ năng mềm

2

45

15

28

2

MĐ10

Khởi nghiệp và tìm kiếm việc làm

3

60

20

37

3

II

Các môn học, mô đun chuyên môn

II.1

Môn học, mô đun cơ sở

22

435

225

191

19

MH11

Toán rời rạc

4

75

45

27

3

MH12

Cơ sở dữ liệu

3

60

30

27

3

MH13

Cấu trúc dữ liệu và giải thuật

4

75

45

27

3

MĐ14

Lập trình căn bản

4

90

30

56

4

MĐ15

Lắp ráp và cài đặt máy tính

3

60

30

27

3

MH16

Mạng máy tính

4

75

45

27

3

II.2

Môn học, mô đun chuyên môn

73

1920

523

1335

62

MĐ17

Quản trị SQL Server

4

90

30

56

4

MĐ18

Cấu hình và quản trị thiết bị mạng

4

90

30

56

4

MĐ19

Thiết kế, xây dựng mạng LAN

4

90

30

56

4

MĐ20

Quản trị môi trường mạng

4

90

30

56

4

MĐ21

Hệ điều hành Linux

4

75

45

27

3

MĐ22

Kiến thức cơ bản về HTML, CSS

4

90

30

57

3

MĐ23

Quản trị dịch vụ mạng

4

90

30

56

4

MĐ24

Quản trị hệ thống Web Server

4

75

45

27

3

MĐ25

Quản trị hệ thống Mail Server

4

75

45

27

3

MĐ26

Triển khai dịch vụ mạng Linux

3

75

15

57

3

MH27

An toàn mạng

3

60

30

27

3

MĐ28

Bảo trì hệ thống mạng

4

75

45

27

3

MĐ29

Công nghệ mạng không dây

3

60

30

27

3

MĐ30

Thực nghiệm quản trị hạ tầng mạng

3

60

15

42

3

MĐ31

Thực nghiệm quản trị dịch vụ mạng

3

60

15

42

3

MH32

Tiếng Anh chuyên ngành

2

30

28

2

MĐ33

Trải nghiệm thực tế

7

320

15

300

5

MĐ34

Thực tập nghề nghiệp

9

415

15

395

5

Tổng cộng

125

3000

966

1914

120

4. Hướng dẫn sử dụng chương trình

4.1. Các môn học chung thực hiện theo chương trình đào tạo do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

4.2. Hướng dẫn xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa:

Ðể nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho HSSV, có thể tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, tổ chức cho sinh viên tham quan một số di tích lịch sử, văn hóa, tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương;

Thời gian tổ chức hoạt động ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa vào các thời điểm phù hợp.

TT

Nội dung

Thời gian

1

Thể dục, thể thao

- Vào các ngày lễ, kỷ niệm trong năm

- Ngoài giờ học hàng ngày

2

Văn hóa, văn nghệ:

- Qua các phương tiện thông tin đại chúng

- Sinh hoạt tập thể

- Vào các ngày lễ, kỷ niệm trong năm

- Ngoài giờ học hàng ngày

3

Hoạt động thư viện:

Ngoài giờ học, sinh viên có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

Tất cả các ngày làm việc trong tuần

4

Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

Đoàn thanh niên tổ chức các hoạt động giao lưu, các buổi sinh hoạt

5

Thăm quan, dã ngoại

Mỗi năm học 1 lần

4.3. Hướng dẫn tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun:

- Cuối mỗi học kỳ, phòng Đào tạo, phòng Kiểm định và Đảm bảo chất lượng, khoa chuyên môn phối hợp tổ chức kỳ kiểm tra hết môn học, mô đun;

- Hình thức kiểm tra hết môn học, mô đun có thể là thi viết, vấn đáp, trắc nghiệm, thực hành, bài tập lớn hoặc kết hợp các hình thức trên;

- Thời gian làm bài thi kết thúc môn học, mô-đun đối với mỗi bài thi viết từ 60 đến 120 phút, thời gian làm bài thi đối với các hình thức thi khác hoặc thời gian làm bài thi của môn học, mô-đun có tính đặc thù của nghề đào tạo do Hiệu trưởng quyết định.

- Đối với hình thức làm bài tập lớn cần có mẫu biểu báo cáo, thang điểm đánh giá cụ thể

- Hình thức kiểm tra, thời gian làm bài, điều kiện kiểm tra hết môn học, mô đun phải được quy định trong chương trình môn học, mô đun

4.4. Hướng dẫn đánh giá tốt nghiệp và xét công nhận tốt nghiệp:

Người học phải học hết chương trình đào tạo và có đủ điều kiện thì sẽ được dự thi tốt nghiệp.

4.4.1. Nội dung thi tốt nghiệp:

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết

120 phút

2

Lý thuyết tổng hợp nghề nghiệp

Viết

không quá 180 phút

Vấn đáp

không quá 60 phút một học sinh/sinh viên

Trắc nghiệm

không quá 90 phút

3

Thực hành nghề nghiệp

Bài tập/sản phẩm

không quá 08 giờ

Hiệu trưởng căn cứ vào kết quả thi tốt nghiệp của người học và các quy định liên quan để xét công nhận tốt nghiệp, cấp bằng và công nhận danh hiệu kỹ sư thực hành hoặc cử nhân thực hành theo quy định của trường.

4.4.2. Bảo vệ chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp.

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết

120 phút

2

Bảo vệ chuyên đề khóa luận tốt nghiệp

Thuyết minh, bảo vệ và vận hành sản phẩm đề tài

Trong thời gian cho phép

Hiệu trưởng căn cứ vào kết quả thi tốt nghiệp chính trị của người học và kết quả bảo vệ chuyên đề khóa luận, các quy định liên quan để xét công nhận tốt nghiệp, cấp bằng và công nhận danh hiệu kỹ sư thực hành hoặc cử nhân thực hành theo quy định của trường.

4.5. Các chú ý khác:

- Thực hành nghề có thể sử dụng mô hình kế toán ảo để đào tạo nhằm mục tiêu hoàn thiện kiến thức, áp dụng các hiểu biết và kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên;

- Căn cứ chương trình đào tạo này, khi đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp lên cao đẳng cần giảng dạy bổ sung những môn học, mô đun chưa có trong chương trình đào tạo trung cấp.

- Có thể sử dụng một số môn học, mô đun đào tạo trong chương trình để xây dựng các chương trình đào tạo trình độ sơ cấp (tùy theo nhu cầu của người học) nhưng phải tạo điều kiện thuận lợi cho người học có thể học liên thông lên trình độ trung cấp và cao đẳng.

HIỆU TRƯỞNG

Đồng Văn Ngọc

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC

Tên môn học: Giáo dục chính trị

Mã môn học: MH01

Thời gian thực hiện môn học: 75 giờ (lý thuyết: 41 giờ; thảo luận: 29 giờ; kiểm tra: 05 giờ)

I. Vị trí, tính chất của môn học

1. Vị trí

Môn học Giáo dục chính trị là môn học bắt buộc thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ cao đẳng.

2. Tính chất

Chương trình môn học bao gồm khái quát về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; hình thành thế giới quan, nhân sinh quan khoa học và cách mạng cho thế hệ trẻ Việt Nam; góp phần đào tạo người lao động phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

II. Mục tiêu môn học

Sau khi học xong môn học, người học đạt được:

1. Về kiến thức

Trình bày được một số nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam và những nhiệm vụ chính trị của đất nước hiện nay; nội dung học tập, rèn luyện để trở thành người công dân tốt, người lao động tốt.

2. Về kỹ năng

Vận dụng được được các kiến thức chung được học về quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước vào giải quyết các vấn đề của cá nhân, xã hội và các vấn đề khác trong quá trình học tập, lao động, hoạt động hàng ngày và tham gia xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm

Có năng lực vận dụng các nội dung đã học để rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; thực hiện tốt quan điểm, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước.

III. Nội dung môn học

1. Nội dung tổng quát và phân bố thời gian

STT

Tên bài

Thời gian (giờ)

Tổng số

Lý thuyết

Thảo luận

Kiểm tra

1

Bài mở đầu

2

2

 

 

2

Bài 1: Khái quát về chủ nghĩa Mác - Lênin

13

9

4

 

3

Bài 2: Khái quát về tư tưởng Hồ Chí Minh

13

9

4

 

4

Kiểm tra

2

 

 

2

5

Bài 3: Những thành tựu của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng

5

3

2

 

6

Bài 4: Đặc trưng và phương hướng xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

5

3

2

 

7

Bài 5: Phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, con người ở Việt Nam

10

5

5

 

8

Bài 6: Tăng cường quốc phòng an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay

6

3

3

 

9

Kiểm tra

2

 

 

2

10

Bài 7: Xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

7

3

4

 

11

Bài 8: Phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc

6

3

3

 

12

Bài 9: Tu dưỡng, rèn luyện để trở thành người công dân tốt, người lao động tốt

3

1

2

 

13

Kiểm tra

1

 

 

1

 

Tổng cộng

75

41

29

05

2. Nội dung chi tiết

BÀI MỞ ĐẦU

1. Mục tiêu

Sau khi học xong bài này, người học đạt được:

Trình bày được vị trí, tính chất, mục tiêu, nội dung chính, phương pháp dạy học và đánh giá môn học.

2. Nội dung

2.1. Vị trí, tính chất môn học

2.2. Mục tiêu của môn học

2.3. Nội dung chính

2.4. Phương pháp dạy học và đánh giá môn học

Bài 1:

KHÁI QUÁT VỀ CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN

1. Mục tiêu

Sau khi học xong bài này, người học đạt được:

- Trình bày được khái niệm, nội dung cơ bản, vai trò của chủ nghĩa Mác - Lênin trong nhận thức và thực tiễn đời sống xã hội;

- Bước đầu vận dụng được thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin vào giải quyết các vấn đề của cá nhân và xã hội.

2. Nội dung

2.1. Khái niệm chủ nghĩa Mác - Lênin

2.2. Một số nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin

2.2.1. Triết học Mác - Lênin

2.2.2. Kinh tế chính trị Mác - Lênin

2.2.3. Chủ nghĩa xã hội khoa học

2.3. Vai trò nền tảng tư tưởng, lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin

Bài 2:

KHÁI QUÁT VỀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

1. Mục tiêu

Sau khi học xong bài này, người học đạt được:

- Trình bày được một số điểm cơ bản về nguồn gốc, quá trình hình thành, nội dung cơ bản, giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh; sự cần thiết, nội dung học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh;

- Có nhận thức đúng đắn, vận dụng tốt các kiến thức đã học vào việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức và phong cách của cá nhân.

2. Nội dung

2.1. Khái niệm, nguồn gốc và quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh

2.1.1. Khái niệm

2.1.2. Nguồn gốc

2.1.3. Quá trình hình thành

2.2. Một số nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh

2.2.1. Tư tưởng về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại

2.2.2. Tư tưởng về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng nhà nước thật sự của dân, do dân, vì dân

2.2.3. Tư tưởng về đại đoàn kết toàn dân

2.2.4. Tư tưởng về phát triển kinh tế và văn hóa, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân

2.2.5. Tư tưởng về đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư

2.2.6. Tư tưởng về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau

2.3. Vai trò của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam

2.4. Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay

2.4.1. Sự cần thiết phải học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

2.4.2. Nội dung chủ yếu của học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Bài 3:

NHỮNG THÀNH TỰU CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG

1. Mục tiêu

Sau khi học xong bài này, người học đạt được:

- Trình bày được quá trình ra đời và những thành tựu của cách mạng Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo;

- Khẳng định, tin tưởng và tự hào về sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng ở nước ta.

2. Nội dung

2.1. Sự ra đời và lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với cách mạng Việt Nam

2.1.1. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam

2.1.2. Vai trò lãnh đạo của Đảng trong các giai đoạn cách mạng

2.2. Những thành tựu của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng

2.2.1. Thắng lợi của đấu tranh giành và bảo vệ nền độc lập dân tộc

2.2.2. Thắng lợi của công cuộc đổi mới

Bài 4:

ĐẶC TRƯNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG XÂY DỰNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM

1. Mục tiêu

Sau khi học xong bài này, người học đạt được:

- Trình bày được đặc trưng và phương hướng xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam;

- Có nhận thức đúng đắn và niềm tin vào việc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.

2. Nội dung

2.1. Đặc trưng của xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

2.1.1. Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh

2.1.2. Do nhân dân làm chủ

2.1.3. Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp

2.1.4. Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

2.1.5. Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện

2.1.6. Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển

2.1.7. Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo

2.1.8. Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới

2.2. Phương hướng xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

2.2.1. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường

2.2.2. Phát triển nên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

2.2.3. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội

2.2.4. Đảm bảo vững chắc quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội

2.2.5. Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế

2.2.6. Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết dân lộc, tăng cường và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất

2.2.7. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân

2.2.8. Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh

Bài 5:

PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI, VĂN HÓA, CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM

1. Mục tiêu

Sau khi học xong bài này, người học đạt được:

- Trình bày được một số quan điểm và giải pháp xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, con người ở Việt Nam hiện nay;

- Nhận thức được đường lối phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, con người của nước ta trong giai đoạn hiện nay là phù hợp và chủ động thực hiện đường lối đó.

2. Nội dung

2.1. Nội dung của chủ trương phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, con người ở Việt Nam hiện nay

2.2. Giải pháp phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, con người ở Việt Nam hiện nay

2.2.1. Nội dung phát triển kinh tế, xã hội

2.2.2. Nội dung phát triển văn hóa, con người

Bài 6:

TĂNG CƯỜNG QUỐC PHÒNG AN NINH, MỞ RỘNG QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

1. Mục tiêu

Sau khi học xong bài này, người học đạt được:

- Trình bày được những quan điểm cơ bản về đường lối quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Đảng ta hiện nay;

- Tin tưởng và tích cực thực hiện tốt đường lối quốc phòng, an ninh và đối ngoại hiện nay.

2. Nội dung

2.1. Bối cảnh Việt Nam và quốc tế

2.2. Quan điểm và những nhiệm vụ chủ yếu của đường lối quốc phòng, an ninh

2.2.1. Quan điểm của Đảng về đường lối quốc phòng, an ninh

2.2.2. Những nhiệm vụ chủ yếu của đường lối quốc phòng, an ninh

2.3. Quan điểm và những nhiệm vụ chủ yếu của đường lối đối ngoại

2.3.1. Quan điểm của Đảng về đường lối đối ngoại

2.3.2. Những nhiệm vụ chủ yếu của đường lối đối ngoại

Bài 7:

XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

1. Mục tiêu

Sau khi học xong bài này, người học đạt được:

- Trình bày được bản chất, đặc trưng, phương hướng và nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

- Khẳng định được tính ưu việt của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam so với các kiểu nhà nước khác và xác định được nhiệm vụ của bản thân trong việc xây dựng và bảo vệ Nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

2. Nội dung

2.1. Bản chất và đặc trưng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

2.1.1. Bản chất của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

2.1.2. Đặc trưng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

2.2. Phương hướng, nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

2.2.1. Phương hướng xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

2.2.2. Nhiệm vụ và giải pháp xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Bài 8:

PHÁT HUY SỨC MẠNH CỦA KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC TRONG XÂY DỰNG, BẢO VỆ TỔ QUỐC

1. Mục tiêu

Sau khi học xong bài này, người học đạt được:

- Trình bày được tầm quan trọng và nội dung phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc;

- Khẳng định được tầm quan trọng và thực hiện tốt vai trò của cá nhân trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

2. Nội dung

2.1. Tầm quan trọng của đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

2.1.1. Cơ sở lý luận của đường lối, chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

2.1.2. Cơ sở thực tiễn của đường lối, chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

2.2. Quan điểm và phương hướng của Đảng về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

2.2.1. Quan điểm của Đảng về đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

2.2.2. Phương hướng và giải pháp phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Bài 9:

TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN ĐỂ TRỞ THÀNH NGƯỜI CÔNG DÂN TỐT, NGƯỜI LAO ĐỘNG TỐT

1. Mục tiêu

Sau khi học xong bài này, người học đạt được:

- Trình bày được quan niệm, nội dung tu dưỡng và rèn luyện để trở thành người công dân tốt, người lao động tốt;

- Tích cực học tập và rèn luyện để trở thành người công dân tốt, người lao động tốt.

2. Nội dung

2.1. Quan niệm về người công dân tốt, người lao động tốt

2.1.1. Người công dân tốt

2.1.2. Người lao động tốt

2.2. Nội dung tu dưỡng và rèn luyện để trở thành người công dân tốt, người lao động tốt

2.2.1. Phát huy truyền thống yêu nước, trung thành với sự nghiệp cách mạng cửa nhân dân Việt Nam

2.2.2. Phấn đấu học tập nâng cao năng lực và rèn luyện phẩm chất cá nhân

IV. Điều kiện thực hiện môn học

- Phòng học, máy tính, máy chiếu và các thiết bị dạy học khác;

- Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan;

V. Phương pháp đánh giá

Việc đánh giá kết quả học tập của người học được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 09/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô đun hoặc tín chỉ; quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp.

VI. Miễn trừ, bảo lưu kết quả học tập

Việc miễn trừ, bảo lưu kết quả học tập môn học được thực hiện theo Thông tư số 09/2017/TTr-BLĐTBXH.

Người học đã có bằng tốt nghiệp trung cấp, Hiệu trưởng nhà trường xem xét, quyết định cho người học được miễn học những nội dung của môn học đã được học ở chương trình đào tạo trình độ trung cấp.

VII. Một số hướng dẫn khác

Khuyến khích các trường trong danh sách trường nghề được ưu tiên đầu tư tập trung, đồng bộ theo tiêu chí trường nghề chất lượng theo Quyết định số 761/QĐ-TTg ngày 23 tháng 5 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Đề án phát triển trường nghề chất lượng cao đến năm 2020" tổ chức thí điểm giảng dạy trực tuyến môn học. Đối với các trường khác, chỉ tổ chức giảng dạy trực tuyến môn học sau khi có văn bản hướng dẫn của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội.

Tài liệu tham khảo

1. Ban Bí thư Trung ương Đảng (2014), Kết luận số 94-KL/TW, ngày 28/3/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “về tiếp tục đổi mới, học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân”.

2. Ban Tuyên giáo Trung ương (2014), Hướng dẫn số 127-HD/BTGTW ngày 30/6/2014 của Ban Tuyên giáo Trung ương về việc triển khai thực hiện Kết luận số 94-KL/TW ngày 28/3/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “về tiếp tục đổi mới, học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân”.

3. Ban Tuyên giáo Trung ương (2016), Những điểm mới trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.

4. Ban Tuyên giáo Trung ương (2018), sổ tay các văn bản hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật.

5. Bộ Chính trị (2016), Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

6. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2008), Quyết định số 03/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 18/2/2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành chương trình môn học Chính trị dùng cho các trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề.

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quyết định số 52/2008/QĐ-BGDĐT, ngày 18/9/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Ban hành chương trình Các môn lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.

8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Thông tư số 11/2012/TT-BGDĐT, ngày 7/3/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình môn học Giáo dục chính trị dùng trong đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp.

9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội.

10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội.

11. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.

13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2017), Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội.

14. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Trung cấp Lý luận - Hành chính: Những vấn đề cơ bản về quản lý nhà nước, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội.

15. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Trung cấp Lý luận - Hành chính: Những vấn đề cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội.

16. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Trung cấp Lý luận- Hành chính: Đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam về các lĩnh vực của đời sống xã hội, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội.

17. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Trung cấp Lý luận - Hành chính: Nghiệp vụ công tác đảng ở cơ sở, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội.

18. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Trung cấp Lý luận - Hành chính: Những vấn đề cơ bản về Đảng Cộng sản và lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội;

19. Hội đồng Lý luận Trung ương (2017), Phê phán các quan điểm sai trái, bảo vệ nền tảng tư tưởng, cương lĩnh, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật.

20. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2013.

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC

Tên môn học: Pháp luật

Mã môn học: MH02

Thời gian thực hiện môn học: 30 giờ (Lý thuyết: 18 giờ; Thảo luận, bài tập: 10 giờ; kiểm tra: 2 giờ)

I. Vị trí, tính chất của môn học

1. Vị trí

Môn học Pháp luật là môn học bắt buộc thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ cao đẳng.

2. Tính chất

Chương trình môn học bao gồm một số nội dung về nhà nước và pháp luật; giúp người học có nhận thức đúng và thực hiện tốt các quy định của pháp luật.

II. Mục tiêu môn học

Sau khi học xong môn học này, người học đạt được:

1. Về kiến thức

- Trình bày được một số nội dung cơ bản về Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và hệ thống pháp luật của Việt Nam;

- Trình bày được một số nội dung cơ bản về Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; pháp luật dân sự, lao động, hành chính, hình sự; phòng, chống tham nhũng và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

2. Về kỹ năng

- Nhận biết được cấu trúc, chức năng của các cơ quan trong bộ máy nhà nước và các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội ở Việt Nam; các thành tố của hệ thống pháp luật và các loại văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam;

- Phân biệt được khái niệm, đối tượng, phương pháp điều chỉnh và vận dụng được các kiến thức được học về pháp luật dân sự, lao động, hành chính, hình sự; phòng, chống tham nhũng; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vào việc xử lý các vấn đề liên quan trong các hoạt động hàng ngày.

3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm

Tôn trọng, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật; tự chủ được các hành vi của mình trong các mối quan hệ liên quan các nội dung đã được học, phù hợp với quy định của pháp luật và các quy tắc ứng xử chung của cộng đồng và của xã hội.

III. Nội dung môn học

1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian

TT

Tên chương/ bài

Thời gian (giờ)

Tổng số

Lý thuyết

Thảo luận/ bài tập

Kiểm tra

1

Bài 1: Một số vấn đề chung về nhà nước và pháp luật

2

1

1

 

2

Bài 2: Hiến pháp

2

1

1

 

3

Bài 3: Pháp luật dân sự

5

3

2

 

4

Bài 4: Pháp luật lao động

7

5

2

 

5

Bài 5: Pháp luật hành chính

4

3

1

 

6

Bài 6: Pháp luật hình sự

5

3

2

 

7

Bài 7: Pháp luật phòng, chống tham nhũng

2

1

1

 

8

Bài 8: Pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

1

1

0

 

9

Kiểm tra

2

 

 

2

Cộng

30

18

10

2

2. Nội dung chi tiết:

Bài 1:

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

1. Mục tiêu

- Nhận biết được bản chất, chức năng, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan trong bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

- Nhận biết được các thành tố của hệ thống pháp luật và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam.

2. Nội dung

2.1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

2.1.1. Bản chất, chức năng của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

2.1.2. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2.1.3. Bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

2.2. Hệ thống pháp luật Việt Nam

2.2.1. Các thành tố của hệ thống pháp luật

2.2.1.1. Quy phạm pháp luật

2.2.1.2. Chế định pháp luật

2.2.1.3. Ngành luật

2.2.2. Các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam

2.2.3. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

2.2.3.1. Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật

2.2.3.2. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam hiện nay

Bài 2:

HIẾN PHÁP

1. Mục tiêu

- Trình bày được khái niệm, vị trí của hiến pháp và một số nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

- Nhận thức được trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc thi hành và bảo vệ Hiến pháp.

2. Nội dung

2.1. Hiến pháp trong hệ thống pháp luật Việt Nam

2.1.1. Khái niệm hiến pháp

2.1.2. Vị trí của hiến pháp trong hệ thống pháp luật Việt Nam

2.2. Một số nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013

2.2.1. Chế độ chính trị

2.2.2. Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

2.2.3. Kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường

Bài 3:

PHÁP LUẬT DÂN SỰ

1. Mục tiêu

- Trình bày được một số nội dung cơ bản về Luật dân sự.

- Nhận biết được quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản và các vấn đề cơ bản về hợp đồng.

2. Nội dung

2.1. Khái niệm, đối tượng và phương pháp điều chỉnh của Luật dân sự

2.2. Các nguyên tắc cơ bản của Luật dân sự

2.3. Một số nội dung của Bộ luật dân sự

2.3.1. Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản

2.3.2. Hợp đồng

Bài 4:

PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG

1. Mục tiêu

- Trình bày được một số nội dung cơ bản về Luật lao động.

- Nhận biết được quyền, nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động và một số vấn đề cơ bản khác trong pháp luật lao động.

2. Nội dung

2.1. Khái niệm, đối tượng và phương pháp điều chỉnh của Luật lao động

2.2. Các nguyên tắc cơ bản của Luật lao động

2.3. Một số nội dung của Bộ luật lao động

2.3.1. Quyền và nghĩa vụ của người lao động

2.3.2. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động

2.3.3. Hợp đồng lao động

2.3.4. Tiền lương

2.3.5. Bảo hiểm xã hội

2.3.6. Thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi

2.3.7. Kỷ luật lao động

2.3.8. Tranh chấp lao động

2.3.9. Công đoàn

Bài 5:

PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH

1. Mục tiêu

- Trình bày được một số nội dung cơ bản về Luật hành chính;

- Nhận biết được các dấu hiệu vi phạm hành chính, nguyên tắc và các hình thức xử lý vi phạm hành chính.

2. Nội dung

2.1. Khái niệm, đối tượng và phương pháp điều chỉnh của Luật hành chính

2.2. Vi phạm và xử lý vi phạm hành chính

2.2.1. Vi phạm hành chính

2.2.2. Xử lý vi phạm hành chính

Bài 6:

PHÁP LUẬT HÌNH SỰ

1. Mục tiêu

- Trình bày được một số nội dung cơ bản của Luật hình sự.

- Nhận biết được các loại tội phạm và các hình phạt.

2. Nội dung

2.1. Khái niệm, đối tượng và phương pháp điều chỉnh của Luật hình sự

2.2. Một số nội dung cơ bản của Bộ luật hình sự

2.2.1. Tội phạm

2.2.2. Hình phạt

Bài 7:

PHÁP LUẬT PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

1. Mục tiêu

- Trình bày được một số nội dung về phòng, chống tham nhũng và các điểm chính của Luật Phòng, chống tham nhũng;

- Nhận thức đúng quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của công dân trong công tác phòng, chống tham nhũng.

2. Nội dung

2.1. Khái niệm tham nhũng

2.2. Nguyên nhân, hậu quả của tham nhũng

2.3. Ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác phòng, chống tham nhũng

2.4. Trách nhiệm của công dân trong việc phòng, chống tham nhũng

2.5. Giới thiệu Luật Phòng, chống tham nhũng

Bài 8:

PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG

1. Mục tiêu

- Trình bày được quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng;

- Nhận thức được trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đối với người tiêu dùng và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

2. Nội dung

2.1. Quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng

2.2. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đối với người tiêu dùng và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

IV. Điều kiện thực hiện môn học:

1. Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học.

2. Trang thiết bị máy móc: Máy tính, máy chiếu Projector.

3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Phim, tranh ảnh minh họa các tình huống pháp luật, tài liệu phát tay cho học sinh, tài liệu tham khảo.

4. Các điều kiện khác:

Khuyến khích các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trang bị phòng học và các điều kiện khác để có thể tổ chức giảng dạy môn học hoặc một số nội dung của môn học theo hình thức trực tuyến.

V. Phương pháp đánh giá

Việc đánh giá kết quả học tập của người học được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 09/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13/3/2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ; quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp.

VI. Miễn trừ, bảo lưu kết quả học tập

Việc miễn trừ, bảo lưu kết quả học tập môn học được thực hiện theo Thông tư số 09/2017/TT-BLĐTBXH.

Người học đã có bằng tốt nghiệp trung cấp, Hiệu trưởng nhà trường xem xét, quyết định cho người học được miễn học những nội dung đã được học ở chương trình đào tạo trình độ trung cấp.

 Tài liệu tham khảo

1. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2013.

2. Bộ Luật lao động, 2012.

3. Bộ Luật dân sự, 2015.

4. Bộ Luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

5. Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, 2010.

6. Luật Phòng, chống tham nhũng, 2005.

7. Luật Xử lý vi phạm hành chính, 2012.

8. Quyết định số 1309/QĐ-TTg ngày 05/9/2017 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.

9. Quyết định số 1997/QĐ-TTg ngày 18/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng giai đoạn 2016 – 2020.

10. Chỉ thị số 10/CT- TTg ngày 12/06/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo từ năm học 2013-2014.

11. Thông tư số 08/2014/TT-BLĐTBXH ngày 22/04/2014 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành chương trình, giáo trình môn học Pháp luật dùng trong đào tạo trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề.

12. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Giáo trình Pháp luật đại cương, Nhà Xuất bản Đại học Sư phạm, 2017.

13. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Tài liệu giảng dạy về phòng, chống tham nhũng dùng cho các trường đại học, cao đẳng không chuyên về luật (Phê duyệt kèm theo Quyết định số 3468/QĐ-BGDĐT ngày 06 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2014).

14. Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh - Trường Đại học Kinh tế - Luật: Giáo trình Luật Lao động, năm 2016.

15. Trường Đại học Luật Hà Nội: Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật, Nhà Xuất bản Tư pháp, năm 2018.

16. Trường Đại học Luật Hà Nội: Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam, Nhà Xuất bản Công an nhân dân, năm 2017.

17. Trường Đại học Luật Hà Nội: Giáo trình Luật Lao động Việt Nam, Nhà Xuất bản Công an nhân dân, năm 2018.

18. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam, Nhà Xuất bản Công an nhân dân, năm 2015.

19. Trường Đại học Luật Hà Nội: Giáo trình Luật dân sự Việt Nam, Nhà Xuất bản Công an nhân dân, năm 2017.

20. Trường Đại học Luật Hà Nội: Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, Nhà Xuất bản Công an nhân dân, năm 2015.

21. Trường Đại học Luật Hà Nội: Giáo trình Xây dựng văn bản pháp luật, Nhà Xuất bản Tư pháp, năm 2016.

22. Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh: Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam, năm 2017.

23. Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh: Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, năm 2017.

24. Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh: Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, năm 2018./.

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC

Tên môn học: Giáo dục thể chất của môn học

Mã môn học: MH03

Thời gian thực hiện: 60 giờ (lý thuyết: 05 giờ; thực hành: 51 giờ; kiểm tra: 04 giờ)

I. Vị trí, tính chất

1. Vị trí

Môn học Giáo dục thể chất là môn học điều kiện, bắt buộc thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ cao đẳng.

2. Tính chất

Chương trình môn học bao gồm một số nội dung cơ bản về thể dục, thể thao; giúp người học tập luyện để nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực, tầm vóc, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện.

II. Mục tiêu môn học

Sau khi học xong môn học này, người học đạt được:

1. Về kiến thức

Trình bày được tác dụng, các kỹ thuật cơ bản và một số quy định của luật môn thể dục thể thao được học để rèn luyện sức khỏe, phát triển thể lực chung.

2. Về kỹ năng

Tự tập luyện, rèn luyện đúng các yêu cầu về kỹ thuật, quy định của môn thể dục thể thao được học.

3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm

Có ý thức tự giác và hình thành thói quen tập luyện thể dục thể thao hàng ngày để góp phần bảo đảm sức khỏe trong học tập, lao động và trong các hoạt động khác.

III. Nội dung môn học

1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian

TT

Chương/ bài

Thời gian (giờ)

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

BÀI MỞ ĐẦU

1

1

 

 

II

Chương I: GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHUNG

 

 

 

 

1

Bài 1: Thể dục cơ bản

13

1

12

 

2

Bài 2: Điền kinh

14

1

13

 

3

Kiểm tra giáo dục thể chất chung

2

 

 

2

III

Chương II: 7 bước cơ bản của Aerobic

30

2

26

2

1

Chuyên đề 7: 7 bước cơ bản của Aerobic

30

2

26

2

Cộng

60

5

51

4

2. Nội dung chi tiết

BÀI MỞ ĐẦU

1. Mục tiêu

Sau khi học xong bài này, người học đạt được:

Trình bày được vị trí, tính chất, mục tiêu, nội dung chính, phương pháp dạy học và đánh giá môn học.

2. Nội dung

2.1. Vị trí, tính chất môn học

2.2. Mục tiêu của môn học

2.3. Nội dung chính

2.4. Tổ chức dạy học và đánh giá kết quả học tập

Chương I: GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHUNG

Bài 1: THỂ DỤC CƠ BẢN

1. Mục tiêu

Sau khi học xong bài này, người học đạt được:

- Trình bày được tác dụng, kỹ thuật cơ bản của một số bài thể dục cơ bản;

- Thực hiện được đúng động tác kỹ thuật của các bài thể dục được học.

2. Nội dung

2.1. Giới thiệu về thể dục cơ bản

2.2. Thể dục tay không liên hoàn

2.2.1. Tác dụng của thể dục tay không liên hoàn

2.2.2. Các động tác kỹ thuật

2.3. Thể dục cơ bản với dụng cụ đơn giản

2.3.1. Tác dụng của thể dục cơ bản với dụng cụ đơn giản

2.3.2. Các động tác kỹ thuật

Bài 2: ĐIỀN KINH

1. Mục tiêu

Sau khi học xong bài này, người học đạt được:

- Trình bày được tác dụng, kỹ thuật cơ bản và một số nội dung trong Luật Điền kinh như: Chạy cự ly ngắn, chạy cự ly trung bình, nhảy xa hoặc nhảy cao;

- Thực hiện đúng động tác kỹ thuật và bảo đảm các yêu cầu khác của môn điền kinh được học.

2. Nội dung

2.1. Chạy cự ly ngắn

2.1.1. Tác dụng của chạy cự ly ngắn

2.1.2. Các động tác kỹ thuật

2.1.3. Một số quy định trong Luật Điền kinh về chạy cự ly ngắn

2.2. Chạy cự ly trung bình

2.2.1. Tác dụng của chạy cự ly trung bình

2.2.2. Các động tác kỹ thuật

2.2.3. Một số quy định trong Luật Điền kinh về chạy cự ly trung bình

2.3. Nhảy cao hoặc nhảy xa

Tùy theo điều kiện cụ thể, Hiệu trưởng nhà trường quyết định chọn dạy một trong hai nội dung điền kinh dưới đây: Nhảy cao hoặc nhảy xa.

2.3.1. Nhảy cao

2.3.1.1. Tác dụng của nhảy cao

2.3.1.2. Các động tác kỹ thuật

2.3.1.3. Một số quy định trong Luật Điền kinh về nhảy cao

2.3.2. Nhảy xa

2.3.2.1. Tác dụng của nhảy xa

2.2.2.2. Các động tác kỹ thuật

2.3.2.3. Một số quy định trong Luật Điền kinh về nhảy xa

Chương II: CHUYÊN ĐỀ THỂ DỤC THỂ THAO TỰ CHỌN

Chuyên đề 7: 7 bước cơ bản của Aerobic

1. Mục tiêu:

- Trình bày được những đặc điểm kỹ thuật và phương pháp tập luyện 7 bước cơ bản của Aerobics;

- Thực hiện được 7 bước cơ bản của Aerobics và trình bày ý nghĩa tác dụng của 7 bước cơ bản của Aerobics đối với sức khỏe con người;

2. Nội dung chương

Bài 1

Bước diễu hành

Bài 2

Bước chạy bộ

Bài 3

Bước nhảy cách quãng

Bài 4

Bước tách chụm

Bài 5

Bước tách dọc

Bài 6

Bước nâng gối

Bài 7

Bước đá cao

IV. Điều kiện thực hiện môn học

1. Điều kiện chung: Nhà tập luyện/ thi đấu đa năng; video/clip, tranh ảnh, máy chiếu, loa, đài, còi, cờ lệnh, đồng hồ bấm giờ; bàn, ghế; quần áo tập luyện, dụng cụ y tế.

2. Trang thiết bị

2.1. Đối với giáo dục thể chất chung

- Thể dục cơ bản: Sân tập, còi, tranh động tác, thảm tập; dụng cụ tập như gậy, bóng, hoa; nhạc tập và các thiết bị khác.

- Điền kinh:

+ Chạy cự ly ngắn và trung bình: Sân chạy, dụng cụ phát lệnh, bàn đạp xuất phát và các thiết bị khác;

+ Nhảy cao: Nệm nhảy cao, trụ, xà nhảy cao và các thiết bị khác;

+ Nhảy xa: Hố nhảy xa, thước đo và các thiết bị khác.

2.2. Đối với chuyên đề thể dục thể thao tự chọn:

- Môn bơi lội: Hồ bơi, phao bơi, nón bơi, kính bơi và các thiết bị khác;

- Môn cầu lông: Sân cầu lông, bộ trụ; lưới, vợt, quả cầu lông, bảng lật tỷ số và các và các thiết bị khác;

- Môn bóng chuyền: Sân bóng chuyền; trụ, lưới, bóng chuyền; bảng lật tỷ số, sa bàn chiến thuật và các thiết bị khác;

- Môn bóng rổ: Sân bóng rổ, trụ bóng rổ; bảng lật tỷ số, sa bàn chiến thuật và các thiết bị khác;

- Môn bóng đá: Sân bóng đá, khung thành, bóng đá, thẻ phạt, bảng lật tỷ số, sa bàn chiến thuật và các thiết bị khác;

- Môn bóng bàn: Phòng tập; bàn, vợt, bóng, bảng lật tỷ số và các thiết bị khác.

3. Các điều kiện khác

Khuyến khích các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đầu tư phòng học và các điều kiện khác để có thể tổ chức giảng dạy môn học hoặc một số nội dung của môn học theo hình thức trực tuyến.

V. Phương pháp đánh giá

Việc đánh giá kết quả học tập của người học được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 09/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13/3/2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ; quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp.

VI. Miễn trừ, bảo lưu kết quả học tập

Việc miễn trừ, bảo lưu kết quả học tập môn học được thực hiện theo Thông tư số 09/2017/TT-BLĐTBXH.

Người học đã có bằng tốt nghiệp trung cấp, Hiệu trưởng nhà trường xem xét, quyết định cho người học được miễn học những nội dung đã được học ở chương trình đào tạo trình độ trung cấp.

Tài liệu tham khảo

1. Nghị định số 11/2015/NĐ-CP ngày 32/01/2015 của Chính phủ Quy định về Giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường.

2. Quyết định số 1076/QĐ-TTg ngày 17/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt đề án tổng thể phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025;

3. Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh: Giáo trình Cầu lông, Nhà Xuất bản Thể dục thể thao, năm 2000.

4. Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh: Giáo trình Bơi thể thao, Nhà Xuất bản Thể dục thể thao, năm 2015.

5. Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh: Giáo trình Thể dục, Nhà Xuất bản Thể dục thể thao, năm 2009.

6. Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh: Giáo trình Bóng chuyền, Nhà xuất bản Thể dục thể thao, năm 2006.

7. Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh: Điền kinh (sách giáo khoa), năm 2006.

8. Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh: Giáo trình Bóng đá, Nhà Xuất bản Thể dục thể thao, năm 2007.

9. Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh: Giáo trình Bơi thể thao, Nhà Xuất bản Thể dục thể thao, năm 2015.

10. Trường Đại học Thể dục thể thao TP. Hồ Chí Minh: Giáo trình điền kinh, Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, năm 2016.

11. Trường Đại học Thể dục thể thao TP. Hồ Chí Minh: Giáo trình bóng rổ, Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, năm 2016.

12. Trường Đại học Thể dục thể thao TP. Hồ Chí Minh: Giáo trình bóng đá, Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, năm 2017.

13. Trường Đại học Thể dục thể thao TP. Hồ Chí Minh: Giáo trình bơi lội (tập 1, tập 2), Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, năm 2016.

14. Trường Đại học Thể dục thể thao TP. Hồ Chí Minh: Giáo trình bóng bàn, Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, năm 2014.

15. Trường Đại học Sư phạm thể dục thể thao TP. Hồ Chí Minh: Giáo trình Điền kinh, năm 2016.

16. Trường Đại học Sư phạm thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh: Giáo trình Bóng chuyền, Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2014.

17. Trường Đại học Thể dục thể thao Đà Nẵng: Giáo trình thể dục (tập 1, tập 2) Nhà Xuất bản Thể dục thể thao, năm 2014.

18. Trường Đại học Thể dục thể thao Đà Nẵng: Giáo trình điền kinh, Nhà Xuất bản Thể dục thể thao, năm 2014.

19. Trường Đại học Thể dục thể thao Đà Nẵng: Giáo trình bóng bàn, Nhà Xuất bản Thể dục thể thao, năm 2015.

20. Luật các môn thể thao và các tài liệu tham khảo khác./.

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC

Tên môn học: Giáo dục quốc phòng và an ninh

Mã môn học: MH04

Thời gian thực hiện: 75 giờ (lý thuyết: 36 giờ; thực hành, thảo luận, bài tập: 35 giờ; kiểm tra: 04 giờ)

I. Vị trí, tính chất của môn học

1. Vị trí

Môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh là môn học điều kiện, bắt buộc thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo cao đẳng.

2. Tính chất

Chương trình môn học bao gồm những nội dung cơ bản về quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác quốc phòng và an ninh; xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; có kiến thức cơ bản về phòng thủ dân sự, rèn luyện kỹ năng quân sự; sẵn sàng tham gia bảo vệ Tổ quốc.

II. Mục tiêu môn học

Sau khi học xong môn học, người học đạt được:

1. Về kiến thức

- Trình bày được những nội dung cơ bản về chiến lược “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với Việt Nam;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên; xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia;

- Trình bày được một số nội dung cơ bản về dân tộc và tôn giáo; phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội; đường lối quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng;

- Trình bày được những vấn đề cơ bản về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam; đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước về kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường, củng cố quốc phòng và an ninh;

- Trình bày được một số nội dung cơ bản về đội ngũ đơn vị cấp tiểu đội, trung đội; tác dụng, tính năng, cấu tạo và cách thức sử dụng của một số loại vũ khí bộ binh thông thường; kỹ thuật cấp cứu chuyển thương.

2. Về kỹ năng

- Nhận biết được một số biểu hiện, hoạt động về “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với Việt Nam hiện nay;

- Nhận biết được trách nhiệm của tổ chức và cá nhân trong việc xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên; xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia;

- Xác định được một số vấn đề cơ bản về dân tộc và tôn giáo; phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội; chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc; xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam;

- Nhận thức đúng đường lối quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng; kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng và an ninh;

- Thực hiện đúng các động tác trong đội ngũ đơn vị; kỹ thuật sử dụng một số loại vũ khí bộ binh; cấp cứu chuyển thương.

3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm

- Luôn có tinh thần cảnh giác cao trước những âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch; chấp hành tốt mọi đường lối chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác quốc phòng và an ninh;

- Rèn luyện bản lĩnh chính trị, đạo đức, hình thành lối sống có kỷ luật, có ý thức tự giác và tác phong nhanh nhẹn trong các hoạt động;

- Sẵn sàng tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và các hoạt động xã hội góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc;

- Có ý thức, trách nhiệm trong việc xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; chiến tranh nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường, củng cố quốc phòng và an ninh.

III. Nội dung môn học

1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian

STT

Tên bài

Thời gian (giờ)

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành/ thảo luận

Kiểm tra

1

Bài 1: Nhập môn Giáo dục quốc phòng và an ninh

2

2

 

 

2

Bài 2: Phòng chống chiến lược "Diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với Việt Nam

4

3

1

 

3

Bài 3: Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên

4

3

1

 

4

Bài 4: Xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia

4

3

1

 

5

Bài 5: Một số vấn đề cơ bản về dân tộc và tôn giáo

4

3

1

 

6

Bài 6: Những vấn đề cơ bản về phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội

4

3

1

 

7

Kiểm tra

1

 

 

1

8

Bài 7: Đường lối quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước Việt Nam về bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng

5

3

2

 

9

Bài 8: Chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

5

3

2

 

10

Bài 9: Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam

5

3

2

 

11

Bài 10: Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường, củng cố quốc phòng và an ninh

5

3

2

 

12

Kiểm tra

1

 

 

1

13

Bài 11: Đội ngũ đơn vị

4

1

3

 

14

Bài 12: Giới thiệu và hướng dẫn kỹ thuật sử dụng một số loại vũ khí bộ binh

19

5

14

 

15

Bài 13: Kỹ thuật cấp cứu và chuyển thương

6

1

5

 

16

Kiểm tra

2

 

 

2

CỘNG

75

36

35

4

2. Nội dung chi tiết

Bài 1:

NHẬP MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH

1. Mục tiêu

Sau khi học xong bài học, người học đạt được:

- Trình bày được vị trí, tính chất, mục tiêu, nội dung chính, điều kiện thực hiện, yêu cầu về kiểm tra đánh giá môn học; các yêu cầu tối thiểu về lễ tiết tác phong quân nhân cho người học môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh;

- Nâng cao ý thức, trách nhiệm của người học trong học tập môn học, nhận thức được tầm quan trọng của công tác quốc phòng và an ninh, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

2. Nội dung

2.1. Vị trí, tính chất, mục tiêu của môn học

2.2. Các nội dung chính

2.3. Một số yêu cầu cơ bản về lễ tiết tác phong quân nhân cho người học

2.4. Điều kiện thực hiện môn học

2.5. Tổ chức dạy, học và đánh giá kết quả học tập

Bài 2:

PHÒNG CHỐNG CHIẾN LƯỢC “DIỄN BIẾN HÒA BÌNH”, BẠO LOẠN LẬT ĐỔ CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH ĐỐI VỚI VIỆT NAM

1. Mục tiêu

Sau khi học xong bài học, người học đạt được:

- Trình bày được những nội dung cơ bản về chiến lược “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với các nước xã hội chủ nghĩa và Việt Nam;

- Nhận biết được một số biểu hiện, hoạt động về “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với Việt Nam hiện nay.

2. Nội dung

2.1. Chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch chống phá chủ nghĩa xã hội

2.1.1. Khái niệm chiến lược "Diễn biến hòa bình"

2.1.2. Khái niệm bạo loạn lật đổ

2.2. Chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với Việt Nam

2.2.1. Âm mưu, thủ đoạn của chiến lược "Diễn biến hòa bình" đối với Việt Nam

2.2.2. Bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch chống phá Việt Nam

2.3. Quan điểm và phương châm của Đảng, Nhà nước về phòng chống chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ

2.3.1. Quan điểm chỉ đạo

2.3.2. Phương châm tiến hành

2.4. Những giải pháp phòng chống chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ ở Việt Nam hiện nay

2.4.1. Nâng cao nhận thức về âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, nắm chắc mọi diễn biến không để bị động và bất ngờ

2.4.2. Đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng, tiêu cực trong xã hội, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trên các lĩnh vực, chống nguy cơ tụt hậu về kinh tế

2.4.3. Xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc cho toàn dân

2.4.4. Xây dựng cơ sở chính trị - xã hội vững mạnh về mọi mặt

2.4.5. Chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang ở địa phương vững mạnh

2.4.6. Xây dựng, luyện tập các phương án, các tình huống chống "Diễn biến hoà bình", bạo loạn lật đổ của địch

2.4.7. Đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân lao động

2.5. Thảo luận

Bài 3:

XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN TỰ VỆ, LỰC LƯỢNG DỰ BỊ ĐỘNG VIÊN

1. Mục tiêu

Sau khi học xong bài học, người học đạt được:

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên;

- Phân biệt được trách nhiệm của tổ chức và cá nhân trong việc tham gia xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên.

2. Nội dung

2.1. Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ

2.1.1. Khái niệm, vị trí vai trò và nhiệm vụ của lực lượng dân quân tự vệ

2.1.2. Nội dung xây dựng lực lượng dân quân tự vệ

2.1.3. Một số biện pháp xây dựng lực lư­ợng dân quân tự vệ trong giai đoạn hiện nay

2.2. Xây dựng lực lượng dự bị động viên

2.2.1. Khái niệm, vị trí, vai trò xây dựng lực lư­ợng dự bị động viên

2.2.2. Những quan điểm, nguyên tắc xây dựng lực lư­ợng dự bị động viên

2.2.3. Nội dung xây dựng lực lư­ợng dự bị động viên

2.2.4. Một số biện pháp xây dựng lực lư­ợng dự bị động viên trong giai đoạn hiện nay

2.3. Thảo luận

Bài 4:

XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ, BIÊN GIỚI QUỐC GIA

1. Mục tiêu

Sau khi học xong bài học, người học đạt được:

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chủ quyền lãnh thổ, biển đảo và biên giới quốc gia, quan điểm của Đảng, Nhà nước về xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biển đảo và biên giới quốc gia;

- Phân biệt được trách nhiệm của tổ chức và cá nhân trong việc xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biển đảo và biên giới quốc gia.

2. Nội dung

2.1. Xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia

2.1.1. Chủ quyền lãnh thổ quốc gia

2.1.2. Chủ quyền biên giới quốc gia

2.2. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biển đảo và biên giới quốc gia

2.3. Một số giải pháp cơ bản của Đảng, Nhà nước về xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biển đảo và biên giới quốc gia

2.4. Trách nhiệm của tổ chức và cá nhân trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biển đảo và biên giới quốc gia

2.5. Thảo luận

Bài 5:

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO

1. Mục tiêu

Sau khi học xong bài học, người học đạt được:

- Trình bày được những nội dung chính về dân tộc, tôn giáo; vấn đề dân tộc, tôn giáo theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước hiện nay;

- Xác định rõ quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề dân tộc, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay.

2. Nội dung

2.1. Một số vấn đề cơ bản về dân tộc

2.1.1. Một số vấn đề chung về dân tộc

2.1.2. Đặc điểm các dân tộc ở Việt Nam

2.2. Một số vấn đề cơ bản về tôn giáo

2.2.1. Một số vấn đề chung về tôn giáo

2.2.2. Tình hình tôn giáo ở Việt Nam

2.3. Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề dân tộc, tôn giáo ở Việt Nam

2.3.1. Quan điểm, chính sách về dân tộc của Đảng và Nhà nước

2.3.2. Quan điểm, chính sách về tôn giáo của Đảng và Nhà nước

2.3.3. Một số giải pháp nâng cao nhận thức xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc

2.4. Thảo luận

Bài 6:

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM VÀ TỆ NẠN XÃ HỘI

1. Mục tiêu

Sau khi học xong bài học, người học đạt được:

- Trình bày được những nội dung cơ bản về công tác phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội;

- Xác định được trách nhiệm của tổ chức và cá nhân trong công tác phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội hiện nay.

2. Nội dung

2.1. Những vấn đề cơ bản về phòng chống tội phạm 2.1.1. Khái niệm tội phạm và phòng chống tội phạm

2.1.2. Nội dung nhiệm vụ hoạt động phòng chống tội phạm

2.1.3. Chủ thể và nguyên tắc tổ chức hoạt động phòng chống tội phạm

2.1.4. Phòng chống tội phạm trong nhà trường

2.2. Công tác phòng chống tệ nạn xã hội

2.2.1. Khái niệm, mục đích công tác phòng chống tệ nạn xã hội và đặc điểm đối tượng hoạt động tệ nạn xã hội

2.2.2. Chủ trương, quan điểm và các quy định của pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội

2.2.3. Trách nhiệm của tổ chức và cá nhân trong phòng chống tệ nạn xã hội

2.3. Thảo luận

Bài 7:

ĐƯỜNG LỐI QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG, CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT CỦA NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ AN NINH CHÍNH TRỊ, KINH TẾ, VĂN HÓA, TƯ TƯỞNG

1. Mục tiêu

Sau khi học xong bài học, người học đạt được:

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về đường lối quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng;

- Nhận thức đúng đường lối quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng.

2. Nội dung

2.1. Quan điểm và tư tưởng chỉ đạo của Đảng về bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng

2.1.1. Bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng là nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam

2.1.2. Quan điểm cơ bản của Đảng về bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng

2.2. Nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng

2.2.1. Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng công tác giáo dục, bồi dưỡng kiến thức về bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng

2.2.2. Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với việc tăng cường bảo vệ an ninh chính trị, văn hóa, tư tưởng trên cơ sở phát huy mọi tiềm năng của đất nước

2.2.3. Tăng cường đổi mới và nâng cao chất lượng công tác hội nhập quốc tế về bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng

2.3. Những giải pháp cơ bản về bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng

2.4. Thảo luận

Bài 8:

CHIẾN TRANH NHÂN DÂN BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

1. Mục tiêu

Sau khi học xong bài học, người học đạt được:

- Trình bày được các nội dung cơ bản về chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;

- Xác định được trách nhiệm của tổ chức và cá nhân trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

2. Nội dung

2.1. Những vấn đề chung về chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc

2.1.1. Mục đích, đối tượng của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc

2.1.2. Tính chất đặc điểm của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc

2.2. Quan điểm của Đảng trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc

2.2.1. Tiến hành chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc, lấy lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt. Kết hợp tác chiến của lực lượng vũ trang địa phương với tác chiến của các binh đoàn chủ lực

2.2.2. Tiến hành chiến tranh toàn diện, kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hoá và tư tưởng, lấy đấu tranh quân sự là chủ yếu, lấy thắng lợi trên chiến trường là yếu tố quyết định để giành thắng lợi trong chiến tranh

2.2.3. Chuẩn bị mọi mặt trên cả nước cũng như từng khu vực để đủ sức đánh được lâu dài, ra sức thu hẹp không gian, rút ngắn thời gian của chiến tranh giành thắng lợi càng sớm càng tốt

2.2.4. Kết hợp kháng chiến với xây dựng, vừa kháng chiến vừa xây dựng, ra sức sản xuất thực hành tiết kiệm giữ gìn và bồi dưỡng lực lượng ta càng đánh càng mạnh

2.2.5. Kết hợp đấu tranh quân sự với bảo đảm an ninh chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, trấn áp kịp thời mọi âm mưu và hành động phá hoại gây bạo loạn

2.2.6. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, phát huy tinh thần tự lực tự cường, tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế, sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân tiến bộ trên thế giới

2.3. Một số nội dung chủ yếu của chiến tranh nhân dân

2.3.1. Tổ chức thế trận chiến tranh nhân dân

2.3.2. Tổ chức lực lượng chiến tranh nhân dân

2.4. Thảo luận

Bài 9:

XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN VIỆT NAM

1. Mục tiêu

Sau khi học xong bài học, người học đạt được:

- Trình bày được những vấn đề cơ bản về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam;

- Xác định được trách nhiệm của tổ chức và cá nhân trong việc tham gia xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam.

2. Nội dung

2.1. Khái niệm, đặc điểm và những quan điểm, nguyên tắc cơ bản xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân

2.1.1. Khái niệm

2.1.2. Đặc điểm liên quan đến xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân

2.1.3. Những quan điểm, nguyên tắc cơ bản xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân trong thời kỳ mới

2.2. Phương hướng xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân trong giai đoạn mới

2.2.1. Xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng

2.2.2. Chính quy

2.2.3. Tinh nhuệ

2.2.4. Từng bước hiện đại

2.3. Những biện pháp chủ yếu xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân

2.4. Thảo luận

Bài 10:

KẾT HỢP PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VỚI TĂNG CƯỜNG, CỦNG CỐ QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH

1. Mục tiêu

Sau khi học xong bài học, người học đạt được:

- Trình bày được những vấn đề cơ bản về việc kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường, củng cố quốc phòng và an ninh;

- Nhận thức đúng trách nhiệm của tổ chức và cá nhân trong việc tham gia xây dựng phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường, củng cố quốc phòng và an ninh.

2. Nội dung

2.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường, củng cố quốc phòng và an ninh ở Việt Nam

2.1.1. Cơ sở lý luận của sự kết hợp

2.1.2. Cơ sở thực tiễn của sự kết hợp

2.2. Nội dung kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường, củng cố quốc phòng và an ninh với đối ngoại ở nước ta hiện nay

2.2.1. Kết hợp trong xác định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội

2.2.2. Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường, củng cố quốc phòng và an ninh trong phát triển các vùng lãnh thổ

2.2.3. Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường, củng cố quốc phòng và an ninh trong các ngành, các lĩnh vực kinh tế chủ yếu

2.2.4. Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường, củng cố quốc phòng và an ninh trong thực hiện nhiệm vụ chiến lược bảo vệ Tổ quốc

2.2.5. Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường, củng cố quốc phòng và an ninh trong hoạt động đối ngoại

2.3. Một số giải pháp chủ yếu thực hiện kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường, củng cố quốc phòng và an ninh ở Việt Nam hiện nay

2.4. Thảo luận

Bài 11:

ĐỘI NGŨ ĐƠN VỊ

1. Mục tiêu

Sau khi học xong bài học, người học đạt được:

- Trình bày được một số nội dung cơ bản về đội ngũ đơn vị cấp tiểu đội, trung đội;

- Thực hiện đúng các động tác trong đội ngũ đơn vị cấp tiểu đội, trung đội.

2. Nội dung

2.1. Đội hình tiểu đội

2.1.1. Đội hình tiểu đội một hàng ngang

2.1.2. Đội hình tiểu đội hai hàng ngang

2.1.3. Đội hình tiểu đội một hàng dọc

2.1.4. Đội hình tiểu đội hai hàng dọc

2.2. Đội hình trung đội

2.2.1. Đội hình trung đội một hàng ngang

2.2.2. Đội hình trung đội hai hàng ngang

2.2.3. Đội hình trung đội ba hàng ngang

2.2.4. Đội hình trung đội một hàng dọc

2.2.5. Đội hình trung đội hai hàng dọc

2.2.6. Đội hình trung đội ba hàng dọc

2.3. Đổi hướng đội hình

2.3.1. Đổi hướng đội hình khi đứng tại chỗ

2.3.2. Đổi hướng đội hình trong khi đi

2.4. Thực hành

Bài 12:

GIỚI THIỆU VÀ HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT SỬ DỤNG MỘT SỐ LOẠI VŨ KHÍ BỘ BINH

1. Mục tiêu

Sau khi học xong bài học, người học đạt được:

- Trình bày được tác dụng, tính năng chiến đấu, cấu tạo, chuyển động của một số loại vũ khí bộ binh;

- Thực hiện đúng động tác tháo lắp súng bộ binh và kỹ thuật sử dụng một số loại vũ khí bộ binh;

- Có ý thức giữ gìn, bảo quản và sử dụng vũ khí bộ binh trong tập luyện và chiến đấu.

2. Nội dung

2.1. Giới thiệu một số loại vũ khí bộ binh

2.1.1. Súng trường CKC

2.1.2. Súng tiểu liên AK

2.1.3. Súng trung liên RPĐ cỡ 7,62 mm

2.1.4. Súng diệt tăng B41

2.1.5. Lựu đạn cần 97 Việt Nam, lựu đạn F-1

2.2. Hướng dẫn kỹ thuật sử dụng một số loại vũ khí bộ binh

2.2.1. Kỹ thuật tháo và lắp một số loại vũ khí bộ binh

2.2.2. Kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK và súng trường CKC

2.2.3. Kỹ thuật sử dụng lựu đạn cần 97 Việt Nam và Lựu đạn F-1

2.3. Thực hành

Bài 13:

KỸ THUẬT CẤP CỨU VÀ CHUYỂN THƯƠNG

1. Mục tiêu

Sau khi học xong bài học, người học đạt được:

- Trình bày được một số nội dung cơ bản về kỹ thuật cấp cứu, chuyển thương;

- Thực hiện đúng các bước cấp cứu, chuyển thương.

2. Nội dung

2.1. Cầm máu tạm thời

2.1.1. Mục đích

2.1.2. Nguyên tắc cầm máu tạm thời

2.1.3. Phân biệt các loại chảy máu

2.1.4. Các biện pháp cầm máu tạm thời

2.2. Cố định tạm thời xương gãy

2.2.1. Mục đích

2.2.2. Nguyên tắc cố định tạm thời xương gãy

2.2.3. Kỹ thuật cố định tạm thời xương gãy

2.3. Hô hấp nhân tạo

2.3.1. Nguyên nhân gây ngạt thở

2.3.2. Kỹ thuật cấp cứu ban đầu

2.3.3. Tiến triển của việc cấp cứu ngạt thở

2.4. Kỹ thuật chuyển thương

2.4.1. Mang vác bằng tay

2.4.2. Chuyển nạn nhân bằng cáng

2.5. Thực hành

IV. Điều kiện thực hiện môn học

1. Địa điểm học tập

Phòng học, thao trường, bãi tập và các địa điểm khác đáp ứng điều kiện thực hiện môn học.

2. Trang thiết bị

2.1. Tài liệu:

Giáo trình Giáo dục quốc phòng và an ninh bậc trung cấp và các tài liệu tham khảo khác do Hiệu trưởng nhà trường quyết định theo quy định của pháp luật.

2.2. Tranh, phim ảnh:

- Sơ đồ tổ chức Quân đội và Công an;

- Cấu tạo, sử dụng một số loại lựu đạn;

- Kỹ thuật băng bó cấp cứu, chuyển thương;

- Súng tiểu liên AK, súng trường CKC, súng trung liên RPĐ, súng diệt tăng B41;

- Các tư thế, động tác bắn súng AK, CKC;

- Cấu tạo và động tác sử dụng lựu đạn Ф1, lựu đạn cần 97;

- Phim ảnh về giáo dục quốc phòng và an ninh.

2.3. Mô hình vũ khí:

- Mô hình súng AK-47, CKC, RPĐ, B41 cắt bổ;

- Mô hình súng tiểu liên AK-47, CKC luyện tập;

- Mô hình lựu đạn lựu đạn Ф1, lựu đạn cần 97 cắt bổ;

- Mô hình lựu đạn lựu đạn Ф1, lựu đạn cần 97 luyện tập.

2.4. Máy bắn tập:

- Máy bắn MBT-03;

- Thiết bị tạo tiếng nổ và lực giật cho máy bắn tập MBT-03 TNAK-12;

- Thiết bị theo dõi đường ngắm RDS-07;

- Lựu đạn tập nổ nhiều lần sử dụng CO2 lỏng (LĐT-15).

2.5. Thiết bị khác:

- Bao đạn, túi đựng lựu đạn;

- Bộ bia (khung + mặt bia số 4);

- Giá đặt bia đa năng;

- Kính kiểm tra đường ngắm;

- Đồng tiền di động;

- Mô hình đường đạn trong không khí;

- Hộp dụng cụ huấn luyện;

- Thiết bị tạo tiếng súng và tiếng nổ giả;

- Dụng cụ băng bó cứu thương;

- Cáng cứu thương;

- Giá súng và bàn thao tác;

- Tủ đựng súng và thiết bị.

2.6. Trang phục:

- Trang phục giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục quốc phòng và an ninh

+ Trang phục mùa hè;

+ Trang phục dã chiến;

+ Mũ Kêpi;

+ Mũ cứng;

+ Mũ mềm;

+ Thắt lưng;

+ Giầy da;

+ Tất sợi;

+ Sao mũ Kêpi giáo dục quốc phòng và an ninh;

+ Sao mũ cứng giáo dục quốc phòng và an ninh;

+ Sao mũ mềm giáo dục quốc phòng và an ninh;

+ Nền cấp hiệu giáo dục quốc phòng và an ninh;

+ Nền phù hiệu giáo dục quốc phòng và an ninh;

+ Biển tên;

+ Ca vát.

- Trang phục người học giáo dục quốc phòng và an ninh

+ Trang phục hè;

+ Mũ cứng;

+ Mũ mềm;

+ Giầy vải;

+ Tất sợi;

+ Sao mũ cứng giáo dục quốc phòng và an ninh;

+ Thắt lưng;

+ Sao mũ mềm giáo dục quốc phòng và an ninh.

3. Các điều kiện khác

Khuyến khích các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trang bị phòng học và các điều kiện khác để có thể tổ chức giảng dạy nội dung lý thuyết theo hình thức trực tuyến.

Tài liệu tham khảo:

1. Chỉ thị 12-CT/TW ngày 03/05/2007 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Giáo dục quốc phòngan ninh trong tình hình mới.

2. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII”, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2016.

3. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2013.

4. Luật Biên giới quốc gia, 2004.

5. Luật nghĩa vụ quân sự, 2015.

6. Luật an ninh quốc gia, 2004.

7. Bộ luật hình sự, 2015.

8. Luật phòng chống tham nhũng, 2005; sửa đổi bổ sung năm 2018.

9. Luật tín ngưỡng, tôn giáo, 2016.

10. Luật Quốc phòng, 2006; sửa đổi, bổ sung năm 2018.

11. Luật giáo dục quốc phòng và an ninh, 2013.

12. Luật biển Việt Nam, 2012.

13. Luật Dân quân tự vệ, 2009.

14. Luật phòng, chống ma túy, năm 2000; sửa đổi, bổ sung năm 2009.

15. Pháp lệnh số 10/2003/PL-UBTVQH11 ngày 17/03/2003 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về phòng, chống mại dâm.

16. Nghị định số 116/2006/NĐ-CP ngày 06/10/2006 của Chính phủ về động viên quốc phòng.

17. Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về Công tác dân tộc.

18. Nghị định số 25/2014/NĐ-CP ngày 07/04/2014 quy định về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.

19. Nghị định số 13/2014/NĐ-CP ngày 25/02/2014 của Chính phủ quy định chi tiết về biện pháp thi hành Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh.

20. Nghị định số 71/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018 quy định chi tiết một số điều của luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ về vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ.

21. Thông tư số 01/2018/TT-BGDĐT ngày 26/01/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu môn học giáo dục quốc phòng và an ninh trong các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (có cấp trung học phổ thông), trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục đại học.

22. Thông tư số 02/2017/TT-BGDĐT ngày 13/01/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung học phổ thông.

23. Thông tư số 08/2015/TT-BLĐTBXH ngày 27/02/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Ban hành chương trình, giáo trình môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh dùng cho trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề.

24. Thông tư số 03/2017/TT-BGDĐT ngày 13/01/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục đại học.

25. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Giáo trình Giáo dục quốc phòng – an ninh tập 1, tập 2 dùng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng, Nhà xuất bản Giáo dục 2007.

26. Học viện chính trị: Phòng, chống "diễn biến hòa bình" ở Việt Nam - những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2009.

27. Giáo trình Giáo dục an ninh - trật tự, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam 2012.

28. Điều lệnh quản lý bộ đội, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, 2011.

29. Sách dạy bắn súng tiểu liên AK, Cục quân huấn, BTTM, năm 1997.

30. Sách dạy bắn súng trung liên RPĐ, Cục quân huấn, BTTM, năm 2000.

31. Sách dạy bắn súng diệt tăng B41, Cục quân huấn, BTTM, năm 2002./.

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC

Tên môn học: Tin học

Mã môn học: MH05

Thời gian thực hiện: 75 giờ, (lý thuyết: 15 giờ; thực hành, thảo luận, bài tập: 58 giờ; kiểm tra: 2 giờ).

I. Vị trí, tính chất của môn học

1. Vị trí: Môn học Tin học là môn học bắt buộc thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo cao đẳng.

2. Tính chất: Chương trình môn học bao gồm nội dung cơ bản về máy tính và công nghệ thông tin, cũng như việc sử dụng máy tính trong đời sống, học tập và hoạt động nghề nghiệp sau này.

II. Mục tiêu của môn học

Sau khi học xong môn học này, người học đạt được Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông, cụ thể:

1. Về kiến thức

Trình bày và giải thích được được kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin; sử dụng máy tính, xử lý văn bản; sử dụng bảng tính, trình chiếu, Internet.

2. Về kỹ năng

- Nhận biết được các thiết bị cơ bản của máy tính, mạng máy tính; phân loại phần mềm; lập trình; phần mềm thương mại và phần mềm nguồn mở;

- Sử dụng được hệ điều hành Windows để tổ chức, quản lý thư mục, tập tin trên máy tính và sử dụng máy in;

- Sử dụng được phần mềm soạn thảo để soạn thảo được văn bản hành chính theo đúng quy định về kỹ thuật soạn thảo văn bản hành chính;

- Sử dụng được phần mềm xử lý bảng tính để tạo trang tính và các hàm cơ bản để tính các bài toán thực tế;

- Sử dụng được phần mềm trình chiếu để xây dựng và trình chiếu được các nội dung cần thiết;

- Sử dụng được một số dịch vụ Internet cơ bản như: Trình duyệt Web, thư điện tử, tìm kiếm thông tin và một số dạng truyền thông số thông dụng;

- Nhận biết và áp dụng biện pháp phòng tránh các loại nguy cơ đối với an toàn dữ liệu, mối nguy hiểm tiềm năng khi sử dụng các trang mạng xã hội, an toàn và bảo mật, bảo vệ thông tin;

- Thực hiện đúng các quy định về an toàn bảo mật thông tin; an toàn lao động và bảo vệ môi trường trong việc sử dụng máy tính và ứng dụng công nghệ thông tin.

3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm

- Nhận thức được tầm quan trọng và thực hiện đúng quy định của pháp luật, có trách nhiệm trong việc sử dụng máy tính và công nghệ thông tin trong đời sống, học tập và nghề nghiệp;

- Có thể làm việc độc lập hoặc theo nhóm trong việc áp dụng chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản vào học tập, lao động và các hoạt động khác.

III. Nội dung môn học

1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian

Số TT

Tên chương

Tổng số

Thời gian (giờ)

Lý thuyết

Thực hành, thảo luận, bài tập

Kiểm tra

1

Chương I. Hiểu biết về công nghệ thông tin cơ bản

5

3

2

 

2

Chương II. Sử dụng máy tính cơ bản

6

2

4

 

3

Chương III. Xử lý văn bản cơ bản

17

2

15

 

4

Kiểm tra

1

 

 

1

5

Chương IV. Sử dụng bảng tính cơ bản

29

4

25

 

6

Chương V. Sử dụng trình chiếu cơ bản

11

2

9

 

7

Chương VI. Sử dụng Internet cơ bản

5

2

3

 

8

Kiểm tra

1

 

 

1

Tổng cộng

75

15

58

2

2. Nội dung chi tiết

Chương I. HIỂU BIẾT VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CƠ BẢN

1. Mục tiêu

Học xong chương này, người học có khả năng:

- Trình bày được các kiến thức cơ bản về máy tính, phần mềm, biểu diễn thông tin trong máy tính, mạng cơ bản; các quy định liên quan đến việc sử dụng máy tính và công nghệ thông tin;

- Nhận biết được các thiết bị phần cứng chủ yếu, hệ điều hành, phần mềm ứng dụng; tuân thủ đúng các quy định trong việc sử dụng máy tính và ứng dụng công nghệ thông tin.

2. Nội dung

2.1. Kiến thức cơ bản về máy tính

2.1.1. Thông tin và xử lý thông tin

2.1.1.1. Thông tin

2.1.1.2. Dữ liệu

2.1.1.3. Xử lý thông tin

2.1.2. Phần cứng

2.1.2.1. Đơn vị xử lý trung tâm

2.1.2.2. Thiết bị nhập

2.1.2.3. Thiết bị xuất

2.1.2.4. Bộ nhớ và thiết bị lưu trữ

2.2. Phần mềm

2.2.1. Phần mềm hệ thống

2.2.2. Phần mềm ứng dụng

2.2.3. Một số phần mềm ứng dụng thông dụng

2.2.4. Phần mềm nguồn mở

2.3. Biểu diễn thông tin trong máy tính

2.3.1. Biểu diễn thông tin trong máy tính

2.3.2. Đơn vị thông tin và dung lượng bộ nhớ

2.4. Mạng cơ bản

2.4.1. Những khái niệm cơ bản

2.4.2. Internet, Intranet, Extranet

2.4.3. Truyền dữ liệu trên mạng

2.4.3.1. Truyền dữ liệu trên mạng

2.4.3.2. Tốc độ truyền

2.4.3.3. Các số đo (bps, Kbps, Mbps, Gbps…)

2.4.4. Phương tiện truyền thông

2.4.4.1. Giới thiệu về phương tiện truyền thông

2.4.4.2. Băng thông

2.4.4.3. Phân biệt các phương tiện truyền dẫn có dây

2.4.5. Download, Upload

2.5. Các ứng dụng của công nghệ thông tin – truyền thông

2.5.1. Một số ứng dụng công nghệ thông tin và ứng dụng trong kinh doanh

2.5.2. Một số ứng dụng phổ biến để liên lạc, truyền thông

2.6. An toàn lao động và bảo vệ môi trường trong sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông

2.6.1. An toàn lao động

2.6.2. Bảo vệ môi trường

2.7. Các vấn đề an toàn thông tin cơ bản khi làm việc với máy tính

2.7.1. Kiểm soát truy nhập, bảo đảm an toàn cho dữ liệu

2.7.2. Phần mềm độc hại (malware)

2.8. Một số vấn đề cơ bản liên quan đến pháp luật trong sử dụng công nghệ thông tin

2.8.1. Bản quyền/ Sở hữu trí tuệ

2.8.2. Bảo vệ dữ liệu

Chương II. SỬ DỤNG MÁY TÍNH CƠ BẢN

1. Mục tiêu

Học xong chương này, người học có khả năng:

- Trình bày được một số kiến thức cơ bản về hệ điều hành Windows, quản lý thư mục, tập tin; phần mềm tiện ích và đa phương tiện, sử dụng tiếng Việt trong máy tính, sử dụng máy in;

- Khởi động, tắt được máy tính, máy in theo đúng quy trình. Thực hiện được việc quản lý thư mục, tập tin; cài đặt, gỡ bỏ và sử dụng được một số phần mềm tiện ích thông dụng.

2. Nội dung

2.1. Làm việc với hệ điều hành

2.1.1. Windows là gì?

2.1.2. Khởi động và thoát khỏi Windows

2.1.3. Desktop

2.1.4. Thanh tác vụ (Taskbar)

2.1.5. Menu Start

2.1.6. Khởi động và thoát khỏi một ứng dụng

2.1.7. Chuyển đổi giữa các cửa sổ ứng dụng

2.1.8. Thu nhỏ một cửa sổ, đóng cửa sổ một ứng dụng

2.1.9. Sử dụng chuột

2.2. Quản lý thư mục và tập tin

2.2.1. Khái niệm thư mục và tập tin

2.2.2. Xem thông tin, di chuyển, tạo đường tắt đến nơi lưu trữ thư mục và tập tin

2.2.3. Tạo, đổi tên tập tin và thư mục, thay đổi trạng thái và hiển thị thông tin về tập tin

2.2.4. Chọn, sao chép, di chuyển tập tin và thư mục

2.2.5. Xóa, khôi phục tập tin và thư mục

2.2.6. Tìm kiếm tập tin và thư mục

2.3. Sử dụng Control Panel

2.3.1. Khởi động Control Panel

2.3.2. Region and Language

2.3.3. Devices and Printers

2.3.4. Programs and Features

2.4. Một số phần mềm tiện ích

2.4.1. Phần mềm nén, giải nén tập tin

2.4.2. Phần mềm diệt virus

2.5. Sử dụng tiếng Việt

2.5.1. Các bộ mã tiếng Việt

2.5.2. Cách thức nhập tiếng Việt

2.5.3. Chọn phần mềm nhập tiếng Việt

2.6. Chuyển đổi định dạng tập tin

2.7. Đa phương tiện

2.8. Sử dụng máy in

2.8.1. Lựa chọn máy in

2.8.2. In

Chương III. XỬ LÝ VĂN BẢN CƠ BẢN

1. Mục tiêu

Học xong chương này, người học có khả năng:

- Trình bày được một số kiến thức cơ bản về văn bản, soạn thảo và xử lý văn bản, sử dụng phần mềm Microsoft Word trong soạn thảo văn bản, kết xuất và phân phối văn bản;

- Soạn thảo được văn bản bảo đảm đúng các yêu cầu về kỹ thuật soạn thảo văn bản hành chính; in ấn và phân phối văn bản bảo đảm đúng quy định.

2. Nội dung

2.1. Khái niệm văn bản và xử lý văn bản

2.1.1. Khái niệm văn bản.

2.1.2. Khái niệm xử lý văn bản.

2.2. Sử dụng Microsoft Word

2.2.1. Giới thiệu Microsoft Word

2.2.1.1. Mở, đóng Microsoft Word

2.2.1.2. Giới thiệu giao diện Microsoft Word

2.2.2. Thao tác với tập tin Microsoft Word

2.2.2.1. Mở một tập tin có sẵn

2.2.2.2. Tạo một tập tin mới

2.2.2.3. Lưu tập tin

2.2.2.4. Đóng tập tin

2.2.3. Định dạng văn bản

2.2.3.1. Định dạng văn bản (Text)

2.2.3.2. Định dạng đoạn văn

2.2.3.2.1. Định dạng đoạn (Paragraph)

2.2.3.2.2. Định dạng Bullets, Numbering

2.2.3.2.3. Thiết lập điểm dừng (Tab)

2.2.3.2.4. Định dạng khung và nền (Borders and Shading)

2.2.3.3. Kiểu dáng (Style)

2.2.3.4. Chèn (Insert) các đối tượng vào văn bản

2.2.3.4.1. Bảng (Table)

2.2.3.4.2. Chèn hình ảnh (Picture)

2.2.3.4.3. Chèn chữ nghệ thuật (WordArt)

2.2.3.4.4. Chèn ký tự đặc biệt

2.2.3.4.5. Chèn đối tượng Shapes

2.2.3.5. Hộp văn bản (Textbox)

2.2.3.6. Tham chiếu (Reference)

2.2.3.7. Hoàn tất văn bản

2.2.3.7.1. Căn lề toàn bộ văn bản

2.2.3.7.2. Thêm, bỏ ngắt trang

2.2.3.7.3. Tạo tiêu đề trang (Header & Footer)

2.2.4. In văn bản

2.2.5. Phân phối văn bản

2.2.6. Soạn thông báo, thư mời

2.2.7. Soạn và xử lý văn bản hành chính mẫu

Chương IV. SỬ DỤNG BẢNG TÍNH CƠ BẢN

1. Mục tiêu

Học xong chương này, người học có khả năng:

- Trình bày được một số kiến thức cơ bản về bảng tính, trang tính; về sử dụng phần mềm Microsoft Excel;

- Sử dụng được phần mềm xử lý bảng tính Microsoft Excel để tạo bảng tính, trang tính; nhập và định dạng dữ liệu; sử dụng các biểu thức toán học, các hàm cơ bản để tính toán các bài toán thực tế.

2. Nội dung

2.1. Kiến thức cơ bản về bảng tính (Workbook)

2.2.1. Khái niệm bảng tính

2.2.2. Các bước xây dựng bảng tính thông thường

2.2. Sử dụng Microsoft Excel

2.2.1. Làm việc với phần mềm Microsoft Excel

2.2.1.1. Mở, đóng phần mềm

2.2.1.2. Giao diện Microsoft Excel

2.2.2. Thao tác trên tập tin bảng tính

2.2.2.1. Mở tập tin bảng tính

2.2.2.2. Lưu bảng tính

2.2.2.3. Đóng bảng tính

2.3. Thao tác với ô

2.3.1. Các kiểu dữ liệu

2.3.2. Cách nhập dữ liệu

2.3.3. Chỉnh sửa dữ liệu

2.3.3.1. Xóa dữ liệu

2.3.3.2. Khôi phục dữ liệu

2.4. Làm việc với trang tính (Worksheet)

2.4.1. Dòng và cột

2.4.1.1. Thêm dòng và cột

2.4.1.2. Xoá dòng và cột

2.4.1.3. Hiệu chỉnh kích thước ô, dòng, cột

2.2.1.4. Ẩn/hiện, cố định (freeze)/ thôi cố định (unfreeze) tiêu đề dòng, cột

2.4.2. Trang tính

2.4.2.1. Tạo, xóa, di chuyển, sao chép các trang tính

2.4.2.2. Thay đổi tên trang tính

2.4.2.3. Mở nhiều trang tính

2.4.2.4. Tính toán trên nhiều trang tính

2.5. Định dạng ô, dãy ô

2.5.1. Định dạng kiểu số, ngày, tiền tệ

2.5.2. Định dạng văn bản

2.5.3. Căn chỉnh, hiệu ứng viền

2.6. Biểu thức và hàm

2.6.1. Biểu thức số học

2.6.1.1. Khái niệm biểu thức số học

2.6.1.2. Tạo biểu thức số học đơn giản

2.6.1.3. Các lỗi thường gặp

2.6.2. Hàm

2.6.2.1. Khái niệm hàm, cú pháp hàm, cách nhập hàm

2.6.2.2. Toán tử so sánh =, < , >

2.6.2.3. Các hàm cơ bản (SUM, AVERAGE, MIN, MAX, COUNT, COUNTA, ROUND, INT, MOD, RANK)

2.6.2.4. Hàm điều kiện IF

2.6.2.5. Các hàm logic (AND, OR)

2.6.2.6. Các hàm ngày (DAY, MONTH, YEAR, NOW)

2.6.2.7. Các hàm chuỗi (LEFT, RIGHT, MID, LEN, UPPER, PROPER, LOWER, VALUE)

2.6.2.8. Các hàm tìm kiếm (VLOOKUP, HLOOKUP)

2.6.2.9. Các hàm có điều kiện (COUNTIF, SUMIF)

2.7. Biểu đồ

2.7.1. Tạo biểu đồ

2.7.2. Chỉnh sửa, cắt dán, di chuyển, xóa biểu đồ

2.8. Kết xuất và phân phối trang tính, bảng tính

2.8.1. Trình bày trang tính để in

2.8.2. Kiểm tra và in

2.8.3. Phân phối trang tính

Chương V. SỬ DỤNG TRÌNH CHIẾU CƠ BẢN

1. Mục tiêu

Học xong chương này, người học có khả năng:

- Trình bày được một số kiến thức cơ bản về sử dụng máy tính và sử dụng phần mềm Microsoft PowerPoint trong việc thiết kế và trình chiếu thông tin;

- Sử dụng được phần mềm trình chiếu Microsoft PowerPoint để soạn thảo nội dung, thiết kế và trình chiếu các nội dung cần thiết cho một bài thuyết trình thông thường.

2. Nội dung

2.1. Kiến thức cơ bản về bài thuyết trình

2.1.1. Khái niệm bài thuyết trình

2.1.2. Các bước cơ bản để tạo một bài thuyết trình

2.2. Sử dụng phần mềm Microsoft PowerPoint

2.2.1. Các thao tác tạo trình chiếu cơ bản

2.2.1.1. Giới thiệu Microsoft PowerPoint

2.2.1.2. Tạo một bài thuyết trình cơ bản

2.2.1.3. Các thao tác trên slide

2.2.1.4. Chèn Picture

2.2.1.5. Chèn Shapes, WordArt và Textbox

2.2.1.6. Chèn Table, Chart, SmartArt

2.2.1.7. Chèn Audio, Video

2.2.2. Hiệu ứng, trình chiếu và in bài thuyết trình

2.2.2.1. Tạo các hiệu ứng hoạt hình cho đối tượng

2.2.2.2. Tạo các hiệu ứng chuyển slide

2.2.2.3. Cách thực hiện một trình diễn

2.2.2.4. Lặp lại trình diễn

2.2.2.5. In bài thuyết trình

Chương VI. SỬ DỤNG INTERNET CƠ BẢN

1. Mục tiêu

Học xong chương này, người học có khả năng:

- Trình bày được một số kiến thức cơ bản về Internet, WWW (World Wide Web), các thao tác với thư điện tử;

- Sử dụng được các thao tác xử lý cơ bản trên Internet, thư điện tử và tìm kiếm thông tin.

- Nhận biết và thực hiện được các biện pháp an toàn bảo mật thông tin khi sử dụng các thiết bị, trang thông tin liên quan đến Internet.

2. Nội dung

2.1. Kiến thức cơ bản về Internet

2.1.1. Tổng quan về Internet

2.1.2. Dịch vụ WWW (World Wide Web)

2.1.3. Bảo mật khi làm việc với Internet

2.2. Khai thác và sử dụng Internet

2.2.1. Sử dụng trình duyệt Web

2.2.1.1. Thao tác duyệt web cơ bản

2.2.1.2. Thiết đặt (setting)

2.2.1.3. Chuyển hướng từ nguồn nội dung Internet này qua nguồn khác

2.2.1.4. Đánh dấu

2.2.2. Sử dụng Web

2.2.2.1. Biểu mẫu và sử dụng một số dịch vụ công

2.2.2.2. Tìm kiếm, bộ tìm kiếm (máy tìm kiếm)

2.2.2.3. Lưu nội dung

2.2.2.4. In

2.2.3. Thư điện tử (Email)

2.2.3.1. Khái niệm thư điện tử

2.2.3.2. Viết và gửi thư điện tử

2.2.3.3. Nhận và trả lời thư điện tử

2.2.3.4. Quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng thư điện tử

2.3. Một số dạng truyền thông số thông dụng

2.3.1. Dịch vụ nhắn tin tức thời

2.3.2. Cộng đồng trực tuyến

2.3.3. Thương mại điện tử và ngân hàng điện tử

2.4. Kiến thức cơ bản về an toàn và bảo mật thông tin trên mạng

2.4.1. Nguồn gốc các nguy cơ đối với việc đảm bảo an toàn dữ liệu thông tin

2.4.2. Tác dụng và hạn chế chung của phần mềm diệt virus, phần mềm an ninh mạng

2.4.3. An toàn thông tin khi sử dụng các loại thiết bị di động và máy tính trên internet

2.4.4. An toàn khi sử dụng mạng xã hội

IV. Điều kiện thực hiện môn học

1. Phòng học chuyên môn/nhà xưởng

- Phòng máy tính có cấu hình phù hợp (đảm bảo mỗi sinh viên 1 máy). Phòng được trang bị hệ thống đèn đủ ánh sáng và máy điều hòa.

- Bàn, ghế cho sinh viên (mỗi bàn đặt 1 bộ máy tính).

- Bàn ghế giảng viên, bảng, máy chiếu, bút bảng.

2. Trang thiết bị máy móc

- Máy tính cài hệ điều hành Windows, Microsoft Office (Microsoft Word, Microsoft Excel, Microsoft PowerPoint), phần mềm tiện ích và có kết nối Internet.

- Các thiết bị phần cứng máy tính gồm: Mainboard, CPU, Ram, Ổ cứng, Card màn hình, Card âm thanh, Card mạng, Vỏ máy tính, Nguồn máy tính, Màn hình, Bàn phím, Chuột, Loa; Các thiết bị mạng cơ bản: Bridge, Repeater, Hub, Switch, Router và Gateway.

- Có một máy server quản lý toàn bộ máy con có kết nối mạng LAN và một máy cho giảng viên.

3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:

Giáo trình, bài giảng, hệ thống bài tập, tài liệu tham khảo.

4. Các điều kiện khác

Khuyến khích các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trang bị phòng học và các điều kiện khác để có thể tổ chức giảng dạy môn học theo hình thức trực tuyến.

V. Phương pháp đánh giá

Việc đánh giá kết quả học tập của người học được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 09/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13/3/2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ; quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp.

VI. Miễn trừ, bảo lưu kết quả học tập

Việc miễn trừ, bảo lưu kết quả học tập môn học được thực hiện theo Thông tư số 09/2017/TT-BLĐTBXH. Ngoài ra, Hiệu trưởng quy định cụ thể và quyết định miễn trừ học tập môn học như sau:

- Miễn trừ học tập môn học đối với người học có:

+ Chứng chỉ chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản hoặc Chứng chỉ chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin nâng cao theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông;

+ Chứng chỉ công nghệ thông tin của tổ chức nước ngoài sử dụng ở Việt Nam đáp ứng chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản hoặc Chứng chỉ chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin nâng cao theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.

- Người học đã có bằng tốt nghiệp trung cấp, Hiệu trưởng nhà trường xem xét, quyết định cho người học được miễn học những nội dung đã được học ở chương trình đào tạo trình độ trung cấp.

Tài liệu tham khảo

1. Quyết định số 392/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình mục tiêu phát triển công nghiệp công nghệ thông tin đến 2020, tầm nhìn 2025”.

2. Quyết định số 1982/QĐ-TTg ngày 31/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, hoạt động dạy và học nghề đến năm 2020”.

3. Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.

4. Thông tư liên tịch số 17/2016/TTLT-BGDĐT-BTTTT ngày 21/06/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Thông tin và Truyền thông quy định tổ chức thi và cấp chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin.

5. Thông tư số 44/2017/TT-BTTTT ngày 29/12/2017 của của Bộ Thông tin và Truyền thông Quy định về việc công nhận chứng chỉ công nghệ thông tin của tổ chức nước ngoài sử dụng ở Việt Nam đáp ứng chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin

6. Nguyễn Đăng Tỵ, Hồ Thị Phương Nga, Giáo trình Tin học Đại cương, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2015.

7. Huyền Trang, Sử dụng Internet an toàn, NXB Phụ nữ, 2014.

8. Phạm Phương Hoa, Phạm Quang Hiển, Giáo trình thực hành Microsoft Word, NXB Thanh Niên, 2016.

9. Phạm Phương Hoa, Phạm Quang Hiển, Giáo trình thực hành Excel, NXB Thanh Niên, 2017.

10. Joan Lambert and Curtis Frye, Microsoft Office 2016 Step by Step 1st Edition, Microsoft, 2015.

11. Peter Weverka, Office 2016 All-In-One For Dummies 1st Edition, John Wiley & Sons, 2016./.

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC

Tên môn học: Tiếng Anh

Mã môn học: MH06

Thời gian thực hiện: 120 giờ, (Lý thuyết: 42 giờ; Thực hành, thảo luận, bài tập: 72 giờ; Kiểm tra và ôn tập: 6 giờ).

I. Vị trí, tính chất của môn học

1. Vị trí: Môn học Tiếng Anh là một trong các môn học ngoại ngữ bắt buộc thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ cao đẳng.

2. Tính chất: Chương trình môn học Tiếng Anh bao gồm các kiến thức, kỹ năng sử dụng tiếng Anh cơ bản trong đời sống, học tập và hoạt động nghề nghiệp phù hợp với trình độ được đào tạo.

II. Mục tiêu môn học

Sau khi học xong chương trình ở trình độ cao đẳng, người học đạt được trình độ năng lực ngoại ngữ Bậc 2 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, cụ thể:

1. Về kiến thức

Nhận biết và giải thích được các cấu trúc ngữ pháp cơ bản về thành phần của câu, cách sử dụng thì hiện tại đơn, tiếp diễn và hoàn thành, thì quá khứ đơn, tiếp diễn, thì tương lai, phân loại danh từ, đại từ và tính từ; phân biệt và giải thích được các từ vựng về những chủ đề quen thuộc như giới thiệu bản thân và người khác, các hoạt động hàng ngày, sở thích, địa điểm, thực phẩm và đồ uống, các sự kiện đặc biệt, kỳ nghỉ, các kế hoạch trong tương lai, ngoại hình và tính cách, sự phát triển của công nghệ và thói quen mua sắm.

2. Về kỹ năng

a) Kỹ năng nghe: Nghe và hiểu được những cụm từ và cách diễn đạt liên quan tới nhu cầu thiết yếu hằng ngày khi được diễn đạt chậm và rõ ràng về các chủ đề liên quan đến các thành viên gia đình, các hoạt động giải trí trong thời gian rảnh rỗi, vị trí đồ đạc trong nhà, các loại thức ăn và đồ uống phổ biến, các hoạt động trong các dịp lễ hoặc sự kiện đặc biệt, du lịch, các hoạt động hàng ngày, sở thích, kế hoạch trong tương lai, ngoại hình, tính cách và mua sắm; hiểu được ý chính trong các giao dịch quen thuộc hằng ngày khi được diễn đạt chậm và rõ ràng.

b) Kỹ năng nói: Giao tiếp một cách đơn giản và trực tiếp về các chủ đề quen thuộc hằng ngày liên quan tới tự giới thiệu bản thân, gia đình, nghề nghiệp, sở thích; chỉ đường đến những địa điểm thông thường; đặt được câu hỏi về số lượng; giới thiệu được những ngày lễ, sự kiện đặc biệt, hoạt động du lịch, các kế hoạch cho các ngày lễ và sự kiện đặc biệt; mô tả tính cách và ngoại hình của bản thân và người khác; giới thiệu các sản phẩm công nghệ và công dụng; mô tả thói quen mua sắm; truyền đạt quan điểm, nhận định của mình trong các tình huống xã giao đơn giản, ngắn gọn.

c) Kỹ năng đọc: Đọc và phân tích được các đoạn văn bản ngắn và đơn giản về các vấn đề quen thuộc và cụ thể; đọc hiểu đại ý và thông tin chi tiết thông qua các bài đọc có liên quan đến giới thiệu bạn bè, các hoạt động trong thời gian rảnh rỗi, nơi chốn, các thức ăn và đồ uống phổ biến, các ngày lễ đặc biệt và kỳ nghỉ, các hoạt động hàng ngày và các sở thích, cách chào đón năm mới ở các quốc gia, sự phát triển của công nghệ và thói quen mua sắm.

d) Kỹ năng viết: Viết được các mệnh đề, câu đơn giản và kết nối với nhau bằng các liên từ cơ bản; viết đoạn văn ngắn về các chủ đề có liên quan đến bản thân, sở thích và các hoạt động trong thời gian rảnh rỗi, mô tả nhà ở, thức ăn và đồ uống, các lễ hội và dịp đặc biệt, các kỳ nghỉ và các sở thích, kế hoạch và dự định cho việc chào đón năm mới, thiết bị công nghệ và thói quen mua sắm.

3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm

- Nhận thức được tầm quan trọng của ngoại ngữ nói chung và Tiếng Anh nói riêng, có trách nhiệm trong việc sử dụng tiếng Anh trong đời sống, học tập và nghề nghiệp;

- Có thể làm việc độc lập hoặc theo nhóm trong việc áp dụng tiếng Anh vào học tập, lao động và các hoạt động khác.

III. Nội dung môn học

1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian

Số TT

Tên đơn vị bài học

Tổng số

Thời gian (giờ)

Lý thuyết

Thực hành, thảo luận, bài tập

Kiểm tra & Ôn tập

1

Bài 1: Gia đình và bạn bè (Family and friends)

9

3

6

 

2

Bài 2: Thời gian rảnh rỗi (Leisure time)

9

3

6

 

3

Bài 3: Địa điểm (Places)

9

3

6

 

4

Bài 4: Các loại thực phẩm và đồ uống (Food and drink)

9

3

6

 

5

Ôn tập và kiểm tra (Consolidation & test)

4

2

 

2

6

Bài 5: Các sự kiện đặc biệt (Special occasions)

9

3

6

 

7

Bài 6: Kỳ nghỉ (Vacation)

9

3

6

 

8

Bài 7: Các hoạt động hàng ngày (Activities)

9

3

6

 

9

Bài 8: Sở thích (Hobbies and interests)

9

3

6

 

10

Ôn tập và kiểm tra (Consolidation & test)

4

2

 

2

11

Bài 9: Các kế hoạch trong tương lai (Future plans)

9

3

6

 

12

Bài 10: Ngoại hình và tính cách (Appearance and personality)

9

3

6

 

13

Bài 11: Công nghệ (Technology)

9

3

6

 

14

Bài 12: Mua sắm (Shopping)

9

3

6

 

15

Ôn tập và kiểm tra (Consolidation & test)

4

2

 

2

 

Tổng cộng

120

42

72

6

2. Nội dung chi tiết như sau:

Bài 1. GIA ĐÌNH VÀ BẠN BÈ (FAMILY AND FRIENDS)

1. Mục tiêu

- Nhận biết các động từ thông dụng và từ vựng về gia đình;

- Nhận biết và sử dụng được thì hiện tại đơn, tính từ sở hữu, đại từ và đại từ chỉ định;

- Nghe và trả lời câu hỏi về đề tài gia đình;

- Nói về bản thân và gia đình;

- Đọc hiểu bài đọc và trả lời câu hỏi về gia đình;

- Viết đoạn văn giới thiệu bản thân.

2. Nội dung

2.1. Từ vựng (Vocabulary)

2.1.1. Gia đình;

2.1.2. Nghề nghiệp;

2.1.3. Các động từ thông dụng và các hoạt động.

2.2. Ngữ pháp (Grammar)

2.2.1. Động từ “to be”;

2.2.2. Tính từ sở hữu;

2.2.3. Đại từ và đại từ chỉ định;

2.2.4. Thì hiện tại đơn.

2.3. Kỹ năng nghe (Listening)

2.3.1. Nghe và trả lời câu hỏi về thông tin cá nhân và gia đình;

2.3.2. Bài tập True/False.

2.4. Kỹ năng nói (Speaking)

2.4.1. Giới thiệu bản thân và gia đình;

2.4.2. Hỏi và trả lời.

2.5. Kỹ năng đọc (Reading)

2.5.1. Bài đọc: My friend Minh;

2.5.2. Bài tập trắc nghiệm;

2.5.3. Bài tập True/False.

2.6. Kỹ năng viết (Writing)

Viết đoạn văn giới thiệu bản thân (tối thiểu 50 từ).

Bài 2. THỜI GIAN RẢNH RỖI (LEISURE TIME)

1. Mục tiêu

- Nhận biết và đặt ví dụ với các trạng từ chỉ tần suất (Adverbs of frequency), động từ khiếm khuyết can/can’t và câu hỏi với How often...?;

- Sử dụng các từ vựng về sở thích, thể thao và hoạt động lúc rảnh rỗi;

- Nghe các cá nhân giới thiệu sở thích và trả lời câu hỏi;

- Trình bày về sở thích và các hoạt động trong thời gian rảnh rỗi;

- Đọc hiểu bài đọc và trả lời câu hỏi về sở thích trong thời gian rảnh rỗi;

- Viết về các hoạt động yêu thích trong thời gian rảnh rỗi.

2. Nội dung

2.1. Từ vựng (Vocabulary)

2.1.1. Các môn thể thao;

2.1.2. Các hoạt động trong thời gian rãnh rỗi.

2.2. Ngữ pháp (Grammar)

2.2.1. Trạng từ chỉ tần suất;

2.2.2. Động từ khiếm khuyết Can/can’t;

2.2.3. Cấu trúc How often...?.

2.3. Kỹ năng nghe (Listening)

2.3.1. Nghe các cá nhân giới thiệu sở thích và trả lời câu hỏi;

2.3.2. Bài tập nghe và lựa chọn đáp án chính xác;

2.3.3. Bài tập nghe và kết hợp đúng đối tượng và hoạt động.

2.4. Kỹ năng nói (Speaking)

2.4.1. Trình bày về sở thích và các hoạt động trong thời gian rảnh rỗi;

2.4.2. Phỏng vấn một người bạn trong lớp.

2.5. Kỹ năng đọc (Reading)

2.5.1. Bài đọc: What does she usually do on Saturdays?;

2.5.2. Đọc và trả lời câu hỏi;

2.5.3. Bài tập trắc nghiệm;

2.5.4. Bài tập True/False.

2.6. Kỹ năng viết (Writing)

Viết về các hoạt động yêu thích trong thời gian rảnh rỗi (tối thiểu 50 từ).

Bài 3. ĐỊA ĐIỂM (PLACES)

1. Mục tiêu

- Nhận biết và đặt ví dụ với There is/there are, giới từ chỉ nơi chốn và các từ vựng về vật dụng trong nhà, các địa điểm phổ biến và các tính từ phổ biến;

- Nghe và trả lời câu hỏi về vị trí các vật dụng trong nhà;

- Hỏi đường và chỉ đường;

- Đọc hiểu bài đọc giới thiệu về thành phố và các địa điểm nổi bật;

- Viết đoạn văn ngắn giới thiệu về quê hương của bạn.

2. Nội dung

2.1. Từ vựng (Vocabulary)

2.1.1. Các địa điểm trong thành phố;

2.1.2. Các tính từ thông dụng;

2.1.3. Các đồ vật trong nhà;

2.2. Ngữ pháp (Grammar)

2.2.1. Cấu trúc There is/ There are;

2.2.2. Giới từ chỉ nơi chốn.

2.3. Kỹ năng nghe (Listening)

2.3.1. Nghe và trả lời câu hỏi về vị trí các vật dụng trong nhà;

2.3.2. Bài tập nghe và chọn đáp án chính xác.

2.4. Kỹ năng nói (Speaking)

2.4.1. Mô tả vị trí các đồ vật và nơi chốn trong hình ảnh;

2.4.2. Bài tập điền hoàn chỉnh bảng câu hỏi.

2.5. Kỹ năng đọc (Reading)

2.5.1. Bài đọc: Da Nang City - a worth-living city in Viet Nam;

2.5.2. Bài tập đọc và trả lời câu hỏi.

2.6. Kỹ năng viết (Writing)

Viết đoạn văn ngắn mô tả một căn phòng trong nhà bạn (tối thiểu 50 từ).

Bài 4. CÁC LOẠI THỰC PHẨM VÀ ĐỒ UỐNG

(FOOD AND DRINK)

1. Mục tiêu

- Nhận biết và đặt ví dụ với danh từ đếm được và không đếm được (Countable and uncountable nouns), cấu trúc How much/how many, động từ khiếm khuyết Should / shouldn’t, cấu trúc Would like và các từ vựng về các loại thức ăn và đồ uống;

- Nghe và trả lời câu hỏi về các loại thức ăn, đồ uống;

- Hỏi về số lượng;

- Đọc hiểu một số thức ăn và đồ uống trong thực đơn;

- Viết đoạn văn ngắn nêu những việc nên làm và không nên làm để có sức khỏe tốt.

2. Nội dung

2.1. Từ vựng (Vocabulary)

Các loại thực phẩm và đồ uống.

2.2. Ngữ pháp (Grammar)

2.2.1. Danh từ đếm được và không đếm được;

2.2.2. Cấu trúc How much/ How many;

2.2.3. Cấu trúc Should/ Shouldn’t;

2.2.4. Cấu trúc Would like.

2.3. Kỹ năng nghe (Listening)

2.3.1. Nghe và trả lời câu hỏi về các loại thức ăn, đồ uống;

2.3.2. Bài tập True/False;

2.3.3. Bài tập trắc nghiệm.

2.4. Kỹ năng nói (Speaking)

2.4.1. Hỏi về số lượng trong mua sắm;

2.4.2. Bài tập điền hoàn chỉnh câu với much hoặc many;

2.4.3. Bài tập lựa chọn đáp án đúng;

2.4.4. Bài tập sửa lỗi câu.

2.5. Kỹ năng đọc (Reading)

2.5.1. Bài đọc: A restaurant menu;

2.5.2. Bài tập phân loại từ vựng;

2.5.3. Bài tập True/False.

2.6. Kỹ năng viết (Writing)

Viết đoạn văn ngắn nêu những việc nên làm và không nên làm để có sức khỏe tốt (tối thiểu 50 từ).

Bài 5. CÁC SỰ KIỆN ĐẶC BIỆT (SPECIAL OCCASIONS)

1. Mục tiêu

- Sử dụng thì Present simple và Present continuous, giới từ chỉ thời gian (prepositions of time) và các từ vựng về quần áo, màu sắc, lễ hội và sự kiện đặc biệt và tính từ mô tả ngoại hình;

- Nghe và trả lời câu hỏi về lễ hội và các thông tin có liên quan;

- Thực hành nói về các hoạt động của gia đình trong các lễ hội và sự kiện đặc biệt;

- Đọc hiểu và trả lời câu hỏi về các hoạt động trong ngày Tết truyền thống Việt Nam;

- Viết đoạn văn ngắn mô tả một lễ hội hoặc sự kiện đặc biệt.

2. Nội dung

2.1. Từ vựng (Vocabulary)

2.1.1. Các ngày lễ quan trọng;

2.1.2. Từ vựng mô tả ngoại hình;

2.1.3. Quần áo và màu sắc.

2.2. Ngữ pháp (Grammar)

2.2.1. Thì hiện tại đơn;

2.2.2. Thì hiện tại tiếp diễn;

2.2.3. Giới từ chỉ thời gian.

2.3. Kỹ năng nghe (Listening)

2.3.1. Nghe và trả lời câu hỏi về lễ hội và các thông tin có liên quan;

2.3.2. Bài tập lựa chọn đáp án đúng;

2.3.3. Thực hành theo cặp đôi;

2.3.4. Bài tập nghe và điền từ vào chỗ trống.

2.4. Kỹ năng nói (Speaking)

2.4.1. Thực hành nói về các hoạt động của gia đình trong các lễ hội và sự kiện đặc biệt;

2.4.2. Bài tập sắp xếp câu theo trật tự phù hợp;

2.4.3. Thực hành nói với bạn trong lớp.

2.5. Kỹ năng đọc (Reading)

2.5.1. Bài đọc: Tet holiday;

2.5.2. Bài tập đọc và trả lời câu hỏi;

2.5.3. Thảo luận.

2.6. Kỹ năng viết (Writing)

Viết đoạn văn ngắn mô tả một lễ hội hoặc sự kiện đặc biệt (tối thiểu 50 từ).

Bài 6. KỲ NGHỈ (VACATION)

1. Mục tiêu

- Sử dụng thì quá khứ đơn (Past simple), các cụm từ chỉ thời gian, các vật dụng và hoạt động liên quan đến kỳ nghỉ, tính từ mô tả nơi chốn và cảm xúc;

- Nghe và trả lời câu hỏi về kỳ nghỉ;

- Thực hành đặt câu hỏi có liên quan đến kỳ nghỉ;

- Đọc hiểu và trả lời câu hỏi về một chuyến du lịch đã thực hiện;

- Viết đoạn văn ngắn kể về kỳ nghỉ vừa qua của bạn.

2. Nội dung

2.1. Từ vựng (Vocabulary)

2.1.1. Các hoạt động liên quan đến kỳ nghỉ;

2.1.2. Các vật dụng liên quan đến kỳ nghỉ;

2.1.3. Các tính từ mô tả nơi chốn và cảm xúc.

2.2. Ngữ pháp (Grammar)

2.2.1. Thì quá khứ đơn;

2.2.2. Dạng quá khứ của động từ To be;

2.2.3. Dạng quá khứ của động từ Can;

2.2.4. Động từ hợp quy tắc.

2.3. Kỹ năng nghe (Listening)

2.3.1. Nghe và trả lời câu hỏi về kỳ nghỉ;

2.3.2. Bài tập nghe và lựa chọn đáp án đúng;

2.3.3. Bài tập nghe và kết hợp.

2.4. Kỹ năng nói (Speaking)

2.4.1. Thực hành đặt câu hỏi có liên quan đến kỳ nghỉ;

2.4.2. Bài tập sắp xếp câu theo trật tự phù hợp;

2.4.3. Thực hành với bạn trong lớp.

2.5. Kỹ năng đọc (Reading)

2.5.1. Bài đọc: My first trip to Hanoi;

2.5.2. Bài tập đọc và trả lời câu hỏi;

2.5.3. Bài tập True/False.

2.6. Kỹ năng viết (Writing)

Viết đoạn văn ngắn kể về kỳ nghỉ vừa qua của bạn (tối thiểu 50 từ).

Bài 7. CÁC HOẠT ĐỘNG HÀNG NGÀY (ACTIVITIES)

1. Mục tiêu

- Sử dụng kết hợp thì hiện tại đơn và thì hiện tại tiếp; to infinitive và gerund và từ vựng về các hoạt động hàng ngày; các tính từ chỉ tính cách;

- Nghe và trả lời câu hỏi về đề tài các hoạt động hàng ngày;

- Nói về các hoạt động hàng ngày;

- Đọc hiểu bức thư giới thiệu về một chuyến du lịch;

- Viết đoạn văn mô tả hoạt động đang diễn ra trong một bức tranh.

2. Nội dung

2.1. Từ vựng (Vocabulary)

2.1.1. Các hoạt động hàng ngày;

2.1.2. Tính từ chỉ tính cách.

2.2. Ngữ pháp (Grammar)

2.2.1. Kết hợp thì hiện tại đơn và thì hiện tại tiếp diễn;

2.2.2. To infinivive and Gerund.

2.3. Kỹ năng nghe (Listening)

2.3.1. Nghe và trả lời câu hỏi về đề tài các hoạt động hàng ngày;

2.3.2. Bài tập nghe và lựa chọn đáp án đúng;

2.3.3. Bài tập nghe và trả lời câu hỏi.

2.4. Kỹ năng nói (Speaking)

2.4.1. Nói về các hoạt động hàng ngày;

2.4.2. Thực hành nghe và lặp lại;

2.4.3. Thực hành theo cặp đôi.

2.5. Kỹ năng đọc (Reading)

2.5.1. Bài đọc: A letter;

2.5.2. Bài tập đọc và lựa chọn đáp án đúng.

2.6. Kỹ năng viết (Writing)

Viết đoạn văn mô tả hoạt động đang diễn ra trong một bức tranh (tối thiểu 50 từ).

Bài 8. SỞ THÍCH (HOBBIES AND INTERESTS)

1. Mục tiêu

- Sử dụng kết hợp thì quá khứ đơn (Past simple) và thì quá khứ tiếp diễn (Past continuous) các từ vựng về sở thích, các môn thể thao đi chung với động từ: play, godo;

- Nghe các cá nhân nói về sở thích và trả lời câu hỏi;

- Nói về sở thích trong quá khứ và hiện tại;

- Đọc hiểu bài đọc và trả lời câu hỏi về sở thích;

- Viết đoạn văn ngắn mô tả các sở thích của bản thân.

2. Nội dung

2.1. Từ vựng (Vocabulary)

2.1.1. Sở thích;

2.1.2. Cấu trúc Play/go/do+ sport.

2.2. Ngữ pháp (Grammar)

2.2.1. Thì quá khứ đơn;

2.2.2. Thì quá khứ tiếp diễn;

2.2.3. Kết hợp thì quá khứ đơn và thì quá khứ tiếp diễn.

2.3. Kỹ năng nghe (Listening)

2.3.1. Nghe các cá nhân nói về sở thích và trả lời câu hỏi;

2.3.2. Bài tập nghe và lựa chọn đáp án đúng.

2.4. Kỹ năng nói (Speaking)

2.4.1. Nói về sở thích trong quá khứ và hiện tại;

2.4.2. Thực hành nghe và lặp lại.

2.5. Kỹ năng đọc (Reading)

2.5.1. Bài đọc: What is a hobby?;

2.5.2. Bài tập True/False/Not given.

2.6. Kỹ năng viết (Writing)

Viết đoạn văn ngắn mô tả các sở thích của bản thân (tối thiểu 80 từ).

Bài 9. CÁC KẾ HOẠCH TRONG TƯƠNG LAI (FUTURE PLANS)

1. Mục tiêu

- Sử dụng cấu trúc Will và going to; các từ định lượng a little, a few, many, much và a lot of và các từ vựng về các hoạt động trên lễ hội và sự kiện đặc biệt; các tính từ mô tả địa điểm;

- Nghe và trả lời câu hỏi về nơi sinh sống;

- Nói về các dự định và kế hoạch cho một lễ hội và sự kiện đặc biệt;

- Đọc hiểu bài đọc về các cách chào đón năm mới ở một số quốc gia và trả lời câu hỏi;

- Viết đoạn văn ngắn mô tả các dự định và kế hoạch chào đón năm mới.

2. Nội dung

2.1. Từ vựng (Vocabulary)

2.1.1. Lễ hội;

2.1.2. Tính từ mô tả địa điểm.

2.2. Ngữ pháp (Grammar)

2.2.1. Cấu trúc Will và going to;

2.2.2. Từ định lượng a little, a few, many, much và a lot of.

2.3. Kỹ năng nghe (Listening)

2.3.1. Nghe và trả lời câu hỏi về nơi sinh sống;

2.3.2. Bài tập nghe và lựa chọn đáp án đúng.

2.4. Kỹ năng nói (Speaking)

2.4.1. Nói về các dự định và kế hoạch cho một lễ hội và sự kiện đặc biệt;

2.4.2. Thực hành nghe và lặp lại;

2.4.3. Thực hành theo cặp đôi.

2.5. Kỹ năng đọc (Reading)

2.5.1. Bài đọc: New Year Celebrations;

2.5.2. Bài tập True/False/Not given.

2.6. Kỹ năng viết (Writing)

Viết đoạn văn ngắn mô tả các dự định và kế hoạch chào đón năm mới (tối thiểu 80 từ).

Bài 10. NGOẠI HÌNH VÀ TÍNH CÁCH

(APPEARANCE AND PERSONALITY)

1. Mục tiêu

- Sử dụng cấu trúc so sánh hơn (comparative), so sánh nhất (superlative); và các tính từ mô tả ngoại hình và tính cách;

- Nghe và trả lời câu hỏi về tuổi, ghi các tính từ mô tả hình dáng và tính cách một người;

- Mô tả ngoại hình và tính cách các thành viên trong lớp học;

- Đọc hiểu bài đọc về đề tài du lịch và trả lời câu hỏi;

- Viết đoạn văn ngắn mô tả một người bạn thân.

2. Nội dung

2.1. Từ vựng (Vocabulary)

2.1.1. Tính từ mô tả ngoại hình;

2.1.2. Tính từ mô tả tính cách.

2.2. Ngữ pháp (Grammar)

2.2.1. So sánh hơn (Comparative);

2.2.2. So sánh nhất (Superlative).

2.3. Kỹ năng nghe (Listening)

2.3.1. Nghe và trả lời câu hỏi về tuổi, ghi các tính từ mô tả hình dáng và tính cách một người;

2.3.2. Bài tập nghe và lựa chọn đáp án đúng;

2.3.3. Bài tập nghe và điền hoàn chỉnh.

2.4. Kỹ năng nói (Speaking)

2.4.1. Mô tả ngoại hình và tính cách các thành viên trong lớp học;

2.4.2. Thực hành nghe và lặp lại;

2.4.3. Thực hành theo cặp đôi.

2.5. Kỹ năng đọc (Reading)

2.5.1. Bài đọc: My travel page;

2.5.2. Bài tập True/False/Not given.

2.6. Kỹ năng viết (Writing)

Viết đoạn văn ngắn mô tả về một người bạn thân (tối thiểu 80 từ).

Bài 11. CÔNG NGHỆ (TECHNOLOGY)

1. Mục tiêu

- Sử dụng thì hiện tại hoàn thành (Present perfect); cấu trúc How long...?, for và since và các từ vựng về các thiết bị công nghệ và ứng dụng;

- Nghe và trả lời câu hỏi về đặc tính các loại thiết bị phổ biến trong gia đình;

- Thực hành nói về các thiết bị công nghệ;

- Đọc hiểu và trả lời câu hỏi về sự phát triển của công nghệ kỹ thuật số;

- Viết đoạn văn ngắn mô tả thiết bị công nghệ mà bạn yêu thích.

2. Nội dung

2.1. Từ vựng (Vocabulary)

2.1.1. Các thiết bị công nghệ;

2.1.2. Công nghệ.

2.2. Ngữ pháp (Grammar)

2.2.1. Thì hiện tại hoàn thành;

2.2.2. Cấu trúc How long...?;

2.2.3. Giới từ For và since.

2.3. Kỹ năng nghe (Listening)

2.3.1. Nghe và trả lời câu hỏi về đặc tính các loại thiết bị phổ biến trong gia đình;

2.3.2. Bài tập True/False.

2.4. Kỹ năng nói (Speaking)

2.4.1. Thực hành nói về các thiết bị công nghệ;

2.4.2. Thực hành nghe và lặp lại;

2.4.3. Thực hành theo cặp đôi.

2.5. Kỹ năng đọc (Reading)

2.5.1. Bài đọc: The Rise of Digital Media;

2.5.2. Bài tập True/False/Not given.

2.6. Kỹ năng viết (Writing)

Viết đoạn văn ngắn mô tả thiết bị công nghệ mà bạn yêu thích (tối thiểu 80 từ).

Bài 12. MUA SẮM (SHOPPING)

1. Mục tiêu

- Sử dụng thì hiện tại hoàn thành (Present perfect) và thì quá khứ đơn (Past simple) và từ vựng về các loại thực phẩm;

- Nghe và trả lời câu hỏi về mua sắm;

- Thực hành nói về kế hoạch mua sắm;

- Đọc hiểu và trả lời câu hỏi thói quen mua sắm;

- Viết đoạn văn ngắn kể về việc mua sắm tại chợ/siêu thị tuần trước và hiện tại.

2. Nội dung

2.1. Từ vựng (Vocabulary)

Các từ vựng liên quan đến mua sắm.

2.2. Ngữ pháp (Grammar)

2.2.1. Thì hiện tại hoàn thành;

2.2.2. Thì quá khứ đơn;

2.2.3. Kết hợp thì hiện tại hoàn thành và thì quá khứ đơn.

2.3. Kỹ năng nghe (Listening)

2.3.1. Nghe và trả lời câu hỏi về mua sắm;

2.3.2. Bài tập nghe và lựa chọn đáp án đúng.

2.4. Kỹ năng nói (Speaking)

2.4.1. Thực hành nói về kế hoạch mua sắm;

2.4.2. Thực hành nghe và lặp lại;

2.4.3. Thực hành theo cặp đôi.

2.5. Kỹ năng đọc (Reading)

2.5.1. Bài đọc: My Shopping Day;

2.5.2. Bài tập True/False/Not given.

2.6. Kỹ năng viết (Writing)

Viết đoạn văn ngắn kể về việc mua sắm tại chợ/siêu thị tuần trước và hiện tại (tối thiểu 80 từ).

IV. Điều kiện thực hiện môn học

1. Phòng học chuyên môn/nhà xưởng

- Phòng học được trang bị hệ thống đèn đủ ánh sáng;

- Bàn, ghế rời cho từng sinh viên;

- Bàn ghế giáo viên, bảng, máy chiếu, phấn (hoặc bút bảng).

2. Trang thiết bị máy móc

Máy chiếu, hệ thống âm thanh.

3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu

Giáo viên sử dụng giáo trình dùng chung và tham khảo các tài liệu giảng dạy khác hỗ trợ bài giảng.

4. Các điều kiện khác

Khuyến khích các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trang bị phòng học nghe nhìn và các điều kiện khác để có thể tổ chức giảng dạy môn học hoặc một số nội dung của môn học theo hình thức trực tuyến.

V. Nội dung và phương pháp đánh giá

1. Nội dung

1.1. Kiến thức: Các kiến thức về từ vựng và cấu trúc ngữ pháp theo từng chủ đề liên quan trong chương trình.

1.2. Về kỹ năng:

- Kỹ năng nghe: Nghe và xác định thông tin về gia đình, bạn bè, các hoạt động hàng ngày và trong các sự kiện đặc biệt, vị trí và nơi chốn, và các sở thích, kế hoạch trong tương lai, ngoại hình, tính cách và mua sắm theo yêu cầu.

- Kỹ năng nói: Tự giới thiệu về bản thân, gia đình, công việc, sở thích và các hoạt động hàng ngày và trong các sự kiện đặc biệt; mô tả tính cách và ngoại hình của bản thân và người khác; giới thiệu các sản phẩm công nghệ và công dụng; mô tả thói quen mua sắm theo yêu cầu.

- Kỹ năng đọc: Đọc hiểu đại ý và thông tin chi tiết của các bài đọc ngắn theo yêu cầu.

- Kỹ năng viết: Viết câu và đoạn văn ngắn về các chủ đề khác nhau theo yêu cầu.

1.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Làm việc độc lập hoặc theo nhóm.

2. Phương pháp đánh giá

Việc đánh giá kết quả học tập của người học được thực hiện theo quy định tại Thông tư 09/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ.

Phương pháp đánh giá sẽ dựa theo đặc thù ngành, nghề đào tạo và điều kiện của từng cơ sở giáo dục nghề nghiệp, có thể kết hợp kiểm tra nghe, nói và tự luận.

VI. Hướng dẫn thực hiện môn học

1. Phạm vi áp dụng môn học

Môn học Tiếng Anh là một trong các môn học bắt buộc thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ cao đẳng. Tùy theo đặc thù của các ngành, nghề đào tạo, các trường lựa chọn môn học Tiếng Anh hoặc môn học ngoại ngữ khác theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để giảng dạy.

2. Miễn trừ, bảo lưu kết quả học tập môn học

a) Miễn học, miễn thi kết thúc môn học Tiếng Anh

Người học được miễn học, miễn thi kết thúc môn học Tiếng Anh trong các trường hợp sau:

- Có chứng chỉ Tiếng Anh Bậc 2 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;

- Có chứng chỉ Tiếng Anh tương đương cấp độ A2 trở lên theo Khung tham chiếu chung Châu Âu do các tổ chức nước ngoài cấp.

b) Bảo lưu, công nhận kết quả học tập

Thực hiện theo quy định tại Thông tư 09/2017/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

c) Người học có nhu cầu được miễn trừ, bảo lưu kết quả môn học phải có đơn đề nghị hiệu trưởng xem xét, quyết định khi nhập học và trước mỗi kỳ thi.

3. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập môn học

- Đối với giáo viên: Giáo viên vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học; chú trọng phương pháp giao tiếp trong giảng dạy; áp dụng đa dạng các kỹ thuật dạy học; lấy người học làm trung tâm; tổ chức các hoạt động nghe, nói, đọc và viết sinh động nhằm tăng cường sự tham gia của người học; tổ chức các hoạt động đa dạng với sự hỗ trợ của các học liệu, giáo cụ trực quan sinh động phục vụ mục tiêu bài học.

- Đối với người học: Quan sát, hoạt động nhóm, thao tác theo hướng dẫn của giáo viên và làm bài tập về nhà.

- Chương trình môn học tiếng Anh trình độ cao đẳng có thể chia thành 02 (hai) phần để giảng dạy, mỗi phần 60 giờ.

- Khuyến khích việc tổ chức dạy và học trực tuyến môn học, kết hợp với các phần mềm tự học trực tuyến nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.

- Bên cạnh việc học 120 giờ trên lớp, giáo viên xây dựng nội dung và mục tiêu tự học thêm 180 giờ cho người học thông qua hệ thống bài tập bổ sung, phần mềm hoặc ứng dụng tiếng Anh hỗ trợ tự học, tài liệu tham khảo khác nhằm giúp người học đạt được năng lực ngoại ngữ theo quy định sau khi tốt nghiệp trình độ cao đẳng.

4. Tài liệu tham khảo

1. Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dung cho Việt Nam.

2. Quyết định số 1982/QĐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

3. Thông tư 03/2017/TT-BLĐTBXH ngày 01 tháng 3 năm 2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình; tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định giáo trình đào tạo trình độ trung cấp và cao đẳng.

4. Thông tư 09/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13 tháng 3 năm 2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ; quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp.

5. Tim Falla and Paul A. Davies, Solutions Elementary (02nd edition), Oxford University Press, 2012.

6. Miles Craven, Breakthrough Plus 1, MacMillan Education, 2013.

7. Herbert Puchta and Jeff Stranks, More! 1, Cambridge University Press, 2008.

8. Jack C. Richards, Tactics for Listening (02nd edition), Oxford University Press, 2015.

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC

Tên môn học: Tin học nâng cao

Mã môn học: MH07

Thời gian thực hiện mô đun: 45 giờ (Lý thuyết: 14 giờ, Thực hành: 29 giờ, Kiểm tra: 2 giờ)

I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔN HỌC:

- Vị trí: Môn học được bố trí sau khi sinh viên học xong các môn học chung và trước các môn học, mô đun đào tạo chuyên môn nghề.

- Tính chất: Là môn học kỹ thuật cơ sở.

II. MỤC TIÊU MÔN HỌC:

Sau khi học xong môn học này sinh viên có khả năng:

- Kiến thức:

+ Phân biệt được sự khác nhau giữa Internet, World Wide Web và các trình duyệt Web

+ Trình bày được các thành phần cơ bản của trang Web và thực hiện được các tác vụ căn bản khi sử dụng trình duyệt Web

+ Trình bày được cấu trúc của địa chỉ thư điện tử, các phương pháp truyền thông điện tử, ý nghĩa của việc chia sẻ thông tin trên mạng

- Kỹ năng:

+ Kiểm tra được phần cứng, phương tiện và các thiết lập cấu hình cần thiết để kết nối đến mạng của một tổ chức hoặc kết nối với Internet

+ Sử dụng được các chức năng cơ bản trong Microsoft Outlook

+ Kiểm tra thực tế của một công dân kỹ thuật số tốt và an toàn trực tuyến

+ Tiến hành nghiên cứu và đánh giá các thông tin tìm kiếm trên Internet

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Tuân thủ nội quy phòng máy

III. NỘI DUNG MÔN HỌC:

1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:

STT

Tên chương, mục

Thời gian (giờ)

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành, thảo luận, bài tập

Kiểm tra

1

Chương 1. Dịch vụ World Wide Web

1. Internet, trình duyệt và World Wide Web

2. Tìm hiểu về địa chỉ của Website

3. Các thành phần chung của trang Web

4. Các tính năng và chức năng của trình duyệt

5

2

3

2

Chương 2. Kết nối mạng

1. Định nghĩa mạng

15

4

10

1

2. Các mô hình mạng

3. TCP/IP và mạng

4. Mạng cục bộ (LAN)

5. Các mạng diện rộng

6. Các mạng chuyển mạch công cộng

7. Kết nối với Internet

8. Hệ thống tên miền (DNS)

9. Bảo mật thông tin

10. Khắc phục sự cố mạng

3

Chương 3. Truyền thông kỹ thuật số

15

4

10

1

1. Các phương pháp truyền thông điện tử

2. Làm việc với thư điện tử

3. Sử dụng Microsoft Outlook

4

Chương 4. Công dân kỷ nguyên số

5

2

3

1. Các vấn đề về đạo đức

2. Bảo vệ dữ liệu hoặc máy tính khi trực tuyến

3. Ngắn ngừa chấn thương cá nhân

4. Bảo vệ bản thân khi trực tuyến

5

Chương 5. Tìm kiếm thông tin

5

2

3

1. Sử dụng công nghệ máy tìm kiếm

2. Đánh giá thông tin

Cộng

45

14

29

2

2. Nội dung chi tiết:

Chương 1. Dịch vụ World Wide Web Thời gian: 5 giờ

Mục tiêu:

- Phân biệt được sự khác nhau giữa Internet, World Wide Web và các trình duyệt Web

- Mô tả được cấu trúc của Uniform Resource Locator (URL)

- Chỉ ra được các thành phần phổ biến của trang Web

- Trình bày được các chức năng cơ bản của trình duyệt Web và chức năng điều hướng trong trình duyệt Web

- Sử dụng được trình duyệt Web chứa nhiểu thẻ; làm việc được với các đánh dấu trang Web; xem lịch sử trình duyệt Web; Tùy chỉnh được các tùy chọn của trình duyệt Web.

Nội dung chương:

1. Internet, trình duyệt và World Wide Web

1.1. Internet

1.2. World Wide Web

1.3. Trình duyệt Web

2. Tìm hiểu về địa chỉ của Website

2.1. Các giao thức của Website

2.2. Tên tài nguyên

3. Các thành phần chung của trang Web

4. Các tính năng và chức năng của trình duyệt

4.1. Các chức năng của trình duyệt

4.2. Các tính năng của trình duyệt

Chương 2. Kết nối mạng Thời gian: 15 giờ

Mục tiêu:

- Trình bày được các ưu điểm của mạng máy tính

- Trình bày được các tốc độ mạng phổ biến, các mô hình hình mạng phổ biến, vai trò của TCP

- Phân biệt được mạng cục bộ (LAN) và mạng diện rộng (WAN)

- Trình bày được cách thức làm việc của mạng có dây và mạng không dây

- Xác định được các địa chỉ được sử dụng trong mạng LAN

- So sánh được tín hiệu tương tự và tín hiệu số

- Kết nối được máy tính, hệ thống máy tính với internet

- Trình bày được vai trò của DNS cũng như thiết lập được DNS cho máy tính

- Trình bày được vai trò của bảo mật, vai trò của tường lửa và gateway trong hệ thống mạng.

- Sử dụng được các thiết bị mạng máy tính cơ bản

- Sử dụng được mạng riêng ảo (VPN)

- Phát hiện và sửa được các lỗi cơ bản trên hệ thống mạng máy tính.

Nội dung chương:

1. Mạng máy tính

1.1. Định nghĩa mạng

1.2. Ưu điểm của việc sử dụng mạng

1.3. Tốc độ mạng

2. Các mô hình mạng

2.1. Mô hình Khách/Chủ

2.2. Mô hình mạng ngang hàng

2.3. Mô hình dựa trên nền Web

3. TCP/IP và mạng

4. Mạng cục bộ (LAN)

4.1. Kết nối tới LAN

4.2. Các thiết bị LAN phổ biến

4.3. Cách sử dụng địa chỉ trên LAN

4.4. Các dải địa chỉ được để dành riêng

4.5. Kết nối các LAN

5. Các mạng diện rộng

6. Các mạng chuyển mạch công cộng

6.1. Mạng chuyển mạch thoại công cộng (PSTN)

6.2. Chuyển mạch vòng

6.3. Chuyển mạch gói

7. Kết nối với Internet

7.1. Các kết nối quay số

7.2. Các kết nối trực tiếp – Băng thông rộng

7.3. Các yếu tố khác ảnh hưởng đến độ thực thi

8. Hệ thống tên miền (DNS)

9. Bảo mật thông tin

9.1. Mạng riêng và mạng công cộng

9.2. Xác thực và điều khiển truy nhập

9.3. Tường lửa/Cổng vào ra mạng

9.4. Các mạng riêng ảo (VPN)

9.5. Bảo mật không dây

10. Khắc phục sự cố mạng

10.1. Khắc phục các sự cố phần cứng

10.2. Khắc phục các sự cố về địa chỉ

10.3. Khắc phục các sự cố về thiết lập bảo mật

Chương 3. Truyền thông kỹ thuật số Thời gian: 15 giờ

Mục tiêu:

- Phân biệt được các hình thức truyền thông điện tử; nhận biết được người dùng trên các hệ thống truyền thông

- So sánh được các phương pháp truyền thông, ưu điểm của truyền thông điện tử

- Sử dụng được các phương pháp truyền thông điện tử thích hợp

- Mô tả được cấu tạo của địa chỉ thư điện tử, các thành phần của thư điện tử

- Sử dụng được các tệp tin đính kèm trong thư điện tử

- Sử dụng được các chức năng cơ bản trong Microsoft Outlook

- Xử lý, đối phó được với thư rác và các vấn đề phổ biến trong truyền thông điện tử

Nội dung chương:

1. Các phương pháp truyền thông điện tử

1.1. Thư điện tử

1.2. Tin nhắn tức thời

1.3. Tin nhắn văn bản

1.4. VoIP

1.5. Hội nghị truyền hình

1.6. Phòng trò chuyện trực tuyến

1.7. Các trang mạng xã hội

1.8. Nhật ký cá nhân trực tuyến

1.9. Sự hiện diện

1.10. Các tiêu chuẩn truyền thông điện tử

2. Làm việc với thư điện tử

2.1. Cấu trúc thư điện tử

2.2. Tạo tài khoản thư điện tử

3. Sử dụng Microsoft Outlook

3.1. Tạo bản tin mới

3.2. Làm việc với các tệp tin đính kèm

3.3. Nhận thư

3.4. Quản lý thư rác

3.5. Tự động hóa Outlook

Chương 4. Công dân kỷ nguyên số Thời gian: 5 giờ

Mục tiêu:

- Trình bày được các tiêu chuẩn truyền thông chuyên nghiệp

- Trình bày được cách thức để tránh các hành vi không phù hợp khi trực tuyến

- Xác định được các vấn đề liên quan tới sở hữu trí tuệ, bản quyền và các quy định cấp phép

- Xác định được các mối đe dọa khi trực tuyến, bảo vệ được máy tính khỏi các mối đe dọa phần mềm

- Trình bày được các khái niệm cơ bản về vi rút, cách phòng tránh và các chương trình diệt vi rút

- Xác định được cách thức tự bảo vệ khi thực hiện các giao dịch thương mại điện tử

- Sử dụng được phần mềm Microsoft Security Essentials

Nội dung chương:

1. Các vấn đề về đạo đức

1.1. Tìm hiểu về sở hữu trí tuệ, bản quyền và cấp phép

1.2. Kiểm duyệt và lọc thông tin

1.3 Những điều nên tránh

1.4. Hành vi không phù hợp

1.5. Những thực hành tốt cho công dân trực tuyến

2. Bảo vệ dữ liệu hoặc máy tính khi trực tuyến

2.1. Các mối đe dọa từ phần mềm

2.2. Vi rút và cách phòng tránh vi rút

3. Ngắn ngừa chấn thương cá nhân

4. Bảo vệ bản thân khi trực tuyến

4.1. Mua hàng trực tuyến

4.2. Thông tin chia sẻ

4.3. Bảo vệ sự riêng tư

Chương 5. Tìm kiếm thông tin Thời gian: 5 giờ

Mục tiêu:

- Tìm kiếm và đánh giá được thông tin trên Internet

- Mô tả được cách thức hoạt động của các máy tìm kiếm thông tin

- Sử dụng được các trang Web tìm kiếm thông tin, các máy tìm kiếm thông tin

Nội dung chương:

1. Sử dụng công nghệ máy tìm kiếm

    1. Tìm kiếm thông tin trên website

    2. Sử dụng máy tìm kiếm

    3. Các phương pháp thu hẹp phạm vi tìm kiếm

2. Đánh giá thông tin

2.1. Độ tin cậy và sự liên quan

2.2. Độ chính xác và tính xác thực

IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔN HỌC:

1. Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng:

Phòng học lý thuyết và phòng thực hành đủ điều kiện để thực hiện mô đun.

2. Trang thiết bị máy móc:

+ Phấn, bảng đen.

+ Máy chiếu Projector.

+ Máy tính.

+ Các hình vẽ, ví dụ minh họa.

+ Phần mềm Microsoft Outlook

3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:

+ Các slide bài giảng.

+ Tài liệu hướng dẫn thực hiện môn đun.

+ Bài giảng

4. Các điều kiện khác:

V. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ

1. Nội dung:

- Kiến thức:

+ Phân biệt sự khác nhau giữa Internet, World Wide Web và các trình duyệt Web

+ Trình bày các thành phần cơ bản của trang Web và thực hiện được các tác vụ căn bản khi sử dụng trình duyệt Web

+ Trình bày cấu trúc của địa chỉ thư điện tử, các phương pháp truyền thông điện tử, ý nghĩa của việc chia sẻ thông tin trên mạng

- Kỹ năng:

+ Kiểm tra phần cứng, phương tiện và các thiết lập cấu hình cần thiết để kết nối đến mạng của một tổ chức hoặc kết nối với Internet

+ Sử dụng các chức năng cơ bản trong Microsoft Outlook

+ Kiểm tra thực tế của một công dân kỹ thuật số tốt và an toàn trực tuyến

+ Tiến hành nghiên cứu và đánh giá các thông tin tìm kiếm trên Internet

+ Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Có thái độ nghiêm túc trong thực hành

+ Cẩn thận, thao tác nhanh chuẩn xác, tự giác trong học tập.

2. Phương pháp:

- Đánh giá lý thuyết: đánh giá qua bài viết, kiểm tra vấn đáp hoặc trắc nghiệm, tự luận

- Đánh giá kỹ năng thực hành: đánh giá kỹ năng thực hành của sinh viên thông qua khả năng sử dụng và truy cập Internet, sử dụng trình duyệt web, khả năng kết nối mạng, sử dụng Microsoft Outlook, khả năng tìm kiếm thông tin, xử lý các lỗi cơ bản trong hệ thống mạng máy tính.

VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔN HỌC:

1. Phạm vi áp dụng môn học

Chương trình mô đun được sử dụng để giảng dạy cho trình độ cao đẳng cho tất cả các nghề đào tạo trình độ cao đẳng.

2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môn học:

- Đối với giáo viên, giảng viên:

+ Trình bày đầy đủ các nội dung kiến thức trong bài học.

+ Sử dụng phương pháp phát vấn.

+ Cho sinh viên thực hành trên máy tính và đặt các câu hỏi để sinh viên trả lời.

- Đối với người học:

+ Sinh viên trao đổi với nhau, thực hiện các bài thực hành và trình bày theo nhóm.

+ Thực hiện các bài tập thực hành được giao.

3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:

Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào nội dung của từng bài học chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học để đảm bảo chất lượng giảng dạy.

4. Tài liệu cần tham khảo:

[1] CCILearning - Internet and Computing Core Certification Guide - Cuộc sống trực tuyến, Nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC

Tên môn học: Tiếng Anh A2

Mã môn học: MH08

Thời gian thực hiện: 60 giờ, (Lý thuyết: 12 giờ; Thực hành, thảo luận, bài tập,ôn tập: 39 giờ; Kiểm tra : 9 giờ).

I. Vị trí, tính chất của môn hc

1. Vị trí: Môn học Tiếng Anh tự chọn là môn học áp dụng trong các khối đào tạo và thường được bố trí thực hiện sau khi học sinh đã học xong phần Tiếng Anh cơ bản

2. Tính chất: Môn học Tiếng Anh giảng dạy ở các trường trung cấp nghề; các trường cao đẳng nghề nhằm hình thành và phát triển các kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết tiếng Anh giúp cho người học nghề trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng phát triển năng lực sử dụng tiếng Anh đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thị trường lao động trong quá trình hội nhập quốc tế.

II. Mục tiêu môn học

Sau khi học xong chương trình ở trình độ cao đẳng, người học đạt được trình độ năng lực ngoại ngữ Bậc 2 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, cụ thể:

1. Về kiến thức

Nhận biết và giải thích được các cấu trúc ngữ pháp cơ bản về thành phần của câu, cách sử dụng thì quá khứ đơn; so sánh hơn của tính từ; going to; thì hiện tại hoàn thành; phân biệt và giải thích được các từ vựng về những chủ đề quen thuộc như các quốc gia; quốc tịch; đặc điểm địa lý; nghề nghiệp; công việc; giao thông.

2. Về kỹ năng

a) Kỹ năng nghe: Nghe và hiểu được những cụm từ và cách diễn đạt liên quan tới nhu cầu thiết yếu hằng ngày khi được diễn đạt chậm và rõ ràng về các chủ đề liên quan đến các thành viên gia đình, các hoạt động giải trí trong thời gian rảnh rỗi, vị trí đồ đạc trong nhà, các quốc gia; quốc tịch; đặc điểm địa lý; nghề nghiệp; công việc; giao thông; hiểu được ý chính trong các giao dịch quen thuộc hằng ngày khi được diễn đạt chậm và rõ ràng.

b) Kỹ năng nói: Giao tiếp một cách đơn giản và trực tiếp về các chủ đề quen thuộc hằng ngày liên quan tới các quốc gia; quốc tịch; đặc điểm địa lý; nghề nghiệp; công việc; giao thông; truyền đạt quan điểm, nhận định của mình trong các tình huống xã giao đơn giản, ngắn gọn.

c) Kỹ năng đọc: Đọc và phân tích được các đoạn văn bản ngắn và đơn giản về các vấn đề quen thuộc và cụ thể; đọc hiểu đại ý và thông tin chi tiết thông qua các bài đọc có liên quan đến các quốc gia; quốc tịch; đặc điểm địa lý; nghề nghiệp; công việc; giao thông.

d) Kỹ năng viết: Viết được các mệnh đề, câu đơn giản và kết nối với nhau bằng các liên từ cơ bản; viết đoạn văn ngắn về các chủ đề có liên quan đến các quốc gia; quốc tịch; đặc điểm địa lý; nghề nghiệp; công việc; giao thông.

3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm

- Nhận thức được tầm quan trọng của ngoại ngữ nói chung và Tiếng Anh nói riêng, có trách nhiệm trong việc sử dụng tiếng Anh trong đời sống, học tập và nghề nghiệp;

- Có thể làm việc độc lập hoặc theo nhóm trong việc áp dụng tiếng Anh vào học tập, lao động và các hoạt động khác.

III. Nội dung môn học

1. Nội dung tng quát và phân bthời gian:

Số TT

Tên đơn vị bài hc

Tổng s

Thời gian (giờ)

Lý thuyết

Thực hành, thảo luận, bài tập

Kiểm tra

1

Unit 7: Fame!

16

3

10

3

7A. Vocabulary and listening: Where are they from?

2

0,5

1,5

7B. Grammar: Past simple affirmative: irregular verbs

2

0,5

1,5

7C. Culture: Changing the world

2

0,5

1,5

7D. Grammar: : Past simple: negative and interrogative

2

0,5

1,5

7E. Reading: Famous artists

2

0,5

1,5

7G. Writing: An email message

2

0,5

1,5

Consolidation + Test 1

4

1

3

2

Unit 8: In the wild

16

3

10

3

8A. Vocabulary and listening: Geography

2

0,5

1,5

8B. Grammar: Comparative adjectives

2

0,5

1,5

8C. Culture: Landmarks

2

0,5

1,5

8D. Grammar: Superlative adjectives

2

0,5

1,5

8E. Reading: Dangerous!

2

0,5

1,5

8G. Writing: An advert

2

0,5

1,5

Consolidation + Test 2

4

1

3

3

Unit 9: The world of work

16

3

10

3

9A. Vocabulary and listening: Jobs and work

2

0,5

1,5

9B. Grammar: going to

2

0,5

1,5

9C. Culture: Jobs for teenagers

2

0,5

1,5

9D. Grammar: will

2

0,5

1,5

9E. Reading: A year out

2

0,5

1,5

9G. Writing: An application letter

2

0,5

1,5

Consolidation + Test 3

4

1

3

4

Unit 10: Time to travel

12

3

9

10A. Vocabulary and listening: Transport

2

0,5

1,5

10B. Grammar: Present perfect: affirmative

2

0,5

1,5

10C. Culture: Gateway to the New World

2

0,5

1,5

10D. Grammar: Present perfect: negative and interrogative

2

0,5

1,5

10E. Reading: Alone in the canyon

2

0,5

1,5

10G. Writing: A postcard

2

0,5

1,5

 

Tổng cộng

60

12

39

9

2. Nội dung chi tiết như sau:

UNIT 7: FAME! Thời gian: 16 giờ

1. Mc tiêu:

- Use vocabulary items related to countries; nationalities; make, do, have and take; events in life; free-time activities; expressions of interest and sympathy correctly.

- Use past simple affirmative: irregular verbs; past simple: negative and interrogative appropriately

- Talk about 20 questions game; famous people and weekend.

- Write an email message

- Improve 4 skills: listening, speaking, reading and writing

- Be eager, active, cooperative during the lesson

2. Nội dung:

7A. Vocabulary and listening: Where are they from?

7B. Grammar: Past simple affirmative: irregular verbs

7C. Culture: Changing the world

7D. Grammar: : Past simple: negative and interrogative

7E. Reading: Famous artists

7G. Writing: An email message

Consolidation + Test 1

UNIT 8: IN THE WILD Thời gian: 16 giờ

1. Mc tiêu:

- Use vocabulary items related to geographical features; continents; compass points; measurements; outdoor activities; wildlife correctly.

- Use comparative adjectives; superlative adjectives correctly.

- Talk about giving opinions; landmarks; negotiating

- Write an advert

- Improve 4 skills: listening, speaking, reading and writing

- Be eager, active, cooperative during the lesson

2. Nội dung:

8A. Vocabulary and listening: Geography

8B. Grammar: Comparative adjectives

8C. Culture: Landmarks

8D. Grammar: Superlative adjectives

8E. Reading: Dangerous!

8G. Writing: An advert

Consolidation + Test 2

UNIT 9: THE WORLD OF WORK Thời gian: 16 giờ

1. Mc tiêu:

- Use vocabulary items related to jobs; suffixes -er, -or and -ist; compound nouns correctly.

- Use going to; will; will for offers correctly.

- Discuss opinions about jobs; talk about plans; make and receive phone calls

- Write an application letter

- Improve 4 skills: listening, speaking, reading and writing

- Be eager, active, cooperative during the lesson

2. Nội dung:

9A. Vocabulary and listening: Jobs and work

9B. Grammar: going to

9C. Culture: Jobs for teenagers

9D. Grammar: will

9E. Reading: A year out

9G. Writing: An application letter

Consolidation + Test 3

UNIT 10: TIME TO TRAVEL Thời gian: 12 giờ

1. Mc tiêu:

- Use vocabulary items related to transport; phrasal verbs with get; adjectives to describe transport; time expressions; holiday accommodation correctly.

- Use present perfect: affirmative; present perfect: negative and interrogative; just, already, yet; can for permission correctly

- Talk about travel and living in a foreign country; buy a train ticket

- Write a postcard

- Improve 4 skills: listening, speaking, reading and writing

- Be eager, active, cooperative during the lesson

2. Nội dung:

10A. Vocabulary and listening: Transport

10B. Grammar: Present perfect: affirmative

10C. Culture: Gateway to the New World

10D. Grammar: Present perfect: negative and interrogative

10E. Reading: Alone in the canyon

10G. Writing: A postcard

IV. Điều kin thực hiện môn hc

1. Phòng học chuyên môn/nhà xưởng

- Phòng học được trang bị hệ thống đèn đủ ánh sáng;

- Bàn, ghế rời cho từng sinh viên;

- Bàn ghế giáo viên, bảng, máy chiếu, phấn (hoặc bút bảng).

2. Trang thiết bị máy móc

Máy chiếu, hệ thống âm thanh.

3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu

Giáo viên sử dụng giáo trình dùng chung và tham khảo các tài liệu giảng dạy khác hỗ trợ bài giảng.

4. Các điều kiện khác

Khuyến khích các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trang bị phòng học nghe nhìn và các điều kiện khác để có thể tổ chức giảng dạy môn học hoặc một số nội dung của môn học theo hình thức trực tuyến.

V. Nội dung và phương pháp đánh giá

1. Nội dung

1.1. Kiến thức: Các kiến thức về từ vựng và cấu trúc ngữ pháp theo từng chủ đề liên quan trong chương trình.

1.2. Về kỹ năng:

- Kỹ năng nghe: Nghe và xác định thông tin về các quốc gia; quốc tịch; đặc điểm địa lý; nghề nghiệp; công việc; giao thông theo yêu cầu.

- Kỹ năng nói: miêu tả các quốc gia; quốc tịch; đặc điểm địa lý; nghề nghiệp; công việc; giao thông; theo yêu cầu.

- Kỹ năng đọc: Đọc hiểu đại ý và thông tin chi tiết của các bài đọc ngắn theo yêu cầu.

- Kỹ năng viết: Viết câu và đoạn văn ngắn về các chủ đề khác nhau theo yêu cầu.

1.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Làm việc độc lập hoặc theo nhóm.

2. Phương pháp đánh giá

Việc đánh giá kết quả học tập của người học được thực hiện theo quy định tại Thông tư 09/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ.

Phương pháp đánh giá sẽ dựa theo đặc thù ngành, nghề đào tạo và điều kiện của từng cơ sở giáo dục nghề nghiệp, có thể kết hợp kiểm tra nghe, nói và tự luận.

VI. Hướng dẫn thực hiện môn học

1. Phạm vi áp dụng môn học

Môn học Tiếng Anh tự chọn là là môn học áp dụng trong các khối đào tạo và thường được bố trí thực hiện sau khi học sinh đã học xong phần Tiếng Anh cơ bản trong chương trình đào tạo trình độ cao đẳng. Tùy theo đặc thù của các ngành, nghề đào tạo, các trường lựa chọn môn học Tiếng Anh hoặc môn học ngoại ngữ khác theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để giảng dạy.

2. Miễn trừ, bảo lưu kết quả học tập môn học

a) Miễn học, miễn thi kết thúc môn học Tiếng Anh

Người học được miễn học, miễn thi kết thúc môn học Tiếng Anh trong các trường hợp sau:

- Có chứng chỉ Tiếng Anh Bậc 2 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;

- Có chứng chỉ Tiếng Anh tương đương cấp độ A2 trở lên theo Khung tham chiếu chung Châu Âu do các tổ chức nước ngoài cấp.

b) Bảo lưu, công nhận kết quả học tập

Thực hiện theo quy định tại Thông tư 09/2017/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

c) Người học có nhu cầu được miễn trừ, bảo lưu kết quả môn học phải có đơn đề nghị hiệu trưởng xem xét, quyết định khi nhập học và trước mỗi kỳ thi.

3. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập môn học

- Đối với giáo viên: Giáo viên vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học; chú trọng phương pháp giao tiếp trong giảng dạy; áp dụng đa dạng các kỹ thuật dạy học; lấy người học làm trung tâm; tổ chức các hoạt động nghe, nói, đọc và viết sinh động nhằm tăng cường sự tham gia của người học; tổ chức các hoạt động đa dạng với sự hỗ trợ của các học liệu, giáo cụ trực quan sinh động phục vụ mục tiêu bài học.

- Đối với người học: Quan sát, hoạt động nhóm, thao tác theo hướng dẫn của giáo viên và làm bài tập về nhà.

- Chương trình môn học tiếng Anh trình độ cao đẳng có thể chia thành 02 (hai) phần để giảng dạy, mỗi phần 60 giờ.

- Khuyến khích việc tổ chức dạy và học trực tuyến môn học, kết hợp với các phần mềm tự học trực tuyến nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.

- Bên cạnh việc học 120 giờ trên lớp, giáo viên xây dựng nội dung và mục tiêu tự học thêm 180 giờ cho người học thông qua hệ thống bài tập bổ sung, phần mềm hoặc ứng dụng tiếng Anh hỗ trợ tự học, tài liệu tham khảo khác nhằm giúp người học đạt được năng lực ngoại ngữ theo quy định sau khi tốt nghiệp trình độ cao đẳng.

4. Tài liệu tham khảo

1. Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dung cho Việt Nam.

2. Quyết định số 1982/QĐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

3. Thông tư 03/2017/TT-BLĐTBXH ngày 01 tháng 3 năm 2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình; tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định giáo trình đào tạo trình độ trung cấp và cao đẳng.

4. Thông tư 09/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13 tháng 3 năm 2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ; quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp.

5. Tim Falla and Paul A. Davies, Solutions Elementary (02nd edition), Oxford University Press, 2012.

6. Miles Craven, Breakthrough Plus 1, MacMillan Education, 2013.

7. Herbert Puchta and Jeff Stranks, More! 1, Cambridge University Press, 2008.

8. Jack C. Richards, Tactics for Listening (02nd edition), Oxford University Press, 2015.

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN

Tên mô đun: Kỹ năng mềm

Mã mô đun: MĐ09

Thời gian thực hiện mô đun: 45 giờ; (Lý thuyết: 15 giờ; Thực hành: 28 giờ; Kiểm tra: 02 giờ)

I. Vị trí, tính chất của mô đun

- Vị trí: Mô đun kỹ năng mềm thuộc các môn học chung, được bố trí giảng dạy trước các môn chuyên ngành.

- Tính chất: Mô đun kết hợp giữa lý thuyết và thực hành nhằm trang bị cho người học các kiến thức cơ bản về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm và vận dụng các kỹ năng giao tiếp vào những tình huống thực tế.

II. Mục tiêu mô đun

- Về kiến thức:

Trình bày được nội dung về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm

- Về kỹ năng

+ Vận dụng được các kỹ năng giao tiếp vào thực tế;

+ Tổ chức, thực hiện và đánh giá được các hoạt động nhóm.

- Về năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm: Có năng lực chủ động, tự chịu trách nhiệm, tích cực, linh hoạt trong vận dụng các kiến thức, kỹ năng vào thực tế. Có thái độ sống tích cực, tự tin, làm chủ bản thân và các mối quan hệ xã hội khác.

III. Nội dung mô đun: 

1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian

Số TT

Tên các bài trong mô đun

Thời gian (giờ)

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

1

Bài 1: Kỹ năng giao tiếp

29

10

18

1

1. Khái quát về giao tiếp và kỹ năng giao tiếp

4

2

2

2. Các phương tiện giao tiếp

8

2

6

3. Các kỹ năng giao tiếp cơ bản

* Kiểm tra

16

1

6

10

1

2

Bài 2: Kỹ năng làm việc nhóm

16

5

10

1

1. Nhóm và làm việc nhóm

3

2

1

2. Các kỹ năng làm việc nhóm

8

2

6

3. Quản lý và điều hành nhóm

* Kiểm tra

4

1

1

3

1

Cộng

45

15

28

2

2. Nội dung chi tiết

Bài 1: Kỹ năng giao tiếp

Thời gian: 29 giờ

Mục tiêu:

- Trình bày được các nguyên tắc và phong cách trong giao tiếp;

- Phân loại được các phương tiện giao tiếp;

- Thực hiện được các kỹ năng: thuyết trình, lắng nghe –phản hồi, đàm phán;

- Chủ động, tích cực và sáng tạo trong quá trình học tập.

Nội dung:

1. Khái quát về giao tiếp và kỹ năng giao tiếp

1.1. Giao tiếp

1.2. Kỹ năng giao tiếp

2. Các phương tiện giao tiếp

2.1. Giao tiếp ngôn ngữ

2.2. Giao tiếp phi ngôn ngữ

3. Các kỹ năng giao tiếp cơ bản

3.1. Kỹ năng lắng nghe và phản hồi

3.2. Kỹ năng thuyết trình

3.3. Kỹ năng đàm phán

* Kiểm tra

Bài 2: Kỹ năng làm việc nhóm

Thời gian: 16 giờ

Mục tiêu:

- Trình bày được khái niệm, vai trò, nguyên tắc làm việc nhóm;

- Lập được kế hoạch làm việc nhóm;

- Tổ chức, điều hành và đánh giá được hoạt động nhóm;

- Chủ động, tích cực và sáng tạo trong quá trình học tập.

Nội dung:

1. Nhóm và làm việc nhóm

1.1. Khái niệm nhóm và làm việc nhóm

1.2. Vai trò của làm việc nhóm

1.3. Phân loại nhóm

1.4. Kích thước nhóm và nguyên tắc làm việc nhóm

1.5. Hình thức và phát triển nhóm

2. Các kỹ năng làm việc nhóm

2.1. Đối với các cá nhân

2.2. Đối với tổ chức nhóm

3. Quản lý và điều hành nhóm

3.1. Vai trò của trưởng nhóm và các thành viên trong nhóm

3.2. Các kỹ năng và công cụ cần thiết để điều hành, quản lý nhóm

3.3. Bí quyết để quản lý và điều hành nhóm tốt

* Kiểm tra

IV. Điều kiện thực hiện mô đun

1. Phòng học lý thuyết

- Rộng rãi, thoáng mát, đảm bảo việc tổ chức dạy và học đạt hiệu quả;

- Bàn, ghế trong phòng học có thể di chuyển linh hoạt để tổ chức các hoạt động dạy và học hiệu quả.

2. Trang thiết bị máy móc: Máy tính, máy chiếu, bảng tương tác, thiết bị nghe.

3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:

- Tài liệu học tập;

- Giấy A0, A3, bút dạ...

V. Nội dung và phương pháp đánh giá

1. Nội dung

- Về kiến thức: Nội dung kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm

- Về kỹ năng:

+ Thực hiện kỹ năng giao tiếp;

+ Tổ chức và thực hiện các hoạt động nhóm.

- Về năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm: Chủ động, trách nhiệm, tích cực, linh hoạt trong vận dụng các kiến thức, kỹ năng vào thực tế. Thái độ sống tích cực, tự tin, làm chủ bản thân và các mối quan hệ xã hội khác.

2. Phương pháp

- Đánh giá kiến thức, kỹ năng: thông qua các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ (tự luận, bài tâp thực hành);

- Kết thúc chương trình mô đun: tổ chức ôn tập và kiểm tra kết thúc mô đun bằng bài kiểm tra tự luận;

- Cách tính điểm đánh giá được thực hiện theo quy chế hiện hành.

VI. Hướng dẫn thực hiện mô đun

1. Phạm vi áp dụng mô đun: Chương trình mô đun được sử dụng để giảng dạy cho cả trình độ trung cấp và cao đẳng.

2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập mô đun

- Đối với giáo viên, giảng viên: Giáo viên sử dụng kết hợp các phương pháp: thuyết trình, thảo luận nhóm, vấn đáp..., chuẩn bị tài liệu cho người học;

- Đối với người học: đọc và nghiên cứu tài liệu, làm bài tập được giao, có thái độ học tập tích cực.

3. Những trọng tâm cần chú ý

- Các phương tiện giao tiếp và tác phong giao tiếp;

- Các kỹ năng giao tiếp;

- Các kỹ năng làm việc nhóm;

- Quản lý và điều hành nhóm.

4. Tài liệu tham khảo

[1] Chương trình Kỹ năng giao tiếp (2012), Bộ Giáo dục và Đào tạo;

[2] Chương trình Kỹ năng giao tiếp, tổ chức Tâm Việt;

[3] Giáo trình kỹ năng giao tiếp dùng trong các trường chuyên nghiệp, NXB Hà Nội;

[4] Huỳnh Văn Sơn, Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu (2011). Giáo trình Kỹ năng làm việc nhóm. NXB Trẻ, TP HCM;

[5] Nguyễn Thị Ngọc Thúy (2014). Bài giảng Làm việc nhóm. Tài liệu nội bộ. Bộ môn Phương pháp giáo dục. Khoa Sư phạm và Ngoại ngữ. Học viện Nông nghiệp Việt Nam;

[6] Harvard Business School Press, Trần Bích Nga, Phạm Ngọc Sáu, Nguyễn Thị Thu Hà (biên dịch) (2006), Xây dựng nhóm làm việc hiệu quả - Cẩm nang kinh doanh Harvard, NXB Tổng hợp TP HCM.

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN

Tên mô đun: Khởi nghiệp và tìm kiếm việc làm

Mã mô đun: MĐ10

Thời gian thực hiện mô đun: 60 giờ; (Lý thuyết: 20 giờ; Thực hành: 37 giờ; Kiểm tra: 03 giờ)

I. Vị trí, tính chất của môn đun

- Vị trí: Mô đun khởi nghiệp và tìm kiếm việc làm nằm trong nhóm các môn học chung được bố trí giảng dạy sau khi sinh viên học các môn học, mô đun đào tạo chuyên môn nghề.

- Tính chất: Mô đun kết hợp giữa lý thuyết và thực hành nhằm cung cấp những kiến thức, kỹ năng cơ bản để sinh viên tự khởi nghiệp và tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp.

II. Mục tiêu mô đun

- Về kiến thức:

+ Trình bày được kiến thức về kinh doanh và khởi sự kinh doanh;

+ Phân tích được các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp;

+ Mô tả được bản kế hoạch kinh doanh;

+ Trình bày được nội dung tác phong công nghiệp theo tiêu chuẩn 5S;

+ Trình bày được quy trình tìm kiếm việc làm;

+ Mô tả được nội dung hồ sơ xin việc.

- Về kỹ năng:

+ Khởi tạo và lựa chọn được ý tưởng kinh doanh;

+ Xây dựng được kế hoạch kinh doanh;

+ Thực hiện được tác phong công nghiệp theo tiêu chuẩn 5S;

+ Thực hiện được khởi nghiệp kinh doanh ;

+ Định vị được bản thân;

+ Hoàn thiện hồ sơ xin việc;

+ Thực hiện được các kỹ năng ứng xử trong quá trình phỏng vấn xin việc.

- Về năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm: Có năng lực chủ động, tự chịu trách nhiệm, tích cực, linh hoạt trong vận dụng các kiến thức về kỹ năng mềm vào môi trường làm việc đa dạng. Có thái độ sống tích cực, tự tin, làm chủ bản thân và các mối quan hệ xã hội khác.

III. Nội dung mô đun 

1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian

Số TT

Tên các bài trong mô đun

Thời gian (giờ)

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

1

Bài 1: Khởi nghiệp

40

15

23

2

1. Những nền tảng và kỹ năng cần thiết của doanh nhân

3

2

1

2. Khởi tạo ý tưởng kinh doanh

10

4

6

3. Khởi sự kinh doanh

20

6

14

4. Văn hóa doanh nghiệp và tác phong công nghiệp

* Kiểm tra

5

2

3

2

2

2

Bài 2: Kỹ năng tìm kiếm việc làm

20

5

14

1

1. Đánh giá bản thân và định hướng nghề nghiệp

2,5

0,5

2

2. Quy trình tìm việc và chuẩn bị hồ sơ xin việc

6

2

4

3. Kỹ năng trả lời phỏng vấn

* Kiểm tra

10,5

1

2,5

8

1

Tổng

60

20

37

3

2. Nội dung chi tiết

Bài 1: Khởi nghiệp

Thời gian: 40 giờ

Mục tiêu:

- Trình bày được khái niệm doanh nhân, kinh doanh, ý tưởng kinh doanh;

- Trình bày được tố chất doanh nhân;

- Đánh giá được tố chất doanh nhân của bản thân;

- Khởi tạo và lựa chọn được ý tưởng kinh doanh tốt nhất;

- Đánh giá được khả năng khởi sự kinh doanh của bản thân;

- Xây dựng được bản kế hoạch khởi sự kinh doanh;

- Thực hiện được kế hoạch khởi sự kinh doanh;

- Phân tích được các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp;

- Trình bày được các tiêu chuẩn 5S;

- Trung thực, nghiêm túc, tuân thủ đứng trình tự xây dựng kế hoạch khởi sự kinh doanh.

Nội dung:

1. Những nền tảng và kỹ năng cần thiết của doanh nhân

1.1. Khái niệm

1.2. Tố chất doanh nhân

1.3. Bạn với tư cách là chủ doanh nghiệp

2. Khởi tạo ý tưởng kinh doanh

2.1. Bạn có phù hợp với hoạt động kinh doanh

2.2. Khởi tạo ý tưởng kinh doanh

2.3. Lựa chọn ý tưởng kinh doanh

2.4. Kế hoạch hành động

3. Khởi sự kinh doanh

3.1. Những vấn đề cơ bản của kế hoạch khởi sự kinh doanh

3.2. Xây dựng kế hoạch khởi sự kinh doanh

3.3. Khởi sự kinh doanh

4. Văn hóa doanh nghiệp và tác phong công nghiệp

4.1. Tổng quan về văn hóa doanh nghiệp

4.2. Các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp

4.3. Tác phong công nghiệp theo tiêu chuẩn 5S

* Kiểm tra

Bài 2: Kỹ năng tìm kiếm việc làm

Thời gian: 20 giờ

Mục tiêu:

- Trình bày được nội dung đánh giá bản thân;

- Định hướng được nghề nghiệp phù hợp với bản thân;

- Định vị được bản thân;

- Mô tả được nội dung hồ sơ xin việc;

- Hoàn thiện hồ sơ xin việc;

- Thực hiện được các kỹ năng ứng xử trong quá trình phỏng vấn xin việc;

- Chủ động, tích cực chuẩn bị các kiến thức, kỹ năng khi tham gia phỏng vấn xin việc, tìm kiếm việc làm tại các tổ chức lao động có nhu cầu tuyển dụng.

Nội dung:

1. Đánh giá bản thân và định hướng nghề nghiệp

1.1. Đánh giá bản thân

1.2. Định hướng nghề nghiệp

2. Quy trình tìm việc và chuẩn bị hồ sơ xin việc

2.1. Quy trình tìm việc

2.2. Kỹ năng chuẩn bị hồ sơ

3. Kỹ năng trả lời phỏng vấn

3.1. Chuẩn bị phỏng vấn

3.2. Tham dự phỏng vấn

* Kiểm tra

IV. Điều kiện thực hiện mô đun

1. Phòng học lý thuyết

- Phòng học rộng rãi, thoáng mát, đảm bảo việc tổ chức dạy và học đạt hiệu quả;

- Bàn, ghế trong phòng học có thể di chuyển linh hoạt để tổ chức các hoạt động dạy và học hiệu quả.

2. Trang thiết bị máy móc: Máy tính, máy chiếu, bảng tương tác, thiết bị nghe

3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:

- Tài liệu học tập;

- Giấy A3, A0, bút dạ…

V. Nội dung và phương pháp đánh giá

1. Nội dung

- Về kiến thức:

+ Kinh doanh và khởi sự kinh doanh;

+ Yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp;

+ Kế hoạch kinh doanh;

+ Quy trình tìm kiếm việc làm;

+ Hồ sơ xin việc.

- Về kỹ năng:

+ Khởi tạo, lựa chọn ý tưởng kinh doanh;

+ Xây dựng kế hoạch kinh doanh;

+ Định vị bản thân;

+ Hoàn thiện hồ sơ xin việc;

+ Ứng xử trong quá trình phỏng vấn xin việc.

- Về năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm: Chủ động, trách nhiệm, tích cực, linh hoạt trong vận dụng các kiến thức về kỹ năng mềm vào môi trường làm việc đa dạng.

2. Phương pháp

- Đánh giá kiến thức, kỹ năng: thông qua các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ (tự luận, bài tâp thực hành, quan sát);

- Kết thúc chương trình môn học, tổ chức ôn tập và kiểm tra kết thúc môn học bằng bài kiểm tra (tự luận, trắc nghiệm);

- Cách tính điểm đánh giá được thực hiện theo quy chế hiện hành.

VI. Hướng dẫn thực hiện mô đun

1. Phạm vi áp dụng mô đun: Chương trình mô đun được sử dụng để giảng dạy cho trình độ trung cấp, cao đẳng.

2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập mô đun

- Đối với giáo viên, giảng viên: Giáo viên sử dụng kết hợp các phương pháp: thuyết trình, thảo luận nhóm, vấn đáp..., chuẩn bị tài liệu cho người học;

- Đối với người học: đọc và nghiên cứu tài liệu, làm bài tập được giao, tham gia hợp tác nhóm, có thái độ học tập tích cực.

3. Những trọng tâm cần chú ý

- Ý tưởng kinh doanh;

- Kế hoạch khởi sự kinh doanh;

- Đánh giá bản thân và định hướng nghề nghiệp;

- Quy trình tìm việc và chuẩn bị hồ sơ xin việc;

- Kỹ năng trả lời phỏng vấn.

4. Tài liệu tham khảo

[1] Alpha Book (2012). Bản CV hoàn hảo. NXB Lao động – Xã hội;

[2] Lynn Williams (2015). Cuốn sách số 1 về tìm việc. NXB Lao động – Xã hội;

[3] James Innes (2015). Cuốn sách số 1 về làm việc. NXB Lao động – Xã hội;

[4] Alpha Book (2014). Chọn nghề theo tính cách. NXB Lao động – Xã hội;

[5] Ths (MBA) Nguyễn Minh Quang, Khởi tạo doanh nghiệp;

[6] PGS.TS. Nguyễn Ngọc Huyền. Khởi sự kinh doanh và tái lập doanh nghiệp. NXB Đại học Kinh tế quốc dân (2011);

[7] PGS.TS. Nguyễn Ngọc Huyền. Khởi sự kinh doanh. NXB Đại học Kinh tế quốc dân (2012);

[8] ILO. Tài liệu khởi sự kinh doanh SIYB;

[9] VCCI. Chương trình khởi nghiệp 2017.

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC

Tên môn học: Toán rời rạc

Mã môn học: MH11

Thời gian thực hiện môn học: 75 giờ; (Lý thuyết: 45 giờ; Thực hành, thảo luận, bài tập: 27 giờ; Kiểm tra: 03 giờ)

I. Vị trí, tính chất của môn học:

Vị trí :

+ Toán rời rạc là môn học cơ sở trong chương trình đào tạo từ xa có hướng dẫn nghề Lập trình máy tính, Thiết kế trang web, Quản trị mạng. Đây là môn học bắt buộc giúp sinh viên có kiến thức để học các môn về lập trình và các môn có tính logic.

+ Đây là môn học bắt buộc giúp sinh viên có kiến thức để học các môn về lập trình và các môn có tính logic.

Tính chất :

+ Môn học này là môn học dựa trên nền tảng toán học và kiến thức về lập trình căn bản.

II. Mục tiêu môn học:

+ Kiến thức:

Vận dụng được kiến thức đã học xây dựng các thuật toán tính : tổ hợp, hoán vị, giải hệ phương trình, phương trình, tính tích phân....

+ Kỹ năng:

Sử dụng được kiến thức đã học xây dựng thuật toán quay lại, các bài toán tối ưu, bài toán tồn tại .....

+ Năng lực tự chủ trách nhiệm:

- Chịu trách nhiệm với kết quả công việc của bản thân và nhóm trước giáo viên và nội quy nhà trường.

- Có khả năng giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi

III. Nội dung môn học:

1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:

Số TT

Tên chương, mục

Thời gian

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành/ Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập

Kiểm tra*

1

Chương 1: Lý thuyết tổ hợp

1. Sơ lược về tổ hợp

1.1. Nhắc lại lý thuyết tổ hợp

1.2. Một số nguyên lý cơ bản

1.3. Các cấu hình tổ hợp đơn giản

1.4. Bài tập

2. Bài toán đếm và phương pháp giải

2.1. Giới thiệu bài toán đếm

2.2. Nguyên lý bù trừ

2.3. Giới thiệu một số bài toán điển hình

2.4. Quan hệ giữa tập hợp và dãy nhị phân

2.5. Hệ thức truy hồi

2.6. Bài tập

3. Bài toán tồn tại và phương pháp giải

.1. Giới thiệu về bài toán tồn tại

3.2. Nguyên lý Dirichlet và ứng dụng

3.3. Mở rộng : hệ đại diện phân biệt

3.4. Bài tập

4. Bài toán liệt kê và phương pháp giải

5. Bài tập

20

5

5

5

3

2

13

4

3

4

2

6

1

2

1

1

1

1

1

2

Chương 2: Các khái niệm cơ bản của lý thuyết đồ thị

1. Định nghĩa đồ thị

2. Các thuật ngữ cơ bản

3. Đường đi, chu trình. Đồ thị liên thông

4. Bài tập

10

1

1

6

2

6

1

1

4

4

2

2

3

Chương 3. Biểu diễn đồ thị và các thuật toán tìm kiếm

1. Ma trận trọng số và danh sách cạnh

2. Tìm kiếm theo chiều rộng và chiều sâu

3. Một số ứng dụng

4. Bài tập

10

3

3

2

2

5

2

2

1

5

1

1

1

2

4

Chương 4. Cây và cây khung của đồ thị

1. Cây và các tính chất của cây

2. Cây khung nhỏ nhất

3. Xây dựng các chu trình cơ bản của đồ thị

4. Bài tập

15

3

5

5

3

9

2

4

3

5

1

1

1

2

1

1

5

Chương 5. Đường đi ngắn nhất

1. Các khái niệm mở đầu

2. Thuật toán Dijkstra

3. Thuật toán Floyd

4. Bài tập

20

1

7

8

4

12

1

5

6

7

2

2

3

1

1

Cộng

75

45

27

3

2. Nội dung chi tiết:

Chương 1: Lý thuyết tổ hợp Thời gian: 20 giờ

Mục tiêu:

  • + Trình bày được các kiến thức về lý thuyết tổ hợp và một số bài toán căn bản của lý thuyết tổ hợp.

  • + Cài đặt được các thuật toán về lý thuyết tổ hợp.

  • + Nghiêm túc trong học tập.

  • Nội dung chương:

1. Sơ lược về tổ hợp

1.1. Nhắc lại lý thuyết tổ hợp

1.2. Một số nguyên lý cơ bản

1.3. Các cấu hình tổ hợp đơn giản

1.4. Bài tập

2. Bài toán đếm và phương pháp giải

2.1. Giới thiệu bài toán đếm

2.2. Nguyên lý bù trừ

2.3. Giới thiệu một số bài toán điển hình

2.4. Quan hệ giữa tập hợp và dãy nhị phân

2.5. Hệ thức truy hồi

2.6. Bài tập

3. Bài toán tồn tại và phương pháp giải

3.1. Giới thiệu về bài toán tồn tại

3.2. Nguyên lý Dirichlet và ứng dụng

3.3. Mở rộng : hệ đại diện phân biệt

3.4. Bài tập

4. Bài toán liệt kê và phương pháp giải

4.1. Giới thiệu về bài toán liệt kê

4.2. Nhắc lại kiến thức đệ quy

4.3. Thuật toán quay lui. Bài toán xếp hậu

4.4. Bài tập

5. Bài tập

Chương 2: Các khái niệm cơ bản của lý thuyết đồ thị Thời gian: 10 giờ

Mục tiêu:

+ Trình bày được các khái niệm của đồ thị.

+ Xác định được các loai đồ thị, chu trình, đồ thị liên thông.

+ Nghiêm túc trong học tập.

Nội dung chương:

1. Định nghĩa đồ thị

2. Các thuật ngữ cơ bản

3. Đường đi, chu trình. Đồ thị liên thông

4. Bài tập

Chương 3: Biểu diễn đồ thị và các thuật toán tìm kiếm Thời gian: 10 giờ

Mục tiêu:

+ Biểu diễn được đồ thị trên máy tính.

+ Cài đặt được các thuật toán tìm kiếm.

+ Ứng dụng được các thuật toán tìm kiếm vào bài toán cụ thể.

+ Nghiêm túc trong học tập.

Nội dung chương:

1. Ma trận trọng số và danh sách cạnh

2. Tìm kiếm theo chiều rộng và chiều sâu

3. Một số ứng dụng

4. Bài tập

Chương 4: Cây và cây khung của đồ thị Thời gian: 15 giờ

Mục tiêu:

+ Trình bày được kiến thức về cây, cây khung, các tính chất của cây trên đồ thị.

+ Cài đặt được các thuật toán Kruskal, Prim.

+ Nghiêm túc trong học tập.

Nội dung chương:

1. Cây và các tính chất của cây

2. Cây khung nhỏ nhất

3. Xây dựng các chu trình cơ bản của đồ thị

4. Bài tập

Chương 5: Đường đi ngắn nhất Thời gian: 20 giờ

Mục tiêu:

+ Hiểu được khái niệm về đường đi ngăn nhất.

+ Tìm được đường đi ngắn nhất trên một đồ thị.

+ Cài đặt được thuật toán Dijkstra, Floyd.

+ Nghiêm túc trong học tập.

Nội dung chương:

1. Các khái niệm mở đầu

2. Thuật toán Dijkstra

3. Thuật toán Floyd

4. Bài tập

IV. Điều kiện thực hiện môn học:

1. Phòng học: Phòng học trực tuyến đạt chuẩn, hệ thống máy tính được nối mạng.

2. Trang thiết bị máy móc:

- Máy chiếu

- Máy vi tính

- Tai nghe có micro

- Webcam

3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:

- Giáo trình môn học

- Bài giảng online: video, powerpoint, chuẩn scorm

- Tài liệu hướng dẫn bài học và bài tập thực hành môn học

- Các hình vẽ, ví dụ minh họa

4. Các điều kiện khác:

- Phòng học online đúng tiêu chuẩn, đáp ứng đủ trong điều kiện dạy online

- Máy tính đầy đủ các phần mềm ứng dụng.

V. Nội dung và phương pháp, đánh giá:

1. Nội dung

Được đánh giá thông qua các bài kiểm tra để đánh giá qua các tiêu chí và nội dung sau:

  • Về kiến thức:

Lý thuyết tổ hợp

  • Sơ lược về tổ hợp: Các kiến thức về các khái niệm của lý thuyết tổ hợp.

  • Bài toán đếm và phương pháp giải: Các kiến thức về bài toán đếm, nguyên lý đếm và công thức truy hồi.

  • Bài toán tồn tại và phương pháp giải: Các kiến thức về bài toán tồn tại, nguyên lý Dirichlet.

  • Bài toán liệt kê và phương pháp giải: Các kiến thức về bài toán liệt kê, các phương pháp giải các bài toán liệt kê.

  • Các khái niệm cơ bản của lý thuyết đồ thị

  • Định nghĩa đồ thị: Những định nghĩa và các dấu hiệu nhận biết của các định nghĩa.

  • Các thuật ngữ cơ bản: Những thuật ngữ cơ bản của lý thuyết đồ thị.

  • Đường đi, chu trình. Đồ thị liên thông: Các định nghĩa, định lý về đường đi, chu trình và sự liên thông của đồ thị.

  • Biểu diễn đồ thị và các thuật toán tìm kiếm

  • Ma trận trọng số và danh sách cạnh: Các kiến thức về biểu diễn được đồ thị bằng ma trận trọng số và danh sách cạnh.

  • Tìm kiếm theo chiều rộng và chiều sâu: Thuật toán tìm kiếm chiều sâu và chiều rộng.

  • Một số ứng dụng: Ứng dụng tìm kiếm đường đi và số thành phần liên thông của đồ thị.

Cây và cây khung của đồ thị

  • Cây và các tính chất của cây: Các định nghĩa, định lý và các dấu hiệu nhận biết của cây.

  • Cây và cây khung nhỏ nhất: Các thuật toán Kruskal và Prim.

  • Xây dựng các chu trình cơ bản của đồ thị: Thuật toán xây dựng chu trình đơn giản.

Đường đi ngắn nhất

  • Các khái niệm mở đầu: Định nghĩa về đường đi và đường đi ngắn nhất.

  • Thuật toán Dijkstra: Ý tưởng và giả mã của thuật toán.

  • Thuật toán Floyd: Ý tưởng và giả mã của thuật toán.

  • Về kỹ năng:

Lý thuyết tổ hợp

  • Bài toán đếm và phương pháp giải: Cài đặt được các thuật toán đếm, giải được công thức truy hồi.

  • Bài toán tồn tại và phương pháp giải: Dùng nguyên lý Dirichlet để kiểm tra sự tồn tại lời giải của một số bài toán.

  • Bài toán liệt kê và phương pháp giải: Cài đặt được các thuật toán liệt kê các lời giải.

Các khái niệm cơ bản của lý thuyết đồ thị

  • Đường đi, chu trình. Đồ thị liên thông: Liệt kê được các đường đi, chu trình và các thành phần liên thông.

  • Biểu diễn đồ thị và các thuật toán tìm kiếm

  • Ma trận trọng số và danh sách cạnh: Biểu diễn được đồ thị bằng ma trận trọng số và danh sách cạnh dùng mảng.

  • Tìm kiếm theo chiều rộng và chiều sâu: Cài đặt được các thuật toán bằng một ngôn ngữ lập trình.

  • Một số ứng dụng: Cài đặt được ứng dụng tìm kiếm đường đi và số thành phần liên thông của đồ thị.

Cây và cây khung của đồ thị

  • Cây và cây khung nhỏ nhất: Cài đặt được các thuật toán Kruskal và Prim.

  • Xây dựng các chu trình cơ bản của đồ thị: Cài đặt được thuật toán xây dựng chu trình đơn giản.

Đường đi ngắn nhất

  • Thuật toán Dijkstra: Cài đặt được mã lệnh của thuật toán.

  • Thuật toán Floyd: Cài đặt được mã lệnh của thuật toán.

  • Về thái độ:

  • Rèn kuyện kỹ năng tính toán, cẩn thận chu đáo

  • Rèn kuyện kỹ năng suy luận logíc.

2. Phương pháp

  • - Đánh giá kiến thức, kỹ năng thông qua các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ (vấn đáp, tự luận/trắc nghiệm hoặc bài tập) trong quá trình thực hiện các bài học.

  • - Kết thúc chương trình môn học, tổ chức ôn tập và thi kết thúc môn học bằng bài kiểm tra tự luận hoặc trắc nghiệm theo thời gian quy định.

  • - Cách tính điểm đánh giá được thực hiện theo quy định hiện hành.

VI. Hướng dẫn thực hiện môn học:

1. Phạm vi áp dụng môn học:

Chương trình môn học được sử dụng để giảng dạy đào tạo từ xa có hướng dẫn trình độ Cao đẳng, Trung cấp các nghề Lập trình máy tính, Thiết kế trang web, Quản trị mạng.

2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy môn học:

- Đối với giáo viên, giảng viên:

+ Trước khi giảng dạy phải căn cứ vào nội dung của từng bài học chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học để đảm bảo chất lượng giảng dạy.

+ Hướng dẫn cho sinh viên tìm hiểu trong thực tế và tổ chức thảo luận các vấn đề liên quan giữa lý thuyết và thực tế.

+ Để giúp người học nắm vững những kiến thức cơ bản, sau mỗi bài học cần giao bài tập đến từng học sinh. Các bài tập phải phù hợp với phần kiến thức, kỹ năng đã học; tổ chức kiểm tra đánh giá và công bố kết quả công khai.

+ Tăng cường sử dụng trang thiết bị, hình ảnh minh họa trực quan, trình diễn mẫu để tăng hiệu quả dạy học.

+ Chuẩn bị các loại đề kiểm tra để đánh giá quá trình học tập của học sinh, sinh viên.

- Đối với người học:

+ Chấp hành nghiêm túc các quy định về giờ học, làm bài tập đầy đủ.

3. Những trọng tâm cần chú ý:

  • Bài toán đếm, bài toán liệt kê.

  • Cây và cây khung nhỏ nhất.

  • Đường đi ngắn nhất và các chu trình.

4. Tài liệu cần tham khảo :

  1. Nguyễn Đức Nghĩa - Nguyễn Tô Thành, Toán rời rạc, Nhà xuất bản giáo dục, 1999

  2. Kenneth H.Rosen – Dịch bởi: Phạm Văn Thiều – Đặng Hữu Thịnh, Toán học rời rạc ứng dụng trong tin học, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, 1997

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC

Tên môn học: CƠ SỞ DỮ LIỆU

Mã môn học: MH12

Thời gian thực hiện môn học: 60 giờ; (Lý thuyết: 30 giờ; Thực hành, thảo luận, bài tập: 27 giờ; Kiểm tra: 03 giờ)

I. Vị trí, tính chất của môn học:

- Vị trí: Cơ sở dữ liệu là môn học cơ sở trong chương trình đào tạo. Môn học được bố trí giảng dạy sau khi sinh viên đã học xong môn học Tin học và trước các môn học, mô đun chuyên môn.

- Tính chất: Môn học thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin vừa mạng tính lý thuyết vừa mang tính thực hành liên quan tới kiến thức và thực hiện kỹ năng nghề nghiệp trong các mô đun chuyên môn. Môn học được áp dụng trong các chuyên ngành Lập trình máy tính, Thiết kế trang web và Quản trị mạng.

II. Mục tiêu môn học:

- Về kiến thức:

+ Trình bày được các khái niệm về cơ sở dữ liệu và hệ quản trị cơ sở dữ liệu.

+ Xây dựng được mô hình thực thể liên kết, mô hình quan hệ của bài toán.

+ Xác định được khóa của lược đồ quan hệ.

+ Phân biệt được các dạng chuẩn.

- Về kỹ năng:

+ Thực hiện được các phép toán trên đại số quan hệ.

+ Thực hiện được các lệnh định nghĩa đối tượng cơ sở dữ liệu (Create, Alter, Drop).

+ Thực hiện được các lệnh thao tác dữ liệu (Select, Insert, Update và Delete).

+ Chuẩn hóa được lược đồ cơ sở dữ liệu quan hệ.

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Rèn luyện đức tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác và có trách nhiệm trong công việc; chủ động, tích cực trong học tập.

+ Chấp hành nghiêm túc các quy định về kỹ thuật, an toàn và bảo quản máy tính.

III. Nội dung môn học:

1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:

Số TT

Tên chương, mục

Thời gian (giờ)

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành, thảo luận, bài tập

Kiểm tra

1

Chương 1: Tổng quan về cơ sở dữ liệu và mô hình hóa dữ liệu

1. Một số khái niệm

1.1. Cơ sở dữ liệu

1.2. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu

1.3. Các mô hình dữ liệu

2. Mô hình thực thể liên kết

2.1. Các khái niệm cơ bản

2.2. Xây dựng mô hình thực thể liên kết

3. Mô hình dữ liệu quan hệ

3.1. Các khái niệm cơ bản

3.2. Xây dựng mô hình dữ liệu quan hệ

4. Đại số quan hệ

4.1. Các phép toán tập hợp

4.2. Các phép toán quan hệ

* Kiểm tra

24

4

8

4

7

1

11

4

3

2

2

12

5

2

5

1

1

2

Chương 2: Ngôn ngữ SQL

1. Các lệnh định nghĩa đối tượng cơ sở dữ liệu

2. Các lệnh bổ sung, cập nhật, xóa dữ liệu

3. Các lệnh truy vấn dữ liệu

3.1. Lấy thông tin từ các cột của bảng bằng mệnh đề SELECT

3.2. Chọn các dòng của bảng bằng mệnh đề WHERE

3.3. Truy vấn thông tin từ nhiều bảng

3.4. Phân nhóm dữ liệu bằng mệnh đề GROUP BY

3.5. Lọc nhóm kết quả truy vấn bằng mệnh đề HAVING

3.6. Sắp xếp kết quả truy vấn bằng mệnh đề ORDER BY

3.7. Truy vấn lồng nhau

* Kiểm tra

20

3

1

16

4

4

1

1

1

1

3

1

10

2

1

7

2

2

0.5

0.5

0.5

0.5

1

9

1

8

2

2

0.5

0.5

0.5

0.5

2

1

1

1

3

Chương 3: Ràng buộc toàn vẹn và phụ thuộc hàm

1. Ràng buộc toàn vẹn

2. Phụ thuộc hàm

2.1. Định nghĩa và biểu diễn phụ thuộc hàm

2.2. Hệ luật dẫn Armstrong

2.3. Khóa của lược đồ quan hệ

2.4. Phủ tối thiểu

* Kiểm tra

8

1

7

1

1

2

2

1

5

1

4

1

1

1

1

2

2

1

1

1

1

1

4

Chương 4: Dạng chuẩn và chuẩn hoá lược đồ cơ sở dữ liệu quan hệ

1. Giới thiệu về chuẩn hóa và các dạng chuẩn

2. Phân rã

3. Chuẩn hoá lược đồ cơ sở dữ liệu

8

1

1

6

4

1

1

2

4

4

Cộng

60

30

27

3

2. Nội dung chi tiết:

Chương 1: Tổng quan về cơ sở dữ liệu và mô hình hóa dữ liệu Thời gian: 24 giờ

1. Mục tiêu:

- Trình bày được các khái niệm liên quan đến cơ sở dữ liệu và hệ quản trị cơ sở dữ liệu.

- Phân biệt được các mô hình mạng, mô hình phân cấp, mô hình quan hệ, mô hình thực thể liên kết và mô hình hướng đối tượng.

- Trình bày được khái niệm về thuộc tính, miền, quan hệ, bộ giá trị, bậc của quan hệ, lược đồ quan hệ và các loại khóa của quan hệ.

- Xây dựng được mô hình thực thể liên kết, mô hình dữ liệu quan hệ của bài toán.

- Thực hiện được các phép toán trên đại số quan hệ.

- Nghiêm túc trong học tập.

2. Nội dung chương:

2.1. Một số khái niệm

2.1.1. Cơ sở dữ liệu

2.1.2. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu

2.1.3. Các mô hình dữ liệu

2.2. Mô hình thực thể liên kết

2.2.1. Các khái niệm cơ bản

2.2.2. Xây dựng mô hình thực thể liên kết

2.3. Mô hình dữ liệu quan hệ

2.3.1. Các khái niệm cơ bản

2.3.2. Xây dựng mô hình dữ liệu quan hệ

2.4. Đại số quan hệ

2.4.1. Các phép toán tập hợp

2.4.2. Các phép toán quan hệ

* Kiểm tra

Chương 2: Ngôn ngữ SQL Thời gian: 20 giờ

1. Mục tiêu:

- Trình bày được cú pháp của lệnh Create Database, Drop Database, Use Database, Create - Table, Alter Table, Drop Table.

- Trình bày được cú pháp của lệnh Select, Insert, Update, Delete.

- Thực hiện được các lệnh định nghĩa đối tượng cơ sở dữ liệu.

- Thực hiện được các lệnh thao tác dữ liệu (Select, Insert, Update, Delete).

- Nghiêm túc trong học tập.

2. Nội dung chương:

2.1. Các lệnh định nghĩa đối tượng cơ sở dữ liệu

2.2. Các lệnh bổ sung, cập nhật, xóa dữ liệu

2.3. Các lệnh truy vấn dữ liệu

2.3.1. Lấy thông tin từ các cột của bảng bằng mệnh đề SELECT

2.3.2. Chọn các dòng của bảng bằng mệnh đề WHERE

2.3.3. Truy vấn thông tin từ nhiều bảng

2.3.4. Phân nhóm dữ liệu bằng mệnh đề GROUP BY

2.3.5. Lọc nhóm kết quả truy vấn bằng mệnh đề HAVING

2.3.6. Sắp xếp kết quả truy vấn bằng mệnh đề ORDER BY

2.3.7. Truy vấn lồng nhau

* Kiểm tra

Chương 3: Ràng buộc toàn vẹn và phụ thuộc hàm Thời gian: 08 giờ

1. Mục tiêu:

- Phân biệt được các loại ràng buộc toàn vẹn.

- Trình bày được định nghĩa và cách biểu diễn phụ thuộc hàm.

- Trình bày được các luật của hệ luật dẫn Armstrong.

- Tính được bao đóng của tập thuộc tính.

- Xác định được khóa của lược đồ quan hệ dựa vào thuật toán xác định khóa.

- Xác định được phủ tối thiểu của lược đồ quan hệ.

- Nghiêm túc trong học tập.

2. Nội dung chương:

2.1. Ràng buộc toàn vẹn

2.2. Phụ thuộc hàm

2.2.1. Định nghĩa và biểu diễn phụ thuộc hàm

2.2.2. Hệ luật dẫn Armstrong

2.2.3. Khóa của lược đồ quan hệ

2.2.4. Phủ tối thiểu

* Kiểm tra

Chương 4: Dạng chuẩn và chuẩn hoá lược đồ cơ sở dữ liệu quan hệ

Thời gian: 08 giờ

1. Mục tiêu:

- Định nghĩa được các dạng chuẩn của lược đồ quan hệ.

- Trình bày được thuật toán kiểm tra tính bảo toàn thông tin và bảo toàn phụ thuộc hàm của lược đồ quan hệ.

- Phân rã được lược đồ quan hệ thành các lược đồ quan hệ con ở dạng 3NF.

- Phân rã được lược đồ quan hệ thành các lược đồ quan hệ con ở dạng BCNF.

- Nghiêm túc trong học tập.

2. Nội dung chương:

2.1. Giới thiệu về chuẩn hóa và các dạng chuẩn

2.2. Phân rã

2.2.1. Giới thiệu về phân rã

2.2.2. Phân rã bảo toàn thông tin

2.2.3. Phân rã bảo toàn phụ thuộc hàm

2.3. Chuẩn hoá lược đồ cơ sở dữ liệu

2.3.1. Thuật toán phân rã lược đồ quan hệ thành các lược đồ quan hệ con ở dạng 3NF

2.3.2. Thuật toán phân rã lược đồ quan hệ thành các lược đồ quan hệ con ở dạng BCNF

IV. Điều kiện thực hiện môn học:

1. Phòng học: Phòng học trực tuyến đạt chuẩn, hệ thống máy tính được nối mạng.

2. Trang thiết bị máy móc:

- Máy chiếu

- Máy vi tính

- Tai nghe có micro

- Webcam

3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:

- Giáo trình môn học

- Bài giảng online: video, powerpoint, chuẩn scorm

- Tài liệu hướng dẫn bài học và bài tập thực hành môn học

- Các hình vẽ, ví dụ minh họa

4. Các điều kiện khác:

- Phòng học online đúng tiêu chuẩn, đáp ứng đủ trong điều kiện dạy online

- Máy tính đầy đủ các phần mềm ứng dụng.

V. Nội dung và phương pháp, đánh giá:

1. Nội dung:

- Kiến thức:

+ Các khái niệm về cơ sở dữ liệu, hệ quản trị cơ sở dữ liệu.

+ Mô hình thực thể liên kết và mô hình dữ liệu quan hệ.

+ Đại số quan hệ.

+ Các lệnh của ngôn ngữ SQL.

- Kỹ năng:

+ Truy vấn được cơ sở dữ liệu bằng ngôn ngữ SQL và đại số quan hệ.

+ Xây dựng được mô hình thực thể liên kết, mô hình dữ liệu quan hệ.

+ Xác định được khóa của lược đồ quan hệ.

+ Phân rã được lược đồ quan hệ thành các lược đồ quan hệ con ở dạng 3NF, BCNF.

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Rèn luyện đức tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác và có trách nhiệm trong công việc; chủ động, tích cực trong học tập.

+ Chấp hành nghiêm túc các quy định về kỹ thuật, an toàn và bảo quản máy tính.

học tập.

2. Phương pháp:

- Đánh giá kiến thức, kỹ năng thông qua các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ (vấn đáp, tự luận/trắc nghiệm hoặc bài tập) trong quá trình thực hiện các bài học.

- Kết thúc chương trình môn học, tổ chức ôn tập và thi kết thúc môn học bằng bài kiểm tra tự luận hoặc trắc nghiệm theo thời gian quy định.

- Cách tính điểm đánh giá được thực hiện theo quy định hiện hành.

VI. Hướng dẫn thực hiện môn học:

1. Phạm vi áp dụng môn học:

- Chương trình môn học được sử dụng để giảng dạy đào tạo từ xa có hướng dẫn trình độ Cao đẳng, Trung cấp các nghề Lập trình máy tính, Thiết kế trang web, Quản trị mạng.

2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy môn học:

- Đối với giáo viên, giảng viên:

+ Trước khi giảng dạy phải căn cứ vào nội dung của từng bài học chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học để đảm bảo chất lượng giảng dạy.

+ Hướng dẫn cho sinh viên tìm hiểu trong thực tế và tổ chức thảo luận các vấn đề liên quan giữa lý thuyết và thực tế.

+ Để giúp người học nắm vững những kiến thức cơ bản, sau mỗi bài học cần giao bài tập đến từng học sinh. Các bài tập phải phù hợp với phần kiến thức, kỹ năng đã học; tổ chức kiểm tra đánh giá và công bố kết quả công khai.

+ Tăng cường sử dụng trang thiết bị, hình ảnh minh họa trực quan, trình diễn mẫu để tăng hiệu quả dạy học.

+ Chuẩn bị các loại đề kiểm tra để đánh giá quá trình học tập của học sinh, sinh viên.

- Đối với người học:

+ Chấp hành nghiêm túc các quy định về giờ học, làm bài tập đầy đủ.

3. Những trọng tâm cần chú ý:

- Mô hình thực thể liên kết, mô hình dữ liệu quan hệ.

- Đại số quan hệ.

- Ngôn ngữ dữ liệu SQL.

- Phân rã lược đồ cơ sở dữ liệu.

4. Tài liệu cần tham khảo:

[1]. Vũ Đức Thi, Cơ sở dữ liệu kiến thức và thực hành, Nhà xuất bản thống kê 1997.

[2]. Lê Tiến Vương, nhập môn cơ sở dữ liệu quanhệ, 2000.

[3]. Nguyễn An Tế, Giáo trình nhập môn cơ sở dữ liệu, ĐHKHTN- ĐHQGTPHCM 1996.

[4]. Đỗ Trung Tuấn, Cơ sở dữ liệu, Nhà xuất bản giáo dục, 2004

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC

Tên môn học: Cấu trúc dữ liệu và giải thuật

Mã môn học: MH13

Thời gian thực hiện môn học: 75 giờ; (Lý thuyết: 45 giờ; Thực hành, thảo luận, bài tập: 27 giờ; Kiểm tra: 03 giờ)

I. Vị trí, tính chất của môn học:

- Vị trí: Cấu trúc dữ liệu và giải thuật là môn học cơ sở trong chương trình đào tạo.Môn học được bố trí giảng dạy sau khi sinh viên đã học môn Tin học và trước các môn học, mô đun chuyên môn.

- Tính chất: Môn học thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin vừa mang tính chất lý thuyết vừa mang tính chất thực hành liên quan tới kiến thức và thực hiện kỹ năng nghề nghiệp trong các mô đun chuyên môn, được áp dụng trong chuyên ngành Lập trình máy tính, Quản trị mạng, và Thiết kế trang Web.

II. Mục tiêu môn học:

- Về kiến thức:

+ Mô tả được các khái niệm về danh sách, cây, đồ thị, cấu trúc dữ liệu và giải thuật.

+ Trình bày được các phép toán cơ bản tương ứng với các cấu trúc dữ liệu và các giải thuật.

- Về kỹ năng:

+ Thực hiện viết được giải thuật của các bài toán đệ quy.

+ Giải quyết được các bài toán ứng dụng của ngăn xếp, hàng đợi, cây, đồ thị.

+ Thực hiện được các bài toán về sắp xếp, tìm kiếm cơ bản.

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Rèn luyện đức tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác và có trách nhiệm trong công việc; chủ động, tích cực trong học tập.

+ Chấp hành nghiêm túc các quy định về kỹ thuật, an toàn và bảo quản máy tính.

III. Nội dung môn học:

1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:

Số TT

Tên chương, mục

Thời gian (giờ)

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành, thảo luận, bài tập

Kiểm tra

1

Chương 1: Tổng quan về cấu trúc dữ liệu và giải thuật

1. Khái niệm giải thuật và cấu trúc dữ liệu

1.1. Giải thuật

1.2. Cấu trúc dữ liệu

2. Các kiểu dữ liệu

3. Mối quan hệ giữa cấu trúc dữ liệu và giải thuật

5

3

1

1

5

3

1

1

2

Chương 2: Đệ quy và giải thuật đệ quy

1. Khái niệm đệ quy, giải thuật đệ quy và chương trình đệ quy

2. Các bài toán đệ quy cơ bản

2.1. Bài toán tính n giai thừa

2.2. Bài toán tính ước số chung lớn nhất của 2 số nguyên dương

2.3. Bài toán dãy số Fibonacci

2.4. Bài toán Tháp Hà Nội

5

1

4

5

1

4

3

Chương 3: Danh sách

1. Danh sách và các phép toán cơ bản trên danh sách

2. Ngăn xếp (Stack)

2.1. Khái niệm ngăn xếp

2.2. Ứng dụng của ngăn xếp

3. Hàng đợi (Queue)

3.1. Khái niệm hàng đợi

3.2. Ứng dụng của hàng đợi

10

1

6

1

5

3

1

2

7

1

4

1

3

2

1

1

2

1

1

1

1

1

1

1

4

Chương 4: Các phương pháp sắp xếp

1. Phương pháp sắp xếp chọn (Selection sort)

2. Phương pháp sắp xếp chèn (Insertion sort)

3. Phương pháp sắp xếp đổi chỗ (Interchange sort)

4. Phương pháp sắp xếp nổi bọt (Bubble sort)

5. Phương pháp sắp xếp nhanh (Quick sort)

25

5

5

5

5

5

10

2

2

2

2

2

14

3

3

3

3

2

1

1

5

Chương 5: Các phương pháp tìm kiếm

1. Tìm kiếm tuyến tính

2. Tìm kiếm nhị phân

5

2

3

2

1

1

3

1

2

6

Chương 6: Cây

1. Cây nhị phân

2. Cây tổng quát

10

5

5

6

3

3

4

2

2

7

Chương 7: Đồ thị

1. Các khái niệm về đồ thị

2. Duyệt đồ thị

2.1. Tìm kiếm theo chiều sâu

2.2. Tìm kiếm theo chiều rộng

3. Bài toán tìm đường đi ngắn nhất trên đồ thị

3.1. Tìm đường đi ngắn nhất từ một đỉnh nguồn đến các đỉnh còn lại của đồ thị

3.2. Tìm đường đi ngắn nhất giữa mọi cặp điểm của đồ thị

15

2

3

10

5

5

10

2

2

6

3

3

4

1

3

2

1

1

1

1

Cộng

75

45

27

3

2. Nội dung chi tiết:

Chương 1: Tổng quan về cấu trúc dữ liệu và giải thuật Thời gian: 5 giờ

1. Mục tiêu:

- Mô tả được khái niệm giải thuật, cấu trúc dữ liệu, mối quan hệ giữa cấu trúc dữ liệu và giải thuật.

- Phân biệt được các kiểu dữ liệu cơ bản, các kiểu dữ liệu nâng cao.

- Nghiêm túc, tập trung trong quá trình học tập.

2. Nội dung chương:

2.1. Khái niệm giải thuật và cấu trúc dữ liệu

2.1.1. Giải thuật

2.1.2. Cấu trúc dữ liệu

2.2. Các kiểu dữ liệu

2.3. Mối quan hệ giữa cấu trúc dữ liệu và giải thuật

Chương 2: Đệ quy và giải thuật đệ quy Thời gian: 5 giờ

1. Mục tiêu:

- Trình bày được khái niệm về đệ quy.

- Trình bày được giải thuật và chương trình sử dụng giải thuật đệ quy.

- Mô tả được các bài toán sử dụng giải thuật đệ quy cơ bản.

- Áp dụng được giải thuật đệ quy vào các bài toán.

- Nghiêm túc, tập trung trong quá trình học tập.

2. Nội dung chương:

2.1. Khái niệm đệ quy, giải thuật đệ quy và chương trình đệ quy

2.2. Các bài toán đệ quy cơ bản

2.2.1. Bài toán tính n giai thừa

2.2.2. Bài toán tính ước số chung lớn nhất của 2 số nguyên dương

2.2.3. Bài toán dãy số Fibonacci

2.2.4. Bài toán Tháp Hà Nội

Chương 3: Danh sách Thời gian: 10 giờ

1. Mục tiêu:

- Trình bày được khái niệm và các phép toán cơ bản trên danh sách.

- Mô tả được đặc điểm của stack, queue.

- Sử dụng cấu trúc stack, queue giải được các bài toán đúng yêu cầu.

- Nghiêm túc, tập trung trong quá trình học tập.

2. Nội dung chương:

2.1. Danh sách và các phép toán cơ bản trên danh sách

2.2. Ngăn xếp (Stack)

2.2.1. Khái niệm ngăn xếp

2.2.2. Ứng dụng của ngăn xếp

2.2.3. Hàng đợi (Queue)

2.2.4. Khái niệm hàng đợi

2.2.5. Ứng dụng của hàng đợi

Chương 4: Các phương pháp sắp xếp Thời gian: 25 giờ

1. Mục tiêu:

- Trình bày được bài toán sắp xếp.

- Mô tả được các giải thuật của một số phương pháp sắp xếp cơ bản.

- Giải được các bài toán sắp xếp sử dụng các phương pháp sắp xếp đã khảo sát.

- Nghiêm túc, tập trung trong quá trình học tập.

2. Nội dung chương:

2.1. Phương pháp sắp xếp chọn (Selection sort)

2.2. Phương pháp sắp xếp chèn (Insertion sort)

2.3. Phương pháp sắp xếp đổi chỗ (Interchange sort)

2.4. Phương pháp sắp xếp nổi bọt (Bubble sort)

2.5. Phương pháp sắp xếp nhanh (Quick sort)

Chương 5: Các phương pháp tìm kiếm Thời gian: 5 giờ

1. Mục tiêu:

- Trình bày được bài toán tìm kiếm.

- Mô tả được các giải thuật của phương pháp tìm kiếm tuyến tính và tìm kiếm nhị phân.

- Giải được các bài toán tìm kiếm sử dụng các phương pháp tìm kiếm đã khảo sát.

- Nghiêm túc, tập trung trong quá trình học tập.

2. Nội dung chương:

2.1. Tìm kiếm tuyến tính

2.2. Tìm kiếm nhị phân

Chương 6: Cây Thời gian: 10 giờ

1. Mục tiêu:

- Trình bày được khái niệm về cây, cây nhị phân.

- Biểu diễn được cây nhị phân, cây tổng quát.

- Giải được bài toán duyệt cây nhị phân, duyệt cây tổng quát.

- Nghiêm túc, tập trung trong quá trình học tập.

2. Nội dung chương:

2.1. Cây nhị phân

2.2. Cây tổng quát

Chương 7: Đồ thị Thời gian: 15 giờ

1. Mục tiêu:

- Trình bày được khái niệm về đồ thị.

- Mô tả được cách biểu diễn đồ thị.

- Duyệt được đồ thị theo phương pháp tìm kiếm theo chiều sâu và theo chiều rộng.

- Giải được bài toán tìm đường đi ngắn nhất trên đồ thị.

- Nghiêm túc, tập trung trong quá trình học tập.

2. Nội dung chương:

2.1. Các khái niệm về đồ thị

2.2. Duyệt đồ thị

2.2.1. Tìm kiếm theo chiều sâu

2.2.2. Tìm kiếm theo chiều rộng

2.3. Bài toán tìm đường đi ngắn nhất trên đồ thị

2.3.1. Tìm đường đi ngắn nhất từ một đỉnh nguồn đến các đỉnh còn lại của đồ thị

2.3.2. Tìm đường đi ngắn nhất giữa mọi cặp điểm của đồ thị

IV. Điều kiện thực hiện môn học:

1. Phòng học: Phòng học trực tuyến đạt chuẩn, hệ thống máy tính được nối mạng.

2. Trang thiết bị máy móc:

- Máy chiếu

- Máy vi tính

- Tai nghe có micro

- Webcam

3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:

- Giáo trình môn học

- Bài giảng online: video, powerpoint, chuẩn scorm

- Tài liệu hướng dẫn bài học và bài tập thực hành môn học

- Các hình vẽ, ví dụ minh họa

4. Các điều kiện khác:

- Phòng học online đúng tiêu chuẩn, đáp ứng đủ trong điều kiện dạy online

- Máy tính đầy đủ các phần mềm ứng dụng.

V. Nội dung và phương pháp, đánh giá:

1. Nội dung:

- Kiến thức:

Tổng quan về cấu trúc dữ liệu và giải thuật

+ Mối liên hệ giữa giải thuật và cấu trúc dữ liệu: Kiến thức về mối liên hệ giữa giải thuật và cấu trúc dữ liệu.

+ Kiểu dữ liệu: Kiến thức về kiểu dữ liệu và các phép toán trên dữ liệu.

Các kiểu dữ liệu nâng cao

+ Mảng: Kiến thức về mảng và các phép toán trên mảng.

+ Con trỏ: Kiến thức về con trỏ và vùng nhớ động.

+ Cấu trúc: Các kiến thức về cấu trúc và các phép toán liên quan.

+ Tập tin: Các kiến thức về tập tin và việc đọc/ghi trên tập tin.

Danh sách

+ Danh sách: Kiến thức về danh sách và các phép toán liên quan.

+ Ngăn xếp(Stack): Kiến thức về cấu trúc dữ liệu ngăn xếp và các phép toán liên quan.

+ Hàng đợi(Queue): Kiến thức về cấu trúc dữ liệu hàng đợi và các phép toán liên quan.

Sắp xếp và tìm kiếm

+ Giới thiệu về sắp xếp và tìm kiếm: Kiến thức về sự quan trọng của sắp xếp và tìm kiếm.

+ Các phương pháp sắp xếp: Các kiến thức về phương pháp sắp xếp chọn, chèn, đổi chỗ, nổi bọt, sắp xếp nhanh và sắp xếp vun đống.

+ Các phương pháp tìm kiếm: Các kiến thức về phương pháp tìm kiếm tuyến tính và nhị phân.

Cây

+ Giới thiệu về cây: Kiến thức về cây và cây nhị phân.

+ Duyệt cây: Các kiến thức về duyệt cây theo thứ tự trước, thứ tự giữa và thứ tự sau.

Đồ thị

+ Giới thiệu về đồ thị: Kiến thức về đồ thị.

+ Duyệt đồ thị: Kiến thức về phương pháp tìm kiếm theo chiều sâu, tìm kiếm theo chiều rộng

+ Tìm đường đi: Các kiến thức về tìm đường đi ngắn nhất trong đồ thị

- Kỹ năng:

+ Danh sách: Sử dụng cấu trúc stack, queue giải được các bài toán.

+ Sắp xếp: Giải được các bài toán sắp xếp sử dụng các phương pháp sắp xếp.

+ Tìm kiếm: Giải được các bài toán tìm kiếm sử dụng các phương pháp tìm kiếm.

+ Cây: Giải được bài toán duyệt cây nhị phân, duyệt cây tổng quát.

+ Đồ thị: Giải được bài toán tìm đường đi ngắn nhất trên đồ thị.

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Rèn luyện đức tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác và có trách nhiệm trong công việc; chủ động, tích cực trong học tập.

+ Chấp hành nghiêm túc các quy định về kỹ thuật, an toàn và bảo quản máy tính.

2. Phương pháp:

- Đánh giá kiến thức, kỹ năng thông qua các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ (vấn đáp, tự luận/trắc nghiệm hoặc bài tập) trong quá trình thực hiện các bài học.

- Kết thúc chương trình môn học, tổ chức ôn tập và thi kết thúc môn học bằng bài kiểm tra tự luận hoặc trắc nghiệm theo thời gian quy định.

- Cách tính điểm đánh giá được thực hiện theo quy định hiện hành.

VI. Hướng dẫn thực hiện môn học:

1. Phạm vi áp dụng môn học:

- Chương trình môn học được sử dụng để giảng dạy đào tạo từ xa có hướng dẫn trình độ Cao đẳng, Trung cấp các nghề Lập trình máy tính, Thiết kế trang web, Quản trị mạng.

2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập môn học:

- Đối với giáo viên, giảng viên:

+ Trước khi giảng dạy phải căn cứ vào nội dung của từng bài học chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học để đảm bảo chất lượng giảng dạy.

+ Hướng dẫn cho sinh viên tìm hiểu trong thực tế và tổ chức thảo luận các vấn đề liên quan giữa lý thuyết và thực tế.

+ Để giúp người học nắm vững những kiến thức cơ bản, sau mỗi bài học cần giao bài tập đến từng học sinh. Các bài tập phải phù hợp với phần kiến thức, kỹ năng đã học; tổ chức kiểm tra đánh giá và công bố kết quả công khai.

+ Tăng cường sử dụng trang thiết bị, hình ảnh minh họa trực quan, trình diễn mẫu để tăng hiệu quả dạy học.

+ Chuẩn bị các loại đề kiểm tra để đánh giá quá trình học tập của học sinh, sinh viên..

- Đối với người học:

+ Chấp hành nghiêm túc các quy định về giờ học, làm bài tập đầy đủ.

3. Những trọng tâm cần chú ý:

- Các kiểu dữ liệu nâng cao

- Danh sách

- Sắp xếp và tìm kiếm

- Cây

- Đồ thị

4. Tài liệu cần tham khảo:

[1]. Đỗ Xuân Lôi, Cấu trúc dữ liệu và giải thuật, Nhà xuất bản giáo dục, 2009.

[2]. Hoàng Nghĩa Tý, Cấu trúc dữ liệu và thuật toán, Nhà xuất bản xây dựng, 2013.

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN

Tên mô đun: Lập trình căn bản

Mã mô đun: MĐ14

Thời gian thực hiện mô đun: 90 giờ (Lý thuyết: 30 giờ; Thực hành, thảo luận, bài tập: 56 giờ; Kiểm tra: 04 giờ)

I. Vị trí, tính chất của mô đun:

- Vị trí: Lập trình căn bản là mô đun cơ sở trong chương trình đào tạo. Mô đun được bố trí giảng dạy sau khi sinh viên đã học xong môn học Tin học, song song với các môn học, mô đun cơ sở và trước các môn học, mô đun chuyên môn.

- Tính chất: Mô đun thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng liên quan đến lập trình. Mô đun được áp dụng trong chuyên ngành Lập trình máy tính, Thiết kế trang web, Quản trị mạng.

II. Mục tiêu mô đun:

- Kiến thức:

+ Trình bày được khái niệm về lập máy tính.

+ Mô tả được ngôn ngữ lập trình C++: cú pháp, công dụng của các câu lệnh.

- Kỹ năng:

+ Thực hiện được các thao tác trong môi trường phát triển phần mềm: biên tập chương trình, sử dụng các công cụ, điều khiển, thực đơn lệnh trợ giúp, gỡ rối, bẫy lỗi,…

+ Viết chương trình và thực hiện chương trình bằng ngôn ngữ C++.

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác và có trách nhiệm trong công việc; chủ động, tích cực trong học tập.

+ Chấp hành nghiêm túc các quy định về kỹ thuật, an toàn và bảo quản máy tính.

III. Nội dung mô đun:

  1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:

Số TT

Tên chương, mục

Thời gian (giờ)

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành, thảo luận, bài tập

Kiểm tra

1

Bài 1: Các thành phần cơ bản của ngôn ngữ lập trình C++

1. Giới thiệu về ngôn ngữ C++

2. Các thành phần cơ bản của ngôn ngữ C++

3. Cấu trúc chung của một chương trình C++

2

1

1

2

Bài 2: Khai báo, biểu thức, khối lệnh

1. Các kiểu dữ liệu cơ bản trong C++

1.1. Khái niệm về kiểu dữ liệu

1.2. Các kiểu dữ liệu cơ bản trong C++

2. Các khai báo

2.1. Khai báo sử dụng thư viện chương trình

2.2. Khai báo hằng

2.3. Khai báo biến

3. Biểu thức

3.1. Biểu thức

3.2. Các phép toán số học

3.3. Các phép toán quan hệ và logic

3.4. Phép toán tăng, giảm

3.5. Thứ tự ưu tiên các phép toán

3.6. Các hàm số học

3.7. Câu lệnh gán và toán tử gán

3.8. Biểu thức điều kiện

3.9. Chuyến đổi kiểu giá trị

4. Khối lệnh

8

0.5

2

3

2.5

3

0.5

1

1

0.5

5

1

2

2

3

Bài 3: Cấu trúc điều khiển

1. Cấu trúc điều kiện: if.. else

2. Cấu trúc lựa chọn: switch..case

3. Các cấu trúc lặp

4. Câu lệnh break, continue, goto và hàm exit

15

4

3

6

2

5

1

1

2

1

10

3

2

4

1

4

Bài 4: Hàm

1. Khai báo, định nghĩa hàm

2. Sử dụng hàm

3. Hàm có đối số mặc định

4. Đệ qui

5

1

1

1.5

1.5

2

0.5

0.5

0.5

0.5

3

0.5

0.5

1

1

5

Bài 5: Kiểu dữ liệu có cấu trúc

1. Mảng

1.1. Khái niệm về kiểu mảng

1.2. Khai báo và truy nhập các phần tử mảng

1.3. Các phần tử của mảng một chiều

1.4. Mảng nhiều chiều

1.5. Chú ý về chỉ của phần tử mảng

1.6. Vào/ra với biến mảng

2. Xâu ký tự

2.1. Khái niệm về kiểu xâu ký tự

2.2. Khai báo và truy nhập ký tự của biến xâu

2.3. Vào/ra với biến xâu ký tự

2.4. Các hàm chuẩn xử lý xâu ký tự

2.5. Mảng xâu ký tự

3. Kiểu cấu trúc

3.1. Khái niệm cấu trúc

3.2. Khai báo cấu trúc

3.3. Truy cập đến các thành phần của cấu trúc

4. Kiểu liệt kê

20

7

4

6

3

6

2

1

2

1

13

5

3

4

1

1

1

6

Bài 6: Con trỏ

1. Địa chỉ và con trỏ

1.1. Kiểu con trỏ

1.2. Khai báo biến con trỏ

1.3. Truy nhập ô nhớ qua con trỏ

1.4. Các phép toán trên con trỏ

2. Con trỏ, mảng và xâu ký tự

2.1. Con trỏ và mảng

2.2. Con trỏ và xâu ký tự

8

4

4

2

1

1

6

3

3

7

Bài 7: Cài đặt lớp và đối tượng

1. Khai báo lớp

2. Sử dụng lớp

2.1. Tạo các đối tượng của một lớp

2.2. Gửi thông điệp tới các đối tượng

2.3. Mảng đối tượng

2.4. Con trỏ trỏ tới đối tượng

2.5. Con trỏ this và từ khóa const

3. Hàm tạo và hàm hủy

3.1. Giới thiệu về hàm tạo và hàm hủy

3.2. Hàm tạo có đối số

3.3. Hàm tạo sao chép

13

2

8

3

5

1

3

1

7

1

5

1

1

1

8

Bài 8: Hàm định nghĩa chồng và toán tử định nghĩa chồng

1. Hàm định nghĩa chồng

1.1. Sự cần thiết phải chồng hàm

1.2. Cú pháp và yêu cầu của chồng hàm

1.3. Cách xử lý của trình biên dịch khi gặp chồng hàm

2. Toán tử định nghĩa chồng

2.1. Sự cần thiết phải chồng toán tử

2.2. Chồng các toán tử số học: +, -, *, /

2.3. Chồng các toán tử quan hệ và logic

2.4. Chồng các toán tử một ngôi

2.5. Chuyển đổi giữa các kiểu dữ liệu cơ bản và các đối tượng lớp

2.6. Chuyển đổi giữa các đối tượng của các lớp khác nhau

2.7. Chồng các toán tử gán

2.8. Chồng toán tử []

7

2

5

2

1

1

4

1

3

1

1

9

Bài 9: Lớp kế thừa

1. Đơn kế thừa

2. Đa kế thừa

5

3

2

2

1

1

3

2

1

10

Bài 10: Sự kết nối động, hàm ảo và hàm bạn

1. Đa hình động và hàm ảo

2. Ứng dụng của đa hình động

3. Lớp trừu tượng và hàm hủy ảo

4. Hàm bạn, lớp bạn

7

2

1

1

3

2

0.5

0.5

0.5

0.5

4

1.5

0.5

0.5

1.5

1

1

Cộng

90

30

56

4

2. Nội dung chi tiết:

Bài 1: Các thành phần cơ bản của ngôn ngữ lập trình C++ Thời gian: 2 giờ

1. Mục tiêu của bài:

- Mô tả được lịch sử hình thành và phát triển của ngôn ngữ C++.

- Trình bày được cấu trúc của một chương trình C++.

- Cài đặt và sử dụng được chương trình C++.

- Soạn thảo được một chương trình C++.

- Thực hiện các thao tác an toàn với máy tính.

2. Nội dung bài:

2.1. Giới thiệu về ngôn ngữ C++

2.2. Các thành phần cơ bản của ngôn ngữ C++

2.3. Cấu trúc chung của một chương trình C++

Bài 2: Khai báo, biểu thức, khối lệnh Thời gian: 8 giờ

1. Mục tiêu:

- Phân biệt được các kiểu dữ liệu căn bản.

- Khai báo được các thành phần

- Sử dụng được các phép toán căn bản để tính toán.

- Sử dụng được các hàm nhập xuất dữ liệu.

- Thực hiện các thao tác an toàn với máy tính.

2. Nội dung bài của bài:

2.1. Các kiểu dữ liệu cơ bản trong C++

2.1.1. Khái niệm về kiểu dữ liệu

2.1.2. Các kiểu dữ liệu cơ bản trong C++

2.2. Các khai báo

2.2.1. Khai báo sử dụng thư viện chương trình

2.2.2. Khai báo hằng

2.2.3. Khai báo biến

2.3. Biểu thức

2.3.1. Biểu thức

2.3.2. Các phép toán số học

2.3.3. Các phép toán quan hệ và logic

2.3.4. Phép toán tăng, giảm

2.3.5. Thứ tự ưu tiên các phép toán

2.3.6. Các hàm số học

2.3.7. Câu lệnh gán và toán tử gán

2.3.8. Biểu thức điều kiện

2.3.9. Chuyến đổi kiểu giá trị

2.3.10. Khối lệnh

Bài 3. Cấu trúc điểu khiển Thời gian: 15 giờ

1. Mục tiêu của bài:

- Trình bày được các cấu trúc điểu khiển trong C++

- Sử dụng được các cấu trúc điều khiển để viết chương trình.

- Vận dụng và kết hợp được các cấu trúc điều khiển để giải quyết các bài toán phức tạp.

- Thực hiện các thao tác an toàn với máy tính.

2. Nội dung bài:

2.1. Cấu trúc điều kiện: if…else

2.2. Cấu trúc lựa chọn: switch…case

2.3. Các cấu trúc lặp

2.4. Câu lệnh break, continue, goto và hàm exit

Bài 4. Hàm Thời gian: 5 giờ

1. Mục tiêu của bài:

- Trình bày được khái niệm về hàm, cách khai báo hàm

- Viết được chương trình theo cấu trúc hàm.

- Vận dụng được các cách truyền tham số để trao đổi dữ liệu giữa các hàm.

- Sử dụng được kỹ thuật đệ quy trong lập trình.

- Thực hiện các thao tác an toàn với máy tính.

2. Nội dung bài:

2.1. Khai báo, định nghĩa hàm

2.2. Sử dụng hàm

2.3. Hàm có đối số mặc định

2.4. Đệ qui

Bài 5. Kiểu dữ liệu có cấu trúc Thời gian: 20 giờ

1. Mục tiêu của bài:

- Trình bày được khái niệm về mảng một chiều và mảng hai chiều

- Sử dụng được mảng trong lập trình.

- Sử dụng được mảng làm tham số trong các hàm.

- Trình bày được xâu ký tự

- Khai báo và xử dụng được xâu ký tự

- Khai báo và sử dụng được kiểu cấu trúc

- Khai báo và sử dụng được kiểu liệt kê

- Thực hiện các thao tác an toàn với máy tính.

2. Nội dung bài:

2.1. Mảng

2.1.1. Khái niệm về kiểu mảng

2.1.2. Khai báo và truy nhập các phần tử mảng

2.1.3. Các phần tử của mảng một chiều

2.1.4. Mảng nhiều chiều

2.1.5. Chú ý về chỉ của phần tử mảng

2.1.6. Vào/ra với biến mảng

2.2. Xâu ký tự

2.2.1. Khái niệm về kiểu xâu ký tự

2.2.2. Khai báo và truy nhập ký tự của biến xâu

2.2.3. Vào/ra với biến xâu ký tự

2.2.4. Các hàm chuẩn xử lý xâu ký tự

2.2.5. Mảng xâu ký tự

2.3. Kiểu cấu trúc

2.3.1. Khái niệm cấu trúc

2.3.2. Khai báo cấu trúc

2.3.3. Truy cập đến các thành phần của cấu trúc

2.3.4. Kiểu liệt kê

Bài 6. Con trỏ Thời gian: 8 giờ

1. Mục tiêu của bài:

- Khai báo và sử dụng được con trỏ.

- Vận dụng được các phép toán trên con trỏ trong lập trình.

- Phân biệt được các kiểu con trỏ.

- Nghiêm túc trong học tập.

- Thực hiện các thao tác an toàn với máy tính.

2. Nội dung bài:

2.1. Địa chỉ và con trỏ

2.1.1. Kiểu con trỏ

2.1.2. Khai báo biến con trỏ

2.1.3. Truy nhập ô nhớ qua con trỏ

2.1.4. Các phép toán trên con trỏ

2.2. Con trỏ, mảng và xâu ký tự

2.2.1. Con trỏ và mảng

2.2.2. Con trỏ và xâu ký tự

Bài 7. Cài đặt lớp và đối tượng Thời gian: 15 giờ

1. Mục tiêu của bài:

- Cài đặt được một lớp đối tượng trên ngôn ngữ trình hướng đối tượng C++.

- Cài đặt được các hàm khởi tạo và hàm hủy bỏ.

- Khai báo và sử dụng được con trỏ this và từ khóa const

- Sử dụng đối tượng làm tham số cho hàm

- Khai báo và sử dụng được mảng đối tượng

- Quản lý được đối tượng thông qua con trỏ this, hàm new và hàm delete

- Thực hiện các thao tác an toàn với máy tính.

2. Nội dung bài:

2.1. Khai báo lớp

2.2. Sử dụng lớp

2.2.1. Tạo các đối tượng của một lớp

2.2.2. Gửi thông điệp tới các đối tượng

2.2.3. Mảng đối tượng

2.2.4. Con trỏ trỏ tới đối tượng

2.2.5. Con trỏ this và từ khóa const

2.3. Hàm tạo và hàm hủy

2.3.1. Giới thiệu về hàm tạo và hàm hủy

2.3.2. Hàm tạo có đối số

2.3.3. Hàm tạo sao chép

Bài 8. Hàm định nghĩa chồng và toán tử định nghĩa chồng Thời gian: 7 giờ

1. Mục tiêu của bài:

- Định nghĩa chồng các hàm khởi tạo không tham số và có tham số.

- Sử dụng được các hàm định nghĩa chồng.

- Định nghĩa chồng được các toán tử hai như toán tử +, -, *, / trên các lớp đối tượng.

- Định nghĩa chồng được các toán tử logic.

- Định nghĩa chồng toán tử một ngôi.

- Định nghĩa chồng toán tử gán (=).

- Thực hiện các thao tác an toàn với máy tính.

2. Nội dung bài:

2.1. Hàm định nghĩa chông

2.1.1. Sự cần thiết phải chồng hàm

2.1.2. Cú pháp và yêu cầu của chồng hàm

2.1.3. Cách xử lý của trình biên dịch khi gặp chồng hàm

2.2. Toán tử định nghĩa chồng

2.2.1. Sự cần thiết phải chồng toán tử

2.2.2. Chồng các toán tử số học: +, -, *, /

2.2.3. Chồng các toán tử quan hệ và logic

2.2.4. Chồng các toán tử một ngôi

2.2.5. Chuyển đổi giữa các kiểu dữ liệu cơ bản và các đối tượng lớp

2.2.6. Chuyển đổi giữa các đối tượng của các lớp khác nhau

2.2.7. Chồng các toán tử gán

2.2.8. Chồng toán tử []

Bài 9. Lớp kế thừa Thời gian: 5 giờ

1. Mục tiêu của bài:

- Định nghĩa được đơn kế thừa và đa kế thừa.

- Khai báo được các lớp kế thừa ở nhiều cấp.

- Thực hiện các thao tác an toàn với máy tính.

2. Nội dung bài:

2.1. Đơn kếthừa

2.2. Đa kế thừa

Bài 10: Sự kết nối động, hàm ảo và hàm bạn Thời gian:7 giờ

1. Mục tiêu của bài:

- Khai báo và sử dụng được hàm ảo.

- Khai báo và sử dụng lớp cơ sở ảo.

- Khai báo được lớp bạn và hàm bạn

- Thực hiện các thao tác an toàn với máy tính.

2. Nội dung bài:

2.1. Đa hình động và hàm ảo

2.2. Ứng dụng của đa hình động

2.3. Lớp trừu tượng và hàm hủy ảo

2.4. Hàm bạn, lớp bạn

IV. Điều kiện thực hiện môn học:

1. Phòng học: Phòng học trực tuyến đạt chuẩn, hệ thống máy tính được nối mạng.

2. Trang thiết bị máy móc:

- Máy chiếu

- Máy vi tính

- Tai nghe có micro

- Webcam

3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:

- Giáo trình môn học

- Bài giảng online: video, powerpoint, chuẩn scorm

- Tài liệu hướng dẫn bài học và bài tập thực hành môn học

- Các hình vẽ, ví dụ minh họa

- Đĩa chương trình cài đặt phần mềm C++

4. Các điều kiện khác:

- Phòng học online đúng tiêu chuẩn, đáp ứng đủ trong điều kiện dạy online

- Máy tính đầy đủ các phần mềm ứng dụng.

V. Nội dung và phương pháp, đánh giá:

1. Nội dung

- Kiến thức:

+ Căn bản về C++

+ Các kiểu dữ liệu trong C++

+ Các cấu trúc điều khiển

+ Hàm, mảng, con trỏ, cấu trúc

+ Lập trình hướng đối tượng trong C++

- Kỹ năng:

+ Viết các chương trình ứng dụng sử dụng ngôn ngữ lập trình C++

+ Sử dụng lớp và đối tượng trong lập trình hướng đối tượng

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác và có trách nhiệm trong công việc; chủ động, tích cực trong học tập.

+ Chấp hành nghiêm túc các quy định về kỹ thuật, an toàn và bảo quản máy tính.

2. Phương pháp

- Đánh giá kiến thức, kỹ năng thông qua các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ (vấn đáp, tự luận/trắc nghiệm hoặc bài tập lớn) trong quá trình thực hiện các bài học.

  • - Kết thúc chương trình môn học, tổ chức ôn tập và thi kết thúc môn học bằng bài kiểm tra thực hành trên máy tính theo thời gian quy định.

- Cách tính điểm đánh giá được thực hiện theo quy định hiện hành.

VI. Hướng dẫn thực hiện môn học:

1. Phạm vi áp dụng chương trình mô đun:

- Chương trình mô đun được sử dụng để giảng dạy đào tạo từ xa có hướng dẫn trình độ Cao đẳng, Trung cấp các nghề Lập trình máy tính, Thiết kế trang web, Quản trị mạng.

2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo:

- Đối với giáo viên, giảng viên:

+ Trước khi giảng dạy phải căn cứ vào nội dung của từng bài học chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học để đảm bảo chất lượng giảng dạy.

+ Hướng dẫn cho sinh viên tìm hiểu trong thực tế và tổ chức thảo luận các vấn đề liên quan giữa lý thuyết và thực tế.

+ Để giúp người học nắm vững những kiến thức cơ bản, sau mỗi bài học cần giao bài tập đến từng học sinh. Các bài tập phải phù hợp với phần kiến thức, kỹ năng đã học; tổ chức kiểm tra đánh giá và công bố kết quả công khai.

+ Tăng cường sử dụng trang thiết bị, hình ảnh minh họa trực quan, trình diễn mẫu để tăng hiệu quả dạy học.

+ Chuẩn bị các loại đề kiểm tra để đánh giá quá trình học tập của học sinh, sinh viên.

- Đối với người học:

+ Chấp hành nghiêm túc các quy định về giờ học, làm bài tập đầy đủ

3. Những trọng tâm chương trình mô đun cần chú ý

- Sử dụng các kiểu dữ liệu trong lập trình.

- Sử dụng các cấu trúc điều khiển If, Select, for, while, do...while.

- Sử dụng hàm, con trỏ, mảng, cấu trúc

- Sử dụng lớp đối tượng

4. Tài liệu cần tham khảo:

[1]. H. M Deitel and P. J. Deitel, C++ How to Program, Prentice-Hall, 6th Edition, 2008

Khoa Công nghệ thông tin - Đại học Bách Khoa Hà Nội, Ngôn ngữ lập trình C++, NXB Khoa học - kỹ thuật, 2008

5. Ghi chú và giải thích (nếu có):

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN

Tên mô đun: Lắp ráp và cài đặt máy tính

Mã mô đun: MĐ15

Thời gian thực hiện mô đun: 60 giờ; (Lý thuyết: 30 giờ; Thực hành, thảo luận, bài tập: 27 giờ; Kiểm tra: 3 giờ)

I. Vị trí, tính chất của mô đun:

- Vị trí: Mô đun Lắp ráp và cài đặt máy tính là mô đun cơ sở trong chương trình đào tạo, được bố trí khi sinh viên học xong các môn học chung và trước khi sinh viên học các môn học chuyên môn nghề

- Tính chất: Là mô đun thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin, thể hiện quy trình lắp ráp và cào đặt một máy tính.

II. Mục tiêu mô đun:

- Kiến thức:

+ Trình bày được chức năng tổng quan của máy tính, phân loại được các loại máy tính.

+ Nhận biết được các thành phần chính của máy tính.

+ Trình bày được chức năng của từng thành phần của máy tính.

+ Chọn lựa được các thiết bị để lắp thành 1 bộ máy tính phù hợp với yêu cầu công việc của các đối tượng khác nhau.

- Kỹ năng:

+ Lắp ráp được 1 bộ máy tính hoàn chỉnh không có lỗi xảy ra.

+ Thiết lập được các thông số trong BIOS theo yêu cầu.

+ Cài đặt được hệ điều hành, trình điều khiển phần cứng và các phần mềm ứng dụng.

+ Chuẩn đoán và khắc phục được các sự cố phần cứng và phần mềm máy tính thường gặp.

+ Thực hiện được công tác sao lưu và phục hồi dữ liệu cho máy tính.

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Có ý thức tự giác, tính kỷ luật cao, tinh thần trách nhiệm trong học tập, kỹ năng làm việc nhóm, chủ động tích cực trong học tập

+ Chấp hành nghiêm túc các quy định về kỹ thuật, an toàn và bảo quản máy tính.

III. Nội dung mô đun:

1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:

Số

TT

Tên các bài trong mô đun

Thời gian (giờ)

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành, thảo luận, bài tập

Kiểm tra

1

Bài 1. Các thành phần của máy tính

10

8

2

1. Tổng quan về máy tính

1.1. Các khái niệm cơ bản về máy tính

1.2. Phân loại máy tính

2

1

1

2

1

1

2. Các thành phần của máy tính

2.1. Vỏ máy và thiết bị nội vi

2.2. Thiết bị ngoại vi

8

5

3

6

4

2

2

1

1

2

Bài 2. Lắp ráp máy tính

10

3

6

1

1. Lựa chọn thiết bị

1

1

2. Lắp ráp máy tính.

9

2

6

1

3

Bài 3. Thiết lập thông số trong BIOS

5

3

2

1. Tổng quan về BIOS

1

1

2. Thiết lập thông số trong BIOS

2.1. Thiết lập các thông số cơ bản

2.2. Thiết lập các thông số nâng cao

4

2

2

2

1

1

2

1

1

4

Bài 4. Cài đặt hệ điều hành và các trình điều khiển

15

6

8

1

1. Phân vùng ổ đĩa cứng.

1.1. Phân vùng bằng ứng dụng chuyên dụng

1.2. Phân vùng bằng bộ cài đặt Windows.

2

1

1

1

1

2. Cài đặt hệ điều hành.

2.1. Cài đặt hệ điều hành Windows.

2.2. Cài đặt hệ điều hành khác.

8

5

3

3

2

1

5

3

2

3. Cài đặt các trình điều khiển phần cứng.

3.1. Cài đặt trình điều khiển khi biết tên thiết bị cần cài đặt.

3.2. Cài đặt trình điều khiển khi chưa biết tên thiết bị cần cài đặt

5

2

3

2

1

1

2

1

1

1

1

5

Bài 5. Cài đặt phần mềm ứng dụng

10

5

5

1. Quy trình cài đặt phần mềm ứng dụng

2

1

1

2. Cài đặt phầm mềm ứng dụng

2.1. Cài mới phần mềm ứng dụng

2.2. Thay đổi tính năng cho phần mềm đã cài đặt

2.3. Gỡ bỏ ứng dụng đã cài đặt khỏi máy tính

6

2

2

2

3

1

1

1

3

1

1

1

3. Các sự cố thường gặp khi cài phần mềm ứng dụng

2

1

1

6

Bài 6. Sao lưu và phục hồi dữ liệu

10

5

4

1

1. Sao lưu dữ liệu.

1.1. Sao lưu bằng công cụ của hệ điều hành.

1.2. Sao lưu bằng công cụ trong bộ HirenBoot

5

2

3

3

1

2

2

1

1

2. Phục hồi dữ liệu

2.1. Phục hồi dữ liệu bằng công cụ của hệ điều hành.

2.2. Phục hồi dữ liệu bằng công cụ trong bộ HirenBoot

5

2

3

2

1

1

2

1

1

1

1

Cộng

60

30

27

3

2. Nội dung chi tiết

Bài 1. Các thành phần của máy tính Thời gian: 10 giờ

1. Mục tiêu của bài:

- Trình bày được chức năng tổng quan của máy tính, phân loại được các loại máy tính.

- Nhận biết được các thành phần chính của máy tính.

- Trình bày được chức năng của từng thành phần của máy tính.

2. Nội dung của bài:

2.1. Tổng quan về máy tính

2.1.1. Các khái niệm cơ bản về máy tính

2.1.2. Phân loại máy tính

2.2. Các thành phần của máy tính

2.2.1. Vỏ máy và thiết bị nội vi

2.2.2. Thiết bị ngoại vi

Bài 2. Lắp ráp máy tính Thời gian: 10 giờ

1. Mục tiêu của bài:

- Chọn lựa được các thiết bị để lắp thành 1 bộ máy tính phù hợp với yêu cầu công việc của các đối tượng khác nhau.

- Lắp ráp được 1 bộ máy tính hoàn chỉnh không có lỗi xảy ra.

- Bố trí vị trí thiết bị hợp lý, khoa học thuận tiện và an toàn cho quá trình lắp ráp

2. Nội dung của bài:

2.1. Lựa chọn thiết bị

2.2. Lắp ráp máy tính.

Bài 3. Thiết lập thông số trong BIOS Thời gian: 5 giờ

1. Mục tiêu của bài:

- Thiết lập được các thông số trong BIOS theo yêu cầu.

- Thực hiện đúng các thao tác an toàn cho máy tính trong quá trình thiết lập.

2. Nội dung của bài:

2.1. Tổng quan về BIOS

2.2. Thiết lập thông số trong BIOS

2.2.1. Hiển thị thông tin phần cứng trong BIOS

2.2.2. Thiết lập bảo mật

2.2.3. Thiết lập thứ tự khởi động

2.2.4. Thiết lập các cổng kết nối cho bảng mạch chính

Bài 4. Cài đặt hệ điều hành và các trình điều khiển Thời gian: 15 giờ

1. Mục tiêu của bài:

- Thực hiện được việc phân vùng chứa dữ liệu cho ổ đĩa cứng

- Cài đặt được hệ điều hành, trình điều khiển phần cứng

- Xử lý được các sự cố xảy ra khi cài đặt hệ điều hành và các trình điều khiển phần cứng

- Thực hiện đúng các thao tác an toàn cho máy tính trong quá trình cài đặt

2. Nội dung của bài:

2.1. Phân vùng ổ đĩa cứng.

2.1.1. Phân vùng bằng ứng dụng chuyên dụng

2.1.2. Phân vùng bằng bộ cài đặt Windows.

2.2. Cài đặt hệ điều hành.

2.2.1. Cài đặt hệ điều hành Windows.

2.2.2. Cài đặt hệ điều hành khác.

2.3. Cài đặt các trình điều khiển phần cứng.

2.3.1. Cài đặt trình điều khiển khi biết tên thiết bị cần cài đặt.

2.3.2. Cài đặt trình điều khiển khi chưa biết tên thiết bị cần cài đặt

Bài 5. Cài đặt phần mềm ứng dụng Thời gian: 10 giờ

1. Mục tiêu của bài:

- Trình bày được quy trình chung để cài đặt một phần mềm ứng dụng.

- Trình bày cách cài đặt một số phần mềm ứng thông dụng.

- Bổ sung hay gỡ bỏ một phần mềm ứng dụng.

- Xử lý được các sự cố xảy ra khi cài đặt phần mềm ứng dụng.

- Thực hiện các thao tác an toàn với máy tính.

2. Nội dung của bài:

2.1. Quy trình cài đặt phần mềm ứng dụng

2.2. Cài đặt phầm mềm ứng dụng

2.2.1. Cài mới phần mềm ứng dụng

2.2.2. Thay đổi tính năng cho phần mềm đã cài đặt

2.2.3. Gỡ bỏ ứng dụng đã cài đặt khỏi máy tính

2.3. Các sự cố thường gặp khi cài phần mềm ứng dụng

Bài 6: Sao lưu phục hồi dữ liệu Thời gian: 10 giờ

1. Mục tiêu của bài:

- Trình bày được mục đích của việc sao lưu và phục hồi dữ liệu;

- Thực hiện được việc sao lưu và phục hồi dữ liệu.

- Thực hiện các thao tác an toàn với máy tính.

2. Nội dung của bài:

2.1. Sao lưu dữ liệu.

2.1.1. Sao lưu bằng công cụ của hệ điều hành.

2.1.2. Sao lưu bằng công cụ trong bộ HirenBoot

2.2. Phục hồi dữ liệu

2.2.1. Phục hồi dữ liệu bằng công cụ của hệ điều hành.

2.2.2. Phục hồi dữ liệu bằng công cụ trong bộ HirenBoot

IV. Điều kiện thực hiện môn học:

1. Phòng học chuyên môn hóa:

- Phòng học trực tuyến đạt chuẩn, hệ thống máy tính được nối mạng

- Phòng học chuyên môn giảng dạy thực hành: đảm bảo diện tích, thông thoáng, chiếu sáng hợp lý.

2. Trang thiết bị máy móc:

- Trang thiết bị máy móc khi giảng dạy các nội dung trực tuyến:

+ Máy chiếu ;

+ Máy vi tính;

+ Loa, microphone hoặc tai nghe có micro;

+ Webcam.

- Trang thiết bị máy móc khi giảng dạy thực hành tại phòng học chuyên môn:

+ Bộ linh kiện máy tính để giảng viên làm mô hình giảng dạy;

+ Hệ thống máy tính tối thiểu 2 sinh viên/1 máy;

+ Máy chiếu;

+ Máy in.

3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:

- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu khi giảng dạy các nội dung trực tuyến:

+ Giáo trình, tài liệu hướng dẫn bài học và bài tập thực hành đã được số hóa;

+ Slide bài giảng chuẩn định dạng Scorm;

+ Video bài giảng;

+ Các hình vẽ, ví dụ minh họa.

- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu khi giảng dạy thực hành tại phòng học chuyên môn:

+ Kìm, tuốc mơ vít, vòng tĩnh điện, hệ thống tiếp địa

+ Các phần mềm: Hệ điều hành và phần mềm ứng dụng

+ Tài liệu hướng dẫn cho bài học

4. Các điều kiện khác:

V. Nội dung và phương pháp đánh giá:

1. Nội dung:

- Kiến thức:

+ Các khái niệm tổng quan về máy tính.

+ Các chức năng của các thành phần cơ bản của máy tính.

+ Chọn lựa các thiết bị để lắp ráp, cài đặt một máy tính hoàn chỉnh.

+ Cách phân chia đĩa cứng, cách cài đặt hệ điều hành và các phần mền ứng dụng.

- Kỹ năng:

+ Tháo và lắp ráp được một máy tính hoàn chỉnh.

+ Thiết lập được BIOS theo yêu cầu

+ Phân vùng được đĩa cứng.

+ Cài đặt các hệ điều hành và các phần mềm ứng dụng.

+ Cài đặt trình điều khiển thiết bị.

+ Sao lưu vào phục hồi được dữ liệu

+ Giải quyết các lỗi thường gặp.

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Có ý thức tự giác, tính kỷ luật cao, tinh thần trách nhiệm trong học tập.

+ Thể hiện tính khoa học, sáng tạo trong quá trình học tập.

+ Có khả năng làm việc theo nhóm.

+ Chấp hành nghiêm túc các quy định về kỹ thuật, an toàn và bảo quản máy tính

2. Phương pháp:

- Đánh giá kiến thức, các nội dung giảng dạy trực tuyến thông qua các bài kiểm tra dưới các hình thức vấn đáp trực tuyến, trắc nghiệm trên hệ thống trực tuyến.

- Đánh giá kỹ năng thông qua các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ (tự luận hoặc thực hành trên máy tính) trong quá trình thực hiện các bài học.

- Kết thúc chương trình môn học, tổ chức ôn tập và thi kết thúc môn học bằng bài kiểm tra thực hành trên máy tính theo thời gian quy định.

- Cách tính điểm đánh giá được thực hiện theo quy định hiện hành.

VI. Hướng dẫn thực hiện môn học:

1. Phạm vi áp dụng môn học:

- Chương trình mô đun được sử dụng để giảng dạy cho trình độ cao đẳng nghề Quản trị mạng máy tính

2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập môn học:

- Đối với giảng viên:

+ Trước khi giảng dạy phải căn cứ vào nội dung được đào tạo trực tuyến, nội dung đào tạo tập trung tại phòng học chuyên môn của từng bài học để chuẩn bị đủ học liệu và các điều kiện giảng dạy nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy.

+ Hướng dẫn cho sinh viên tìm hiểu trong thực tế, nguồn từ internet và tổ chức thảo luận các vấn đề liên quan giữa lý thuyết và thực tế

+ Để giúp người học nắm vững những kiến thức cơ bản, sau mỗi bài học cần giao bài tập đến từng học sinh. Các bài tập phải phù hợp với phần kiến thức, kỹ năng đã học. Tổ chức kiểm tra đánh giá và công bố kết quả công khai.

+ Tăng cường sử dụng trang thiết bị, hình ảnh minh họa trực quan, trình diễn mẫu để tăng hiệu quả dạy học từ xa.

+ Chuẩn bị các loại đề kiểm tra để đánh giá quá trình học tập của học sinh, sinh viên.

- Đối với người học:

+ Người học cần thực hiện nghiêm túc các yêu cầu của giảng viên, tuân thủ nội quy của phòng học trực tuyến, tích cực và chủ động tham gia vào các hoạt động trong bài học

3. Những trọng tâm cần chú ý:

- Cách nhận biết và chức năng các thành phần của máy tính.

- Các thao tác khi lắp ráp máy tính.

- Quy trình cài đặt hệ điều hành và các phần mềm ứng dụng cơ bản

- Quy trình thực hiện sao lưu và phục hồi hệ thống

4. Tài liệu tham khảo:

[1]. Tự lắp ráp, cài đặt và khắc phục các sự cố máy tính hoàn toàn theo ý bạn; Tác giả: Nguyễn Nam Thuận; Nhà xuất bản: Giao Thông Vận Tải.

[2]. Lắp ráp, cài đặt & nâng cấp máy tính; Tác giả: Xuân Toại; Nhà xuất bản: Thống Kê.

[3]. Tự học lắp ráp và sửa chữa máy tính; Tác giả: Water PC; Nhà xuất bản: Văn hóa Thông tin.

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC

Tên môn học: Mạng máy tính

Mã môn học: MH16

Thời gian thực hiện môn học: 75 giờ; (Lý thuyết: 45 giờ; Thực hành, thảo luận, bài tập: 27 giờ; Kiểm tra: 3 giờ)

I. Vị trí, tính chất của môn học:

- Vị trí: Mạng máy tính là là môn học cơ sở trong chương trình đào tạo. Môn học được bố trí giảng dạy sau khi sinh viên đã học môn Tin học, song song với các môn học, mô đun cơ sở và trước các môn học, mô đun chuyên môn.

- Tính chất: Môn học thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin vừa mang tính chất lý thuyết liên quan tới kiến thức và thực hiện kỹ năng nghề nghiệp trong các mô đun chuyên môn, được áp dụng trong chuyên ngành Lập trình máy tính, Quản trị mạng, và Thiết kế trang Web.

II. Mục tiêu môn học:

- Kiến thức:

+ Trình bày được lịch sử mạng máy tính

+ Phân biệt được các thiết bị mạng.

+ Trình bày được các khái niệm liên quan tới địa chỉ IP.

+ So sánh được mô hình mạng OSI và TCP/IP.

- Kỹ năng:

+ Chia được các subnet theo yêu cầu của doanh nghiệp.

+ Cài đặt hệ thống mạng

+ Phụ trách quản lý một mạng máy tính tại cơ quan xí nghiệp

+ Chuẩn đoán và sửa chữa các sự cố cơ bản trên hệ thống mạng

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Rèn luyện đức tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác và có trách nhiệm trong công việc; chủ động, tích cực trong học tập.

+ Chấp hành nghiêm túc các quy định về kỹ thuật, an toàn và bảo quản máy tính.

III. Nội dung môn học:

1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:

Số TT

Tên chương, mục

Thời gian (giờ)

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành, thảo luận,

bài tập

Kiểm tra

1

Chương 1: Tổng quan mạng máy tính

  1. Lịch sử mạng máy tính

2. Giới thiệu mạng máy tính

2.1. Định nghĩa mạng máy tính

2.2. Mục đích của việc kết nối mạng

3. Đặc trưng cơ bản của mạng máy tính

4. Phân loại mạng máy tính

4.1. Phân loại mạng theo khoảng cách địa lý

4.2. Phân loại theo kỹ thuật chuyển mạch

4.3. Phân loại theo kiến trúc mạng sử dụng

4.4. Phân loại theo hệ điều hành mạng

5

1

1

1

2

4

1

1

1

1

1

1

2

Chương 2: Mô hình OSI

1. Mô hình tham khảo OSI

2. Các giao thức trong mô hình OSI

3. Các chức năng chủ yếu của các tầng của mô hình OSI

1. Lớp vật lý

2. Lớp liên kết dữ liệu

3. Lớp mạng

4. Lớp giao vận

5. Lớp phiên

6. Lớp trình diễn

7. Lớp ứng dụng

* Kiểm tra

6

1

2

2

1

3

1

1

1

2

1

1

1

1

3

Chương 3: Tô pô mạng

1. Mạng cục bộ

2. Kiến trúc mạng cục bộ

2.1. Mạng dạng BUS

2.2. Mạng dạng sao

2.3. Mạng dạng vòng

2.4. Mạng kết nối hỗn hợp

3. Các phương pháp truy cập đường truyền vật lý

3.1. Phương pháp CSMA/ CD

3.2. Phương pháp TOKEN BUS

3.3. Phương pháp TOKEN RING

12

2

5

5

9

2

4

3

3

1

2

4

Chương 4: Cáp mạng và vật tải truyền

1. Các thiết bị mạng thông dụng

1.1. Cáp xoắn đôi

1.2. Cáp đồng trục băng tần cơ sở

1.3. Cáp đồng trục băng rộng

1.4. Cáp quang

2. Các thiết bị ghép nối

2.1. CARD giao tiếp mạng

2.2. Bộ chuyển tiếp Repeater

2.3. Cầu nối Bridge

2.4. Bộ tập trung HUB

2.5. Bộ tập trung SWITCH

2.6. Modem

2.7. Multiplexor – DeMultiplexor

Router

3. Một số kiểu nối mạng thông dụng và các chuẩn

3.1. Kiểu 10BASE 2

3.2. Kiểu 10BASE 5

3.3. Kiểu 10BASE T

3.4. Ethernet 1000Mbps (1GbE)

3.5. Ethernet 10GbE

*Kiểm tra

24

4

10

10

2

2

2

2

2

1

12

2

5

5

1

1

1

1

1

11

2

5

5

1

1

1

1

1

1

1

5

Chương 5: Giao thức TCP/IP

1. Mô hình tham chiếu bộ giao thức TCP/IP

1.1. Mô hình bộ giao thức TCP/IP và OSI

1.2. Các chức năng của các lớp của mô hình bộ giao thức TCP/IP

1.3. Các giao thức của bộ giao thức TCP/IP

1.4. Trao đổi thông tin giữa các lớp của bộ giao thức TCP/IP

2. Giao thức IP

2.1. Định nghĩa giao thức IP

2.2. Cấu trúc của phần tiền tố của gói IP

2.3. Địa chỉ IP

2.4. Định tuyến gói IP

3. Các giao thức TCP và UDP

3.1. Giao thức TCP

3.2. Giao thức UDP

3.3. Một số giao thức điều khiển

3.4. Giao thức ICMP

3.5. Giao thức ARP và RARP

* Kiểm tra

28

8

2

2

2

2

15

1

3

5

4

1

1

1

17

4

1

1

1

1

11

1

2

3

3

1

1

10

4

1

1

1

1

4

1

2

1

1

1

Cộng

75

45

27

3

2. Nội dung chi tiết:

Chương 1: Tổng quan mạng máy tính Thời gian: 5 giờ

1. Mục tiêu:

- Trình bày được sự hình thành và phát triển của mạng máy tính;

- Mô tả được các đặc trưng cơ bản của mạng máy tính;

- Phân loại và xác định đuợc các kiểu thiết kế mạng máy tính thông dụng.

- Thực hiện các thao tác an toàn với máy tính

2. Nội dung chương:

2.1. Lịch sử mạng máy tính

2.2. Giới thiệu mạng máy tính

2.2.1. Định nghĩa mạng máy tính

2.2.2. Mục đích của việc kết nối mạng

2.3. Đặc trưng cơ bản của mạng máy tính

2.4. Phân loại mạng máy tính

2.4.1. Phân loại mạng theo khoảng cách địa lý

2.4.2. Phân loại theo kỹ thuật chuyển mạch

2.4.3. Phân loại theo kiến trúc mạng sử dụng

2.4.4. Phân loại theo hệ điều hành mạng

Chương 2: Mô hình OSI Thời gian: 6 giờ

1. Mục tiêu:

- Trình bày được khái niệm và cấu trúc của các lớp trong mô hình OSI;

- Trình bày được nguyên tắc hoạt động và chức năng của từng lớp trong mô hình OSI

- Thực hiện các thao tác an toàn với máy tính

2. Nội dung chương:

2.1. Mô hình tham khảo OSI

2.2. Các giao thức trong mô hình OSI

2.3. Các chức năng chủ yếu của các tầng của mô hình OSI

2.3.1. Lớp vật lý

2.3.2. Lớp liên kết dữ liệu

2.3.3. Lớp mạng

2.3.4. Lớp giao vận

2.3.5. Lớp phiên

2.3.6. Lớp trình diễn

2.3.7. Lớp ứng dụng

Chương 3: Tô pô mạng Thời gian: 12 giờ

1. Mục tiêu:

- Trình bày được kiến trúc dùng để xây dựng một mạng cục bộ;

- Xác định được mô hình mạng cần dùng để thiết kế mạng;

- Mô tả được các phương pháp truy cập từ máy tính qua đường truyền vật lý.

- Thực hiện các thao tác an toàn với máy tính.

2. Nội dung chương:

2.1. Mạng cục bộ

2.2. Kiến trúc mạng cục bộ

2.2.1. Mạng dạng BUS

2.2.2. Mạng dạng sao

2.2.3. Mạng dạng vòng

2.2.4. Mạng kết nối hỗn hợp

2.3. Các phương pháp truy cập đường truyền vật lý

2.3.1. Phương pháp CSMA/ CD

2.3.2. Phương pháp TOKEN BUS

2.3.3. Phương pháp TOKEN RING

Chương 4: Cáp mạng và vật tải truyền Thời gian: 24 giờ

1. Mục tiêu:

- Xác định được các thiết bị dùng để kết nối các máy tính thành một hệ thống mạng;

- Bấm được các đầu cáp để kết nối mạng theo các chuẩn thông dụng;

- Trình bày được các kiểu nối mạng và chuẩn kết nối.

- Thực hiện các thao tác an toàn với máy tính

2. Nội dung chương:

2.1. Các thiết bị mạng thông dụng

2.1.1. Cáp xoắn đôi

2.1.2. Cáp đồng trục băng tần cơ sở

2.1.3. Cáp đồng trục băng rộng

2.1.4. Cáp quang

2.2. Các thiết bị kết nối

2.2.1. CARD giao tiếp mạng

2.2.2. Bộ chuyển tiếp Repeater

2.2.3. Cầu nối Bridge

2.2.4. Bộ tập trung HUB

2.2.5. Bộ tập trung SWITCH

2.2.6. Modem

2.2.7. Multiplexor – DeMultiplexor

2.2.8. Router

2.3. Một số kiểu nối mạng thông dụng và các chuẩn

2.3.1. Kiểu 10BASE 2

2.3.2. Kiểu 10BASE 5

2.3.3. Kiểu 10BASE T

2.3.4. Ethernet 1000Mbps (1GbE)

2.3.5. Ethernet 10GbE

Chương 5: Giao thức TCP/IP Thời gian: 28 giờ

1. Mục tiêu:

- Trình bày được cấu trúc của một địa chi mạng;

- Xác định gói dữ liệu IP và cách thức truyền tải các gói dữ liệu trên mạng;

- Xây dựng được phương thức định tuyến trên IP;

- Trình bày được các giao thức điều khiển.

- Chia được các subnet theo yêu cầu của doanh nghiệp.

- Thực hiện các thao tác an toàn với máy tính

2. Nội dung chương:

2.1. Mô hình tham chiếu bộ giao thức TCP/IP

2.1.1. Mô hình bộ giao thức TCP/IP và OSI

2.1.2. Các chức năng của các lớp của mô hình bộ giao thức TCP/IP

2.1.3. Các giao thức của bộ giao thức TCP/IP

2.1.4. Trao đổi thông tin giữa các lớp của bộ giao thức TCP/IP

2.2. Giao thức IP

2.2.1. Định nghĩa giao thức IP

2.2.2. Cấu trúc của phần tiền tố của gói IP

2.2.3. Địa chỉ IP

2.2.4. Định tuyến gói IP

2.3. Các giao thức TCP và UDP

2.3.1. Giao thức TCP

2.3.2. Giao thức UDP

2.4. Một số giao thức điều khiển

2.4.1. Giao thức ICMP

2.4.2. Giao thức ARP và RARP

IV. Điều kiện thực hiện môn học:

1. Phòng học chuyên môn hóa:

- Phòng học trực tuyến đạt chuẩn, hệ thống máy tính được nối mạng

- Phòng học chuyên môn giảng dạy thực hành: đảm bảo diện tích, thông thoáng, chiếu sáng hợp lý.

2. Trang thiết bị máy móc:

- Trang thiết bị máy móc khi giảng dạy các nội dung trực tuyến:

+ Máy chiếu ;

+ Máy vi tính;

+ Loa, microphone hoặc tai nghe có micro;

+ Webcam.

- Trang thiết bị máy móc khi giảng dạy thực hành tại phòng học chuyên môn:

+ Máy chiếu, bảng.

+ Máy tính.

+ Modem, Hub/Switch, wireless router, wireless card, dây mạng, đầu nối RJ45, kìm bấm, card test mạng

3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:

- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu khi giảng dạy các nội dung trực tuyến:

+ Giáo trình, tài liệu hướng dẫn bài học và bài tập thực hành đã được số hóa;

+ Slide bài giảng chuẩn định dạng Scorm;

+ Video bài giảng;

+ Các hình vẽ, ví dụ minh họa.

- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu khi giảng dạy thực hành tại phòng học chuyên môn:

+ Giáo trình môn học Mạng máy tính

+ Tài liệu nghiên cứu phát tay

4. Các điều kiện khác:

V. Nội dung và phương pháp, đánh giá:

1. Nội dung:

- Kiến thức:

+ Các khái niệm cơ bản về mạng máy tính, mạng cục bộ

+ Kiến trúc mạng cục bộ

+ Mô hình OSI và TCP/IP

+ Cáp mạng và vật tải truyền

+ Giao thức TCP/IP và địa chỉ IP

  • - Kỹ năng:

+ Thiết kế các mô hình kết nối một hệ thống mạng LAN

+ Cài đặt và cấu hình giao thức mạng TCP/IP

+ Chia SUBNET

+ Bấm cáp mạng

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Rèn luyện đức tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác và có trách nhiệm trong công việc; chủ động, tích cực trong học tập.

+ Chấp hành nghiêm túc các quy định về kỹ thuật, an toàn và bảo quản máy tính.

2. Phương pháp:

- Đánh giá kiến thức, các nội dung giảng dạy trực tuyến thông qua các bài kiểm tra dưới các hình thức vấn đáp trực tuyến, trắc nghiệm trên hệ thống trực tuyến.

- Đánh giá kỹ năng thông qua các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ (tự luận hoặc thực hành trên máy tính) trong quá trình thực hiện các bài học.

- Kết thúc chương trình môn học, tổ chức ôn tập và thi kết thúc môn học bằng bài kiểm tra thực hành trên máy tính theo thời gian quy định.

- Cách tính điểm đánh giá được thực hiện theo quy định hiện hành.

VI. Hướng dẫn thực hiện môn học:

1. Phạm vi áp dụng môn học:

Chương trình môn học được sử dụng để giảng dạy trình độ cao đẳng Quản trị mạng máy tính.

2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập môn học:

- Đối với giảng viên:

+ Trước khi giảng dạy phải căn cứ vào nội dung được đào tạo trực tuyến, nội dung đào tạo tập trung tại phòng học chuyên môn của từng bài học để chuẩn bị đủ học liệu và các điều kiện giảng dạy nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy.

+ Hướng dẫn cho sinh viên tìm hiểu trong thực tế, nguồn từ internet và tổ chức thảo luận các vấn đề liên quan giữa lý thuyết và thực tế

+ Để giúp người học nắm vững những kiến thức cơ bản, sau mỗi bài học cần giao bài tập đến từng học sinh. Các bài tập phải phù hợp với phần kiến thức, kỹ năng đã học. Tổ chức kiểm tra đánh giá và công bố kết quả công khai.

+ Tăng cường sử dụng trang thiết bị, hình ảnh minh họa trực quan, trình diễn mẫu để tăng hiệu quả dạy học từ xa.

+ Chuẩn bị các loại đề kiểm tra để đánh giá quá trình học tập của học sinh, sinh viên.

- Đối với người học:

+ Chấp hành nghiêm túc các quy định về giờ học, làm bài tập đầy đủ.

3. Những trọng tâm cần chú ý:

- Các khái niệm cơ bản về mạng máy tính và mạng cục bộ

- Mô hình OSI và TCP/IP

- Cáp mạng và vật tải truyền

- Giao thức TCP và địa chỉ IP

4. Tài liệu tham khảo:

[1]. Ths Ngô Bá Hùng, Ks Phạm Thế Phi. Giáo trình mạng máy tính. NXB Giáo dục.

[2]. TS Nguyễn Thúc Hải. Giáo trình mạng máy tính và các hệ thống mở. NXB Giáo dục.

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC

Tên môn học: Quản trị SQL Server

Mã môn học: MĐ17

Thời gian thực hiện môn học: 90 giờ; (Lý thuyết: 30 giờ; Thực hành, thảo luận, bài tập: 56 giờ; Kiểm tra :04 giờ)

I. Vị trí, tính chất của môn học:

- Vị trí: Quản trị SQL Server là mô đun Chuyên môn trong chương trình đào tạo , mô đun được bố trí giảng dạy sau khi học xong các môn học , mô đun cơ sở

- Tính chất: Mô đun thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin nhằm cung cấp kiến thức và kỹ năng xây dựng, quản trị cơ sở dữ liệu trên SQL Server và được áp dụng trong chuyên ngành Quản trị mạng

II. Mục tiêu môn học:

- Về kiến thức:

+ Trình bày được các khái niệm cơ bản về hệ quản trị cơ sở dữ liệu.

+ Trình bày được các kiến thức về mô hình dữ liệu Client/Server và thể hiện cụ thể qua việc cài đặt trên hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server trên môi trường Windows.

- Về kỹ năng:

+ Xây dựng được cơ sở dữ liệu trên SQL Server

+ Thực hiện được các lệnh tìm kiếm, bổ sung, sửa đổi và xóa các bản ghi có điều kiện lọc trong cơ sở dữ liệu Microsoft SQL Server.

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác và có trách nhiệm trong công việc; chủ động tích cực trong học tập

+ Chấp hành nghiêm túc các quy định về kỹ thuật, an toàn và bảo quản máy tính.

III. Nội dung môn học:

1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:

Số

TT

Tên các bài trong mô đun

Thời gian (giờ)

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành, thảo luận, bài tập

Kiểm tra

1

Bài 1: Tổng quan về hệ quản trị cơ sở dữ liệu

1. Giới thiệu về hệ quản trị cơ sở dữ liệu

2. Cài đặt hệ quản trị cơ sở dữ liệu MS SQL Server

3. Đăng nhập vào MS SQL Server

4. Các công cụ của MS SQL Server

5. Các kiểu dữ liệu trong SQL Server

6

1

2

1

1

1

5

1

1

1

1

1

1

1

2

Bài 2: Định nghĩa dữ liệu trong MS SQL Server

1. Tạo, sử dụng, xóa cơ sở dữ liệu

2. Tạo bảng dữ liệu

3. Tạo các loại ràng buộc dữ liệu

3.1. Tạo ràng buộc khóa chính Primary

3.2. Tạo ràng buộc khóa ngoại Foreign key

3.3. Tạo ràng buộc Default

3.4. Tạo ràng buộc Unique

3.5. Tạo ràng buộc Check

4. Sửa, xóa bảng dữ liệu

*Kiểm tra

18

2

4

7

4

1

8

1

2

4

1

9

1

2

3

3

1

3

Bài 3: Thao tác dữ liệu trong MS SQL Server

1. Thêm mới một dòng dữ liệu

2. Cập nhật dữ liệu

3. Xóa các dòng dữ liệu

4. Truy xuất dữ liệu

4.1. Lấy thông tin từ các cột của bảng bằng mệnh đề SELECT

4.2. Chọn các dòng của bảng bằng mệnh đề WHERE

4.3. Truy vấn thông tin từ nhiều bảng

4.4. Phân nhóm dữ liệu bằng mệnh đề GROUP BY

4.5. Lọc nhóm kết quả truy vấn bằng mệnh đề HAVING

4.6. Sắp xếp kết quả truy vấn bằng mệnh đề ORDER BY

4.7. Truy vấn lồng nhau

*Kiểm tra

42

2

2

2

35

5

5

5

5

5

5

5

1

10

1

1

1

1

1

1

1

1

1

1

31

1

1

1

4

4

4

4

4

4

4

1

4

Bài 4: Khung nhìn (View)

1. Tạo khung nhìn

2.Cập nhật, bổ sung và xóa dữ liệu thông qua khung nhìn

3. Sửa, xóa khung nhìn

*Kiểm tra

9

4

2

2

1

3

1

1

1

5

3

1

1

1

5

Bài 5: Thủ tục lưu trữ (Stored Procedure)

1. Tạo, gọi thủ tục lưu trữ

2. Khai báo tham số, biến trong thủ tục

4. Sử dụng cấu trúc điều khiển trong thủ tục

4.1. Sử dụng cấu trúc If…Else…

4.2. Sử dụng cấu trúc While

4.3. Sử dụng cấu trúc Case

5. Sửa, xóa thủ tục lưu trữ

*Kiểm tra

15

1

3

8

2

1

4

1

1

1

1

10

2

7

1

1

Cộng

90

30

56

4

2. Nội dung chi tiết:

Bài 1: Tổng quan về hệ quản trị cơ sở dữ liệu Thời gian: 6 giờ

1. Mục tiêu của bài:

- Trình bày được các khái niệm cơ bản về hệ quản trị cơ sở dữ liệu.

- Mô tả được mô hình cơ sở dữ liệu Client/Server.

- Cài đặt được phần mềm MS SQL Server 2008.

- Sử dụng được các công cụ hỗ trợ của hệ quản trị cơ sở dữ liệu MS SQL Server.

- Phân biệt được các kiểu dữ liệu trong MS SQL Server.

- Thực hiện các thao tác an toàn với máy tính.

2. Nội dung bài:

2.1. Giới thiệu về hệ quản trị cơ sở dữ liệu

2.2. Cài đặt hệ quản trị cơ sở dữ liệu MS SQL Server

2.3. Đăng nhập vào MS SQL Server

2.4. Các công cụ của MS SQL Server

2.5. Các kiểu dữ liệu trong SQL Server

Bài 2: Định nghĩa dữ liệu trong MS SQL Server Thời gian:18 giờ

1. Mục tiêu của bài:

- Trình bày được các định nghĩa trong MS SQL Server

- Tạo được cơ sở dữ liệu.

- Tạo được bảng dữ liệu.

- Tạo được các ràng buộc dữ liệu (Primary, Foreign Key, Default, Unique, Check)

- Thao tác sửa đổi, xóa được bảng dữ liệu.

- Thực hiện các thao tác an toàn với máy tính.

2. Nội dung bài:

2.1. Tạo, sử dụng, xóa cơ sở dữ liệu

2.2. Tạo bảng dữ liệu

2.3. Tạo các loại ràng buộc dữ liệu

2.3.1. Tạo ràng buộc khóa chính Primary

2.3.2. Tạo ràng buộc khóa ngoại Foreign key

2.3.3. Tạo ràng buộc Default

2.3.4. Tạo ràng buộc Unique

2.3.5. Tạo ràng buộc Check

2.4. Sửa, xóa bảng dữ liệu

Bài 3: Thao tác dữ liệu trong MS SQL Server Thời gian : 42 giờ

1. Mục tiêu của bài:

- Trình bày cú pháp của lệnh Insert, Update, Delete.

- Thực hiện được các thao tác truy vấn dữ liệu với câu lệnh T-SQL đúng yêu cầu.

- Thực hiện các thao tác an toàn với máy tính

2. Nội dung bài:

2.1. Thêm mới một dòng dữ liệu

2.2. Cập nhật dữ liệu

2.3. Xóa các dòng dữ liệu

2.4. Truy xuất dữ liệu

2.4.1. Lấy thông tin từ các cột của bảng bằng mệnh đề SELECT

2.4.2. Chọn các dòng của bảng bằng mệnh đề WHERE

2.4.3. Truy vấn thông tin từ nhiều bảng

2.4.4. Phân nhóm dữ liệu bằng mệnh đề GROUP BY

2.4.5. Lọc nhóm kết quả truy vấn bằng mệnh đề HAVING

2.4.6. Sắp xếp kết quả truy vấn bằng mệnh đề ORDER BY

2.4.7. Truy vấn lồng nhau

Bài 4: Khung nhìn (View) Thời gian : 9 giờ

1. Mục tiêu cuả bài:

- Trình bày được cú pháp view.

- Thực hiện được thao tác cập nhật, bổ sung, xóa dữ liệu thông qua view.

- Thực hiện các thao tác an toàn với máy tính.

2. Nội dung bài:

2.1. Tạo khung nhìn

2.2.Cập nhật, bổ sung và xóa dữ liệu thông qua khung nhìn

2.3. Sửa, xóa khung nhìn

Bài 5: Thủ tục lưu trữ (Stored Procedure) Thời gian : 15 giờ

1. Mục tiêu của bài:

- Trình bày được khái niệm về thủ tục lưu trữ.

- Tạo được thủ tục lưu trữ với các kiểu tham số đáp ứng yêu cầu bài toán.

- Sửa đổi được thủ tục đã định nghĩa.

- Xóa được các thủ tục.

- Thực hiện các thao tác an toàn với máy tính.

2. Nội dung bài:

2.1. Tạo, gọi thủ tục lưu trữ

2.2. Khai báo tham số, biến trong thủ tục

2.4. Sử dụng cấu trúc điều khiển trong thủ tục

2.4.1. Sử dụng cấu trúc If…Else…

2.4.2. Sử dụng cấu trúc While

2.4.3. Sử dụng cấu trúc Case

2.5. Sửa, xóa thủ tục lưu trữ

IV. Điều kiện thực hiện môn học:

1. Phòng học chuyên môn hóa:

- Phòng học trực tuyến đạt chuẩn, hệ thống máy tính được nối mạng

- Phòng học chuyên môn giảng dạy thực hành: đảm bảo diện tích, thông thoáng, chiếu sáng hợp lý.

2. Trang thiết bị máy móc:

- Trang thiết bị máy móc khi giảng dạy các nội dung trực tuyến:

+ Máy chiếu ;

+ Máy vi tính;

+ Loa, microphone hoặc tai nghe có micro;

+ Webcam.

- Trang thiết bị máy móc khi giảng dạy thực hành tại phòng học chuyên môn:

+ Bảng

+ Máy chiếu Projector

+ Máy vi tính

3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:

- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu khi giảng dạy các nội dung trực tuyến:

+ Giáo trình, tài liệu hướng dẫn bài học và bài tập thực hành đã được số hóa;

+ Slide bài giảng chuẩn định dạng Scorm;

+ Video bài giảng;

+ Các hình vẽ, ví dụ minh họa.

- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu khi giảng dạy thực hành tại phòng học chuyên môn:

+ Giáo trình Hệ quản trị SQL Server

+ Tài liệu nghiên cứu phát tay

+ Phần mềm MS SQL Server 2008

4. Các điều kiện khác:

V. Nội dung và phương pháp, đánh giá:

1. Nội dung:

- Kiến thức:

+ Cú pháp các câu lệnh Create, Select, Insert, Update, Delete

+ Các kiểu dữ liệu trong SQL Server

- Kỹ năng:

+ Cài đặt hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server trên máy đơn và máy mạng

+ Đăng nhập vào SQL Server

+ Tạo cơ sở dữ liệu và các thành phần của cơ sở dữ liệu

+ Truy vấn thông tin trên cơ sở dữ liệu

+ Tạo các thủ tục trên cơ sở dữ liệu

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác và có trách nhiệm trong công việc; chủ động tích cực trong học tập

+ Chấp hành nghiêm túc các quy định về kỹ thuật, an toàn và bảo quản máy tính.

2. Phương pháp:

- Đánh giá kiến thức, các nội dung giảng dạy trực tuyến thông qua các bài kiểm tra dưới các hình thức vấn đáp trực tuyến, trắc nghiệm trên hệ thống trực tuyến.

- Đánh giá kỹ năng thông qua các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ (tự luận hoặc thực hành trên máy tính) trong quá trình thực hiện các bài học.

- Kết thúc chương trình môn học, tổ chức ôn tập và thi kết thúc môn học bằng bài kiểm tra thực hành trên máy tính theo thời gian quy định.

- Cách tính điểm đánh giá được thực hiện theo quy định hiện hành.

VI. Hướng dẫn thực hiện môn học:

1. Phạm vi áp dụng môn học:

Chương trình mô đun được sử dụng để giảng dạy cho trình độ cao đẳng Quản trị mạng máy tính

2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập môn học:

- Đối với giảng viên:

+ Trước khi giảng dạy phải căn cứ vào nội dung được đào tạo trực tuyến, nội dung đào tạo tập trung tại phòng học chuyên môn của từng bài học để chuẩn bị đủ học liệu và các điều kiện giảng dạy nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy.

+ Hướng dẫn cho sinh viên tìm hiểu trong thực tế, nguồn từ internet và tổ chức thảo luận các vấn đề liên quan giữa lý thuyết và thực tế

+ Để giúp người học nắm vững những kiến thức cơ bản, sau mỗi bài học cần giao bài tập đến từng học sinh. Các bài tập phải phù hợp với phần kiến thức, kỹ năng đã học. Tổ chức kiểm tra đánh giá và công bố kết quả công khai.

+ Tăng cường sử dụng trang thiết bị, hình ảnh minh họa trực quan, trình diễn mẫu để tăng hiệu quả dạy học từ xa.

+ Chuẩn bị các loại đề kiểm tra để đánh giá quá trình học tập của học sinh, sinh viên.

- Đối với người học: Người học cần thực hiện nghiêm túc các yêu cầu của giảng viên, tuân thủ nội quy của phòng học, tích cực và chủ động tham gia vào các hoạt động trong bài học

3. Những trọng tâm cần chú ý:

- Thiết kế cơ sở dữ liệu với các kiểu dữ liệu phù hợp, đặc biệt là cơ sở dữ liệu có sử dụng Tiếng Việt

- Sử dụng các phép nối và điều kiện trong các câu lệnh Select, Insert, Update, Delete

4. Tài liệu tham khảo:

[1]. Microsoft SQL Server 2008- Quản trị cơ sở dữ liệu 1 , Nhà xuất bản Lao động xã hội

[2]. Bryan Syverson, Murach’s sql server 2008 for developers, 2008

[3]. Mike Chapple Microsoft SQL server 2008 for Dummies , 2008

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN

Tên mô đun: Cấu hình và quản trị thiết bị mạng

Mã mô đun: MĐ18

Thời gian thực hiện mô đun: 90 giờ; (Lý thuyết: 36 giờ; Thực hành, thảo luận, bài tập: 50 giờ; Kiểm tra: 04 giờ)

I. Vị trí, tính chất của mô đun:

- Vị trí: Cấu hình và quản trị thiết bị mạng là mô đun chuyên môn trong chương trình đào tạo. Mô đun được bố trí sau khi sinh viên học xong mô đun: Lắp ráp và cài đặt máy tính, Mạng máy tính.

- Tính chất: Là mô đun đưa ra các vấn đề cơ bản của hạ tầng mạng. Cấu hình cơ bản các bộ định tuyến, thiết bị chuyển mạch trong hệ thống mạng.

II. Mục tiêu mô đun:

- Kiến thức:

+ Giải thích sự khác nhau giữa LAN và WAN;

+ Xác định được các thành phần bên trong Router;

+ Nắm được nơi nào mà Router lưu các loại tập tin khác nhau;

+ Phân biệt các loại giao thức định tuyến;

- Kỹ năng:

+ Chuyển đổi được các chế độ cấu hình Router;

+ Thiết lập được kết nối bằng HyperTerminal vào Router;

+ Sử dụng được tính năng trợ giúp trong giao tiếp bằng dòng lệnh;

+ Sử dụng được các lệnh định tuyến cho Router.

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Chấp hành nghiêm túc các quy định về kỹ thuật, an toàn và bảo quản máy tính.

III. Nội dung mô đun:

1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:

Số

TT

Tên các bài trong mô đun

Thời gian (giờ)

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành, thảo luận, bài tập

Kiểm tra

1

Bài 1: WAN và Router

1. Mạng WAN

1.1. Giới thiệu về WAN

1.2. Giới thiệu về Router trong mạng WAN

1.3. Router LAN và WAN

1.4. Vai trò của các Router trong WAN

2. Thiết bị Router

2.1. Các thành phần bên trong Router

2.2. Đặc điểm vật lý của Router

2.3. Các loại kết nối bên ngoài của Router

2.4. Kết nối vào cổng quản lý trên Router

2.5. Thiết lập kết nối vào cổng console.

5

2

3

2

1

1

3

1

2

2

Bài 2: Làm việc với Router

1. Hệ điều hành IOS

1.1. Mục đích của phần mềm IOS

1.2. Giao diện người dùng của Router

1.3. Các chế độ cấu hình Router

1.4. Các đặc điểm của phần mềm IOS

1.5. Hoạt động của phần mềm IOS

2. Làm việc với Router

2.1. Khởi động Router

2.2. Đèn LED báo hiệu trên Router

2.3. Khảo sát quá trình khởi động Router

2.4. Thiết lập phiên kết nối bằng HyperTerminal

2.5. Truy cập vào Router

2.6. Phím trợ giúp trong Router CLI

2.7. Mở rộng thêm về cách viết câu lệnh

2.8. Gọi lại các lệnh đã sử dụng

2.9. Xử lý lỗi câu lệnh

2.10. Lệnh show version

5

2

3

2

1

1

3

1

2

3

Bài 3: Cấu hình Router

1.Cấu hình Router

1.1. Chế độ giao tiếp dòng lệnh CLI

1.2. Đặt tên cho Router

1.3. Đặt mật mã cho Router

1.4. Kiểm tra bằng các lệnh show

1.5. Cấu hình cổng serial

1.6. Thêm bớt, dịch chuyển và thay đổi tập tin cấu hình

1.7. Cấu hình cổng Ethernet

2. Hoàn chỉnh cấu hình Router

2.1. Tầm quan trọng của việc chuẩn hoá tập tin cấu hình

2.2. Câu chú thích cho các cổng giao tiếp

2.3. Cấu hình câu chú thích cho cổng giao tiếp

2.4. Thông điệp đăng nhập

2.5. Cấu hình thông điệp đăng nhập (MOTD)

2.6. Phân giải tên máy

2.7. Cấu hình bằng host

2.8. Lập hồ sơ và lưu dự phòng tập tin cấu hình

2.9. Cắt, dán và chỉnh sửa tập tin cấu hình

20

10

10

8

4

4

11

6

5

1

1

4

Bài 4: Cập nhật thông tin từ các thiết bị khác

1. Kết nối và khám phá các thiết bị lân cận

1.1. Giới thiệu về CDP

1.2. Thông tin thu nhân được từ CDP

1.3. Chạy CDP, kiểm tra và ghi nhận các thông tin CDP

1.4. Xây dựng bản đồ mạng

1.5. Tắt CDP

1.6. Xử lý sự cố của CDP

2. Thu thập thông tin về các thiết bị ở xa

2.1. Telnet

2.2. Thiết lập và kiểm tra quá trình khởi động Router

2.3. Ngắt, tạm ngưng phiên Telnet

2.4. Mở rộng thêm về hoạt động Telnet

2.5. Các lệnh kiểm tra kết nối khác

2.6. Xử lý sự cố về địa chỉ IP

5

2

3

2

1

1

3

1

2

5

Bài 5: Quản lý phần mềm IOS

1. Khảo sát và kiểm tra hoạt động Router

1.1. Các giai đoạn khởi động Router khi bắt đầu bật điện

1.2. Thiết bị Cisco tìm và tải IOS như thế nào

1.3. Sử dụng lệnh boot system

1.4. Thanh ghi cấu hình

1.5. Xử lý sự cố khi khởi động IOS

2. Quản lý tập tin hệ thống

2.1. Khái quát về tập tin hệ thống IOS

2.2. Quy ước tên IOS

2.3. Quản lý tập tin cấu hình bằng TFTP

2.4. Quản lý tập tin cấu hình bằng cách cắt-dán

2.5. Quản lý Cisco IOS bằng TFTP

2.6. Quản lý IOS bằng Xmodem

2.7. Biến môi trường

2.8. Kiểm tra tập tin hệ thống

20

10

10

8

4

4

11

6

5

1

1

6

Bài 6: Định tuyến và các giao thức định tuyến

1. Giới thiệu về định tuyến tĩnh

1.1. Giới thiệu về định tuyến tĩnh

1.2. Hoạt động của định tuyến tĩnh

1.3. Cấu hình đường cố định

1.4. Cấu hình đường mặc định cho Router chuyển gói đi

1.5. Kiểm tra cấu hình

1.6. Xử lý sự cố

2. Tổng quát về định tuyến

2.1. Giới thiệu về giao thức định tuyến

2.2. Autonomous system (AS) (Hệ thống tự quản)

2.3. Mục đích của giao thức định tuyến và hệ thống tự quản

2.4. Phân loại các giao thức định tuyến

2.5. Đặc điểm của giao thức định tuyến theo vector khoảng cách

2.6. Đặc điểm của giao thức định tuyến theo trạng thái đường liên kết

3. Tổng quát về giao thức định tuyến

3.1. Quyết định chọn đường đi

3.2. Cấu hình định tuyến

3.3. Các giao thức định tuyến

3.4. Hệ tự quản, IGP và EGP

3.5.Trạng thái đường liên kết

20

5

10

5

8

2

4

2

11

3

5

3

1

1

7

Bài 7: Giao thức định tuyến theo Vector khoảng cách

1. Định tuyến theo vector khoảng cách

1.1 Cập nhật thông tin định tuyến

1.2 Lỗi định tuyến lặp

1.3 Định nghĩa giá trị tối đa

1.4 Tránh định tuyến lặp vòng bằng split horizon

1.5 Router poisoning

1.6 Tránh định tuyến lặp vòng bằng cơ chế cập nhật tức thời

1.7 Tránh lặp vòng với Thời gian holddown

2. Giao thức RIP

2.1.Tiến trình của RIP

2.2.Cấu hình RIP

2.3.Sử dụng lênh ip classless

2.4.Những vấn đề thường gặp khi cấu hình RIP

2.5.Kiểm tra cấu hình RIP

2.6.Xử lý sự cố về hoạt động cập nhật của RIP

2.7.Ngăn không cho Router gửi thông tin định tuyến ra một cổng giao tiếp

2.8.Chia tải với RIP

2.9.Chia tải cho nhiều đường

2.10. Tích hợp đường cố định với RIP

10

5

5

4

2

2

5

3

2

1

1

8

Bài 8: Thông điệp điều khiển và báo lỗi của TCP/IP

1. Tổng quát về thông điệp báo lỗi của TCP/IP Cách thức

1.1.Giao thức thông điệp điều khiển Internet (IMCP)

1.2. Truyền thông điệp IMCP

1.3.Mạng không đến được

1.4.Sử dụng lệnh ping để kiểm tra xem địa chỉ đích có đến được hay không

1.5. Phát hiện đường dài quá giới hạn

1.6. Thông điệp echo

1.7.Thông điệp “Destination Unreachable”

1.8. Thông báo các loại lỗi khác

2. Thông điệp điều khiển của TCP/IP

2.1. Giới thiệu về thông điệp điều khiển

2.2. Thông điệp ICMP redirect/change request

2.3. Đồng bộ đồng hồ và ước tính Thời gian truyền dữ liệu

2.4. Thông điệp Information request và reply

2.5. Thông điệp để tìm Router

2.6. Thông điệp Router solicitation

2.7. Thông điệp báo nghẽn và điều khiển luồng dữ liệu

5

2

3

2

1

1

3

1

2

Cộng

90

36

50

4

2. Nội dung chi tiết

Bài 1: WAN và Router Thời gian: 05 giờ

1. Mục tiêu của bài:

- Xác định được tổ chức quốc tế chịu trách nhiệm về các chuẩn của WAN;

- Giải thích được sự khác nhau giữa LAN và WAN;

- Mô tả được vai trò của Router trong WAN;

- Xác định được các thành phần bên trong Router;

- Mô tả được các đặc điểm vật lý của Router;

- Xác định được các loại cổng trên Router;

- Rèn luyện được đức tính cẩn thận, chăm chỉ và khả năng tra cứu tài liệu.

2. Nội dung bài:

2.1. Mạng WAN

2.1.1. Giới thiệu về WAN

2.1.2. Giới thiệu về Router trong mạng WAN

2.1.3. Router LAN và WAN

2.1.4. Vai trò của các Router trong WAN

2.2. Thiết bị Router

2.2.1. Các thành phần bên trong Router

2.2.2. Đặc điểm vật lý của Router

2.2.3. Các loại kết nối bên ngoài của Router

2.2.4. Kết nối vào cổng quản lý trên Router

2.2.5. Thiết lập kết nối vào cổng console.

Bài 2:Làm việc với Router Thời gian: 05 giờ

1. Mục tiêu của bài:

- Trình bày được mục đích của IOS;

- Mô tả được hoạt động cơ bản của IOS;

- Trình bày được phương thức thiết lập phiên giao tiếp bằng dòng lệnh với Router;

- Chuyển đổi được giữa các chế độ cấu hình Router;

- Thiết lập được kết nối bằng HyperTerminal vào Router;

- Truy cập được vào Router;

- Sử dụng được tính năng trợ giúp trong giao tiếp bằng dòng lệnh.

- Rèn luyện được đức tính cẩn thận, chăm chỉ và khả năng tra cứu tài liệu

2. Nội dung bài:

2.1. Hệ điều hành IOS

2.1.1. Mục đích của phần mềm IOS

2.1.2. Giao diện người dùng của Router

2.1.3. Các chế độ cấu hình Router

2.1.4. Các đặc điểm của phần mềm IOS

2.1.5. Hoạt động của phần mềm IOS

2.2. Làm việc với Router

2.2.1. Khởi động Router

2.2.2. Đèn LED báo hiệu trên Router

2.2.3. Khảo sát quá trình khởi động Router

2.2.4. Thiết lập phiên kết nối bằng HyperTerminal

2.2.5. Truy cập vào Router

2.2.6. Phím trợ giúp trong Router CLI

2.2.7. Mở rộng thêm về cách viết câu lệnh

2.2.8. Gọi lại các lệnh đã sử dụng

2.2.9. Xử lý lỗi câu lệnh

2.2.10. Lệnh show version

Bài 3: Cấu hình Router Thời gian: 20 giờ

1. Mục tiêu của bài:

- Đặt tên được cho Router;

- Cài đặt được mật mã cho Router;

- Khảo sát được các lệnh show;

- Cấu hình được cổng Ethernet trên Router;

- Thực hiện được một số thay đổi trên Router;

- Cấu hình được câu chú thích cho các cổng giao tiếp trên Router.

- Rèn luyện được đức tính cẩn thận, chăm chỉ và khả năng tra cứu tài liệu

2. Nội dung bài:

2.1. Cấu hình Router

2.1.1. Chế độ giao tiếp dòng lệnh CLI

2.1.2. Đặt tên cho Router

2.1.3. Đặt mật mã cho Router

2.1.4. Kiểm tra bằng các lệnh show

2.1.5. Cấu hình cổng serial

2.1.6. Thêm bớt, dịch chuyển và thay đổi tập tin cấu hình

2.1.7. Cấu hình cổng Ethernet

2.2. Hoàn chỉnh cấu hình Router

2.2.1. Tầm quan trọng của việc chuẩn hoá tập tin cấu hình

2.2.2. Câu chú thích cho các cổng giao tiếp

2.2.3. Cấu hình câu chú thích cho cổng giao tiếp

2.2.4. Thông điệp đăng nhập

2.2.5. Cấu hình thông điệp đăng nhập (MOTD)

2.2.6. Phân giải tên máy

2.2.7. Cấu hình bằng host

2.2.8. Lập hồ sơ và lưu dự phòng tập tin cấu hình

2.2.9. Cắt, dán và chỉnh sửa tập tin cấu hình

Bài 4: Cập nhật thông tin từ các thiết bị khác Thời gian: 05 giờ

1. Mục tiêu của bài:

- Bật và tắt được CDP;

- Sử dụng được lệnh Show cdp neighbors;

- Xác định được các thiết bị lân cận kết nối vào các cổng;

- Ghi nhận được thông tin và địa chỉ mạng của các thiết bị lân cận;

- Thiết lập và kiểm tra được kết nối Telnet.

- Rèn luyện được đức tính cẩn thận, chăm chỉ và khả năng tra cứu tài liệu

2. Nội dung bài:

2.1. Kết nối và khám phá các thiết bị lân cận

2.1.1. Giới thiệu về CDP

2.1.2. Thông tin thu nhân được từ CDP

2.1.3. Chạy CDP, kiểm tra và ghi nhận các thông tin CDP

2.1.4. Xây dựng bản đồ mạng

2.1.5. Tắt CDP

2.1.6. Xử lý sự cố của CDP

2.2. Thu thập thông tin về các thiết bị ở xa

2.2.1. Telnet

2.2.2. Thiết lập và kiểm tra quá trình khởi động Router

2.2.3. Ngắt, tạm ngưng phiên Telnet

2.2.4. Mở rộng thêm về hoạt động Telnet

2.2.5. Các lệnh kiểm tra kết nối khác

2.2.6. Xử lý sự cố về địa chỉ IP

Bài 5: Quản lý phần mềm IOS Thời gian: 20 giờ

1. Mục tiêu của bài:

- Xác định được Router đang ở giai đoạn nào trong quá trình khởi động;

- Xác định được giá trị thanh ghi cấu hình;

- Mô tả được khái quát các tập tin IOS sử dụng;

- Sử dụng được các lệnh Boot system;

- Phân tích được nơi nào mà Router lưu các loại tập tin khác nhau.

- Rèn luyện được đức tính cẩn thận, chăm chỉ và khả năng tra cứu tài liệu

2. Nội dung bài:

2.1. Khảo sát và kiểm tra hoạt động Router

2.1.1. Các giai đoạn khởi động Router khi bắt đầu bật điện

2.1.2. Thiết bị Cisco tìm và tải IOS như thế nào

2.1.3. Sử dụng lệnh boot system

2.1.4. Thanh ghi cấu hình

2.1.5. Xử lý sự cố khi khởi động IOS

2.2. Quản lý tập tin hệ thống

2.2.1. Khái quát về tập tin hệ thống IOS

2.2.2. Quy ước tên IOS

2.2.3. Quản lý tập tin cấu hình bằng TFTP

2.2.4. Quản lý tập tin cấu hình bằng cách cắt-dán

2.2.5. Quản lý Cisco IOS bằng TFTP

2.2.6. Quản lý IOS bằng Xmodem

2.2.7. Biến môi trường

2.2.8. Kiểm tra tập tin hệ thống

Bài 6: Định tuyến và các giao thức định tuyến. Thời gian: 20 giờ

1. Mục tiêu của bài:

- Giải thích được ý nghĩa của đinh tuyến tĩnh;

- Cấu hình được đường cố định và đường mặc định cho Router;

- Phân biệt được các loại giao thức định tuyến;

- Nhận biết được giao thức định tuyến theo vector khoảng cách;

- Cấu hình được RIP cho Router.

- Rèn luyện được đức tính cẩn thận, chăm chỉ và khả năng tra cứu tài liệu

2. Nội dung bài:

2.1. Giới thiệu về định tuyến tĩnh

2.1.1. Giới thiệu về định tuyến tĩnh

2.1.2. Hoạt động của định tuyến tĩnh

2.1.3. Cấu hình đường cố định

2.1.4. Cấu hình đường mặc định cho Router chuyển gói đi

2.1.5. Kiểm tra cấu hình

2.1.6. Xử lý sự cố

2.2. Tổng quát về định tuyến

2.2.1. Giới thiệu về giao thức định tuyến

2.2.2. Autonomous system (AS) (Hệ thống tự quản)

2.2.3. Mục đích của giao thức định tuyến và hệ thống tự quản

2.2.4. Phân loại các giao thức định tuyến

2.2.5. Đặc điểm của giao thức định tuyến theo vector khoảng cách

2.2.6. Đặc điểm của giao thức định tuyến theo trạng thái đường liên kết

2.3. Tổng quát về giao thức định tuyến

2.3.1. Quyết định chọn đường đi

2.3.2. Cấu hình định tuyến

2.3.3. Các giao thức định tuyến

2.3.4. Hệ tự quản, IGP và EGP

2.3.5.Trạng thái đường liên kết

Bài 7: Giao thức định tuyến theo Vector khoảng cách. Thời gian: 10 giờ

1. Mục tiêu của bài:

- Mô tả được định tuyến vòng lặp;

- Mô tả được các phương pháp được sử dụng để bảo đảm cho các giao thức định tuyến theo vector khoảng cách định tuyến đúng;

- Sử dụng được lệnh IP classless;

- Cấu hình được RIP để chia tải;

- Kiểm tra được hoạt động của RIP.

- Rèn luyện được đức tính cẩn thận, chăm chỉ và khả năng tra cứu tài liệu

2. Nội dung bài:

2.1. Định tuyến theo vector khoảng cách

2.1.1 Cập nhật thông tin định tuyến

2.1.2 Lỗi định tuyến lặp

2.1.3 Định nghĩa giá trị tối đa

2.1.4 Tránh định tuyến lặp vòng bằng split horizon

2.1.5 Router poisoning

2.1.6 Tránh định tuyến lặp vòng bằng cơ chế cập nhật tức thời

2.1.7 Tránh lặp vòng với Thời gian holddown

2.2. Giao thức RIP

2.2.1 Tiến trình của RIP

2.2.2 Cấu hình RIP

2.2.3 Sử dụng lênh ip classless

2.2.4 Những vấn đề thường gặp khi cấu hình RIP

2.2.5 Kiểm tra cấu hình RIP

2.2.6 Xử lý sự cố về hoạt động cập nhật của RIP

2.2.7 Ngăn không cho Router gửi thông tin định tuyến ra một cổng giao tiếp

2.2.8 Chia tải với RIP

2.2.9 Chia tải cho nhiều đường

2.2.10 Tích hợp đường cố định với RIP

Bài 8: Thông điệp điều khiển và báo lỗi của TCP/IP Thời gian: 05 giờ

1. Mục tiêu của bài:

- Mô tả được ICMP;

- Mô tả được cấu trúc thông điệp ICMP;

- Xác định được loại thông điệp báo lỗi ICMP;

- Mô tả được thông điệp điều khiển ICMP;

- Xác định được các loại thông điệp điều khiển ICMP được sử dụng trong mạng.

- Rèn luyện được đức tính cẩn thận, chăm chỉ và khả năng tra cứu tài liệu

2. Nội dung bài:

2.1. Tổng quát về thông điệp báo lỗi của TCP/IP Cách thức

2.1.1.Giao thức thông điệp điều khiển Internet (IMCP)

2.1.2. Truyền thông điệp IMCP

2.1.3.Mạng không đến được

2.1.4.Sử dụng lệnh ping để kiểm tra xem địa chỉ đích có đến được hay không

2.1.5. Phát hiện đường dài quá giới hạn

2.1.6. Thông điệp echo

2.1.7.Thông điệp “Destination Unreachable”

2.1.8. Thông báo các loại lỗi khác

2.2. Thông điệp điều khiển của TCP/IP

2.2.1.Giới thiệu về thông điệp điều khiển

2.2.2. Thông điệp ICMP redirect/change request

2.2.3.Đồng bộ đồng hồ và ước tính Thời gian truyền dữ liệu

2.2.4.Thông điệp Information request và reply

2.2.5. Thông điệp để tìm Router

2.2.6. Thông điệp Router solicitation

2.2.7.Thông điệp báo nghẽn và điều khiển luồng dữ liệu

IV. Điều kiện thực hiện mô đun

1. Phòng học chuyên môn hóa:

- Phòng học trực tuyến đạt chuẩn, hệ thống máy tính được nối mạng

- Phòng học chuyên môn giảng dạy thực hành: đảm bảo diện tích, thông thoáng, chiếu sáng hợp lý.

2. Trang thiết bị máy móc:

- Trang thiết bị máy móc khi giảng dạy các nội dung trực tuyến:

+ Máy chiếu ;

+ Máy vi tính;

+ Loa, microphone hoặc tai nghe có micro;

+ Webcam.

- Trang thiết bị máy móc khi giảng dạy thực hành tại phòng học chuyên môn:

+ Máy chiếu, bảng

+ Máy vi tính, Router, Switch.

3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:

- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu khi giảng dạy các nội dung trực tuyến:

+ Giáo trình, tài liệu hướng dẫn bài học và bài tập thực hành đã được số hóa;

+ Slide bài giảng chuẩn định dạng Scorm;

+ Video bài giảng;

+ Các hình vẽ, ví dụ minh họa.

- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu khi giảng dạy thực hành tại phòng học chuyên môn:

+ Giáo trình Cấu hình và quản trị thiết bị mạng

+ Tài liệu nghiên cứu phát tay

V. Nội dung và phương pháp đánh giá

1. Nội dung:

- Kiến thức:

+ Các thành phần bên trong Router.

+ Sử dụng tính năng trợ giúp trong giao tiếp bằng dòng lệnh.

+ Vị trí Router lưu các loại tập tin khác nhau.

+ Phân biệt các loại giao thức định tuyến.

+ Các lệnh định tuyến cho Router.

- Kỹ năng:

+ Thiết lập kết nối bằng HyperTerminal vào Router.

+ Chuyển đổi giữa các chế độ cấu hình Router.

+ Thiết lập IP cho các cổng của Router.

+ Cấu hình và định tuyến Router.

+ Thực hiện được chính sách bảo mật trên Router

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Tính cẩn thận, thao tác nhanh, chuẩn xác, tự giác trong học tập.

+ Chấp hành nghiêm túc các quy định về kỹ thuật, an toàn và bảo quản máy tính.

2. Phương pháp:

- Đánh giá kiến thức, các nội dung giảng dạy trực tuyến thông qua các bài kiểm tra dưới các hình thức vấn đáp trực tuyến, trắc nghiệm trên hệ thống trực tuyến.

- Đánh giá kỹ năng thông qua các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ (tự luận hoặc thực hành trên máy tính) trong quá trình thực hiện các bài học.

- Kết thúc chương trình môn học, tổ chức ôn tập và thi kết thúc môn học bằng bài kiểm tra thực hành trên máy tính theo thời gian quy định.

- Cách tính điểm đánh giá được thực hiện theo quy định hiện hành.

VI. Hướng dẫn thực hiện mô đun

1. Phạm vi áp dụng mô đun:

Chương trình mô đun được sử dụng để giảng dạy cho trình độ cao đẳng nghề Quản trị mạng máy tính.

2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập mô đun:

- Đối với giảng viên:

+ Trước khi giảng dạy phải căn cứ vào nội dung được đào tạo trực tuyến, nội dung đào tạo tập trung tại phòng học chuyên môn của từng bài học để chuẩn bị đủ học liệu và các điều kiện giảng dạy nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy.

+ Hướng dẫn cho sinh viên tìm hiểu trong thực tế, nguồn từ internet và tổ chức thảo luận các vấn đề liên quan giữa lý thuyết và thực tế

+ Để giúp người học nắm vững những kiến thức cơ bản, sau mỗi bài học cần giao bài tập đến từng học sinh. Các bài tập phải phù hợp với phần kiến thức, kỹ năng đã học. Tổ chức kiểm tra đánh giá và công bố kết quả công khai.

+ Tăng cường sử dụng trang thiết bị, hình ảnh minh họa trực quan, trình diễn mẫu để tăng hiệu quả dạy học từ xa.

+ Chuẩn bị các loại đề kiểm tra để đánh giá quá trình học tập của học sinh, sinh viên.

- Đối với người học:

+ Chấp hành nghiêm túc các quy định về giờ học, làm bài tập đầy đủ.

3. Những trọng tâm cần chú ý:

- Cấu hình Router.

- Quản lý phần mềm IOS

- Định tuyến và các giao thức định tuyến

- Giao thức định tuyến theo vector khoảng cách

4. Tài liệu tham khảo:

[1]. Giáo trình hệ tính CCNA2

[2]. Giáo trình quản trị mạng và thiết bị mạng

[3]. Cisco Internetworking Basic – Cisco Press

[4]. Cisco Web site http:// www.cisco.com- Technolgies

[5]. http://tailieuhoctap.vn/chi-tiet-sach/179-nganh-cong-nghe-thong-tin/quan-tri-mang/772637-giao-trinh-quan-tri-mang-va-cac-thiet-bi-mang

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN

Tên mô đun: Thiết kế, xây dựng mạng LAN

Mã mô đun: MĐ19

Thời gian thực hiện mô đun: 90 giờ; (Lý thuyết: 30giờ; Thực hành, thảo luận, bài tập: 54giờ; Kiểm tra: 04giờ)

I. Vị trí, tính chất của mô đun:

- Vị trí: Kiến thức cơ bản về mạng LAN, là mô đun chuyên môn trong chương trình đào tạo. Mô đun được bố trí giảng dạy song song với các mô đun chuyên ngành và sau khi đã học xong các môn học, mô đun cơ cở.

- Tính chất: Mô đun thuộc chuyên ngành Quản trị mạng, xác định nguyên tắc phân hoạch địa chỉ IP, giúp cho người học thiết kế, xây dựng được hệ thống mạng vừa và nhỏ.

II. Mục tiêu mô đun:

- Kiến thức:

+ Trình bày được quy trình thiết kế một hệ thống mạng;

+ Đọc được các bảng vẽ thi công mạng;

+ Phân biệt được các chuẩn kết nối mạng cục bộ;

+ Phân biệt và lựa chọn được các thiết bị mạng;

+ Mô tả được nguyên tắc hoạt động của bộ chọn đường Bộ định tuyến;

- Kỹ năng:

+ Xây dựng được các địa chỉ IP cho một liên mạng;

+ Cài đặt được các hệ điều hành mạng;

+ Cài đặt, cấu hình được các dịch vụ mạng;

+ Bảo mật được dữ liệu hệ thống.

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Rèn luyện đức tính cẩn thận, chăm chỉ, khả năng tìm kiếm tài liệu chuyên ngành và tra cứu online.

III. Nội dung mô đun:

1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:

Số TT

Tên bài

Thời gian (giờ)

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành, thảo luận, bài tập

Kiểm tra

1

2

3

4

5

6

7

8

Bài 1: Tổng quan về thiết kế và cài đặt mạng.

1.Tiến trình xây dựng mạng

2. Mô hình IOS

Bài 2: Các chuẩn mạng cục bộ

1. Phân loại mạng

2. Mạng cục bộ và các giao thức điều khiển

3. Các sơ đồ kết nối mạng LAN

4. Các loại thiết bị mạng sử dụng trong mạng LAN

5. Các tổ chức chuẩn hóa mạng Ethernet

Bài 3: Cơ sở về cầu nối

1. Giới thiệu về liên mạng

2. Giới thiệu về cầu nối

Bài 4: Cơ sở về bộ định tuyến

1. Chức năng của bộ chuyển mạch Switch

2. Kiến trúc của Switch

3. Các giải thuật hoán chuyển

4. Thông lượng tổng

5. Phân biệt các loại Switch

Bài 5: Cơ sở về định tuyến

1. Các khái niệm chung

2. Chức năng của bộ định tuyến

3. Nguyên tắc hoạt động của bộ định tuyến

4. Giải thuật định tuyến

5. Thiết kế liên mạng với giao thức IP

Bài 6: Mạng cục bộ ảo

1. Giới thiệu về VLAN

2. Vai trò của Switch trong VLAN

3. Hạn chế truyền quảng bá

4. Các mô hình cài đặt VLAN

Bài 7: Thiết kế mạng cục bộ LAN

1. Tiến trình thiết kế mạng LAN

2. Lập hồ sơ thiết kế mạng LAN

3. Cách làm tài liệu hồ sơ mạng

Bài 8: Xây dựng mạng LAN

1. Các chi tiết cơ bản trên bảng vẽ thi công mạng

2. Giám sát thi công mạng

3. Các kỹ thuật thi công công trình mạng

4. Các kỹ thuật đấu nối

5. Các bước tiến hành thi công

6. Đấu nối và cấu hình phần cứng

7. Nhật kí thi công

5

2

3

5

1

1

1

1

1

5

2

3

10

1

2

2

2

3

20

2

3

5

5

5

10

1

4

3

2

20

5

10

5

15

1

1

3

5

2

2

1

3

1

2

3

1

1

1

3

1

2

4

1

1

1

1

5

2

1

1

1

3

1

1

1

4

1

2

1

5

1

1

1

1

1

2

1

1

2

1

1

2

1

1

6

1

2

1

2

14

3

4

4

3

6

3

2

1

15

4

7

4

9

2

4

2

1

1

1

1

1

1

1

1

1

Cộng

90

30

56

4

2. Nội dung chi tiết

Bài mở đầu:

Bài 1: Tổng quan về thiết kế và cài đặt mạng. Thời gian: 5 giờ

1. Mục tiêu của bài:

- Mô tả được quy trình thiết kế một hệ thống mạng;

- Trình bày được chức năng hoạt động của các lớp trong mô hình OSI.

- Rèn luyện được đức tính cẩn thận, chăm chỉ và khả năng tra cứu tài liệu.

2. Nội dung bài:

2.1. Tiến trình xây dựng mạng

2.2. Mô hình IOS

Bài 2: Các chuẩn mạng cục bộ Thời gian: 5 giờ

1. Mục tiêu của bài:

- Phân biệt được loại mạng chuyển mạch và mạng quảng bá;

- Trình bày được đặc điểm của mạng cục bộ;

- Trình bày được các giao thức truy cập đường truyền;

- Phân tích được các thiết bị sử dụng trong mạng LAN.

- Rèn luyện được đức tính cẩn thận, chăm chỉ và khả năng tra cứu tài liệu.

2. Nội dung bài:

2.1. Phân loại mạng

2.2. Mạng cục bộ và các giao thức điều khiển

2.3. Các sơ đồ kết nối mạng LAN

2.4. Các loại thiết bị mạng sử dụng trong mạng LAN

2.5. Các tổ chức chuẩn hóa mạng Ethernet

Bài 3: Cơ sở về cầu nối Thời gian: 5 giờ

1. Mục tiêu của bài:

- Mô phỏng được các vấn đề về băng thông khi mở rộng mạng;

- Khắc phục được các lỗi xảy ra với cầu nối;

- Phân biệt được cầu nối trong suốt và giải thuật Backward Learning.

- Rèn luyện được đức tính cẩn thận, chăm chỉ và khả năng tra cứu tài liệu.

2. Nội dung bài:

2.1. Giới thiệu về liên mạng

2.2. Giới thiệu về cầu nối

Bài 4: Cơ sở về bộ định tuyến Thời gian: 10 giờ

1. Mục tiêu của bài:

- Trình bày được chức năng của bộ chuyển mạch Switch trong việc mở rộng băng thông mạng;

- Trình bày được kiến trúc bộ chuyển mạch;

- Phân loại được các bộ chuyển mạch.

- Rèn luyện được đức tính cẩn thận, chăm chỉ và khả năng tra cứu tài liệu.

2. Nội dung bài:

2.1. Chức năng của bộ chuyển mạch Switch

2.2. Kiến trúc của Switch

2.3. Các giải thuật hoán chuyển

2.4. Thông lượng tổng

2.5. Phân biệt các loại Switch

Bài 5: Cơ sở về định tuyến Thời gian: 20 giờ

1. Mục tiêu của bài:

- Trình bày được cách thiết kế, xây dựng một mạng WAN;

- Mô tả được vai trò và chức năng của bộ định tuyến trong mạng diện rộng;

- Mô tả được các vấn đề liên quan khi thiết kế các giải thuật định tuyến;

- Trình bày được cách thiết lập một mạng IP.

- Rèn luyện được đức tính cẩn thận, chăm chỉ và khả năng tra cứu tài liệu.

2. Nội dung bài:

2.1. Các khái niệm chung

2.2. Chức năng của bộ định tuyến

2.3. Nguyên tắc hoạt động của bộ định tuyến

2.4. Giải thuật định tuyến

2.5. Thiết kế liên mạng với giao thức IP

Bài 6: Mạng cục bộ ảo Thời gian:10 giờ

1. Mục tiêu của bài:

- Trình bày được chức năng của mạng ảo VLAN;

- Trình bày được vai trò của Switch trong VLAN;

- Trình bày được lợi ích của VLAN;

- Thiết lập được các VLAN.

- Rèn luyện được đức tính cẩn thận, chăm chỉ và khả năng tra cứu tài liệu.

2. Nội dung bài:

2.1. Giới thiệu về VLAN

2.2. Vai trò của Switch trong VLAN

2.3. Hạn chế truyền quảng bá

2.4. Các mô hình cài đặt VLAN

Bài 7: Thiết kế mạng cục bộ LAN Thời gian: 20 giờ

1. Mục tiêu của bài:

- Trình bày được tiến trình thiết kế mạng LAN;

- Lập được sơ đồ thiết kế mạng;

- Trình bày được cách thức làm tài liệu hướng dẫn;

- Trình bày được cách lập hồ sơ về mạng.

- Rèn luyện được đức tính cẩn thận, chăm chỉ và khả năng tra cứu tài liệu.

2. Nội dung bài:

2.1. Tiến trình thiết kế mạng LAN

2.2. Lập hồ sơ thiết kế mạng LAN

2.3. Cách làm tài liệu hồ sơ mạng

Bài 8: Xây dựng mạng LAN Thời gian: 15 giờ

1. Mục tiêu của bài:

- Trình bày được quy trình thiết kế một hệ thống mạng;

- Xác định được cách đấu cáp cho các thiết bị phần cứng;

- Đọc được bảng vẽ thi công mạng;

- Cài đặt được hệ điều hành mạng;

- Cài đặt, cấu hình được các dịch vụ mạng;

- Cấu hình được các giao thức mạng;

- Xây dựng được các phương án bảo mật mạng;

- Lập được nhật kí thi công mạng.

- Rèn luyện được đức tính cẩn thận, chăm chỉ và khả năng tra cứu tài liệu.

2. Nội dung bài:

2.1. Các chi tiết cơ bản trên bảng vẽ thi công mạng

2.2. Giám sát thi công mạng

2.3. Các kỹ thuật thi công công trình mạng

2.4. Các kỹ thuật đấu nối

2.5. Các bước tiến hành thi công

2.6. Đấu nối và cấu hình phần cứng

2.7. Nhật kí thi công

IV. Điều kiện thực hiện mô đun:

1. Phòng học chuyên môn hóa:

- Phòng học trực tuyến đạt chuẩn, hệ thống máy tính được nối mạng

- Phòng học chuyên môn giảng dạy thực hành: đảm bảo diện tích, thông thoáng, chiếu sáng hợp lý.

2. Trang thiết bị máy móc:

- Trang thiết bị máy móc khi giảng dạy các nội dung trực tuyến:

+ Máy chiếu ;

+ Máy vi tính;

+ Loa, microphone hoặc tai nghe có micro;

+ Webcam.

- Trang thiết bị máy móc khi giảng dạy thực hành tại phòng học chuyên môn:

+ Máy chiếu;

+ Máy tính, switch, panel, hộp mạng.

3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:

- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu khi giảng dạy các nội dung trực tuyến:

+ Giáo trình, tài liệu hướng dẫn bài học và bài tập thực hành đã được số hóa;

+ Slide bài giảng chuẩn định dạng Scorm;

+ Video bài giảng;

+ Các hình vẽ, ví dụ minh họa.

- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu khi giảng dạy thực hành tại phòng học chuyên môn:

+ Giáo trình mô đun Thiết kế, xây dựng mạng LAN;

+ Tài liệu nghiên cứu phát tay;

+ Kìm mạng, hạt RJ45, Tool, WallPlate

4. Các điều kiện khác:

V. Nội dung và phương pháp, đánh giá:

1. Nội dung:

- Kiến thức:

+ Tiến trình xây dựng mạng, phân loại được các mạng, thiết kế sơ đồ mạng, phân biệt được các loại thiết bị sử dụng trong mạng LAN,....

+ Thiết kế liên mạng với giao thức IP

+ Xây dựng các mô hình mạng VLAN, LAN,...

+ Thiết kế, giám sát, kỹ thuật thi công mạng, kỹ thuật đấu nối, cấu hình phần cứng trong xây dựng mạng.

- Kỹ năng:

+ Xây dựng được các địa chỉ IP cho một liên mạng;

+ Cài đặt được các hệ điều hành mạng;

+ Cài đặt, cấu hình được các dịch vụ mạng;

+ Bảo mật được dữ liệu hệ thống.

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Rèn luyện đức tính cẩn thận, chăm chỉ, khả năng tìm kiếm tài liệu chuyên ngành và tra cứu online.

+ Chấp hành nghiêm túc các quy định về kỹ thuật, an toàn và bảo mật máy tính.

2. Phương pháp:

- Đánh giá kiến thức, các nội dung giảng dạy trực tuyến thông qua các bài kiểm tra dưới các hình thức vấn đáp trực tuyến, trắc nghiệm trên hệ thống trực tuyến.

- Đánh giá kỹ năng thông qua các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ (tự luận hoặc thực hành trên máy tính) trong quá trình thực hiện các bài học.

- Kết thúc chương trình môn học, tổ chức ôn tập và thi kết thúc môn học bằng bài kiểm tra thực hành trên máy tính theo thời gian quy định.

- Cách tính điểm đánh giá được thực hiện theo quy định hiện hành.

VI. Hướng dẫn thực hiện mô đun:

1. Phạm vi áp dụng mô đun:

Chương trình mô đun được sử dụng để giảng dạy trình độ cao đẳng nghề Quản trị mạng máy tính.

2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập mô đun:

- Đối với giảng viên:

+ Trước khi giảng dạy phải căn cứ vào nội dung được đào tạo trực tuyến, nội dung đào tạo tập trung tại phòng học chuyên môn của từng bài học để chuẩn bị đủ học liệu và các điều kiện giảng dạy nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy.

+ Hướng dẫn cho sinh viên tìm hiểu trong thực tế, nguồn từ internet và tổ chức thảo luận các vấn đề liên quan giữa lý thuyết và thực tế

+ Để giúp người học nắm vững những kiến thức cơ bản, sau mỗi bài học cần giao bài tập đến từng học sinh. Các bài tập phải phù hợp với phần kiến thức, kỹ năng đã học. Tổ chức kiểm tra đánh giá và công bố kết quả công khai.

+ Tăng cường sử dụng trang thiết bị, hình ảnh minh họa trực quan, trình diễn mẫu để tăng hiệu quả dạy học từ xa.

+ Chuẩn bị các loại đề kiểm tra để đánh giá quá trình học tập của học sinh, sinh viên.

- Đối với người học:

+ Chấp hành nghiêm túc các quy định về giờ học, làm bài tập đầy đủ.

3. Những trọng tâm cần chú ý:

- Thiết kế và xây dựng hệ thống mạng.

- Các kỹ thuật thi công công trình mạng.

- Cài đặt hệ thống mạng, cài đặt và cấu hình các dịch vụ mạng.

4. Tài liệu tham khảo:

[1] Giáo trình Thiết kế và Xây dựng mạng LAN và WAN - NXB Hà Nội

[2] Giáo trình thiết kế và Xây dựng mạng LAN – Viện công nghệ thông tin – Tháng 01/2004

[3] http://thuvienso.hict.edu.vn/doc/giao-trinh-thiet-ke-va-xay-dung-mang-lan-va-wan-nxb-ha-noi-266494.html

[4] https://quantrimang.com/thiet-lap-va-dinh-cau-hinh-cho-mot-mang-lan-local-area-network-20.

5. Ghi chú và giải thích (nếu có):

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN

Tên mô đun: Quản trị môi trường mạng

Mã mô đun: MĐ20

Thời gian thực hiện mô đun: 90 giờ; (Lý thuyết: 30 giờ; Thực hành, thảo luận, bài tập: 56 giờ; Kiểm tra: 4 giờ)

I. Vị trí, tính chất của mô đun:

- Vị trí: Quản trị môi trường mạng là mô đun chuyên môn trong chương trình đào tạo. Mô đun được bố trí giảng dạy sau các môn học, mô đun cơ sở.

- Tính chất: chương trình mô đun bao gồm các nội dung liên quan tới môi trường mạng được triển khai trên nền hệ điều hành máy chủ của Window; chú trọng tới triển khai dịch vụ Active Directory (AD) và quản trị các đối tượng, tài nguyên, lưu trữ, chính sách trong hệ thống mạng.

II. Mục tiêu mô đun:

- Kiến thức:

+ Phân tích được cấu trúc và cơ chế hoạt động của Active Directory;

+ Phân loại được các loại tài khoản người dùng và tài khoản nhóm;

+ Giải thích được cú pháp lệnh của các lệnh tạo đối tượng trong AD;

+ So sánh được các quyền truy cập trên các tài nguyên chia sẻ;

+ Phân tích được các chính sách tài khoản người dùng cơ bản;

+ Trình bày được cách thức tổ chức của GPO;

+ Xác định được cách thức lưu trữ và bảo mật dữ liệu;

+ Xác định được các phương thức quản trị máy chủ.

- Kỹ năng:

+ Cài đặt được hệ điều hành máy chủ;

+ Thiết kế và xây dựng được hệ thống Active Directory với Domain Tree, Tree Root, và Forest;

+ Quản lý được các chức năng của DC: Global Cataloge, Flexiple Single Master Operation;

+ Quản trị được các sự cố trong AD với NTDSUTIL;

+ Sử dụng được công cụ NTBACKUP để sao lưu và phục hồi cơ sở dữ liệu của AD khi có sự cố;

+ Tạo và quản lý được các AD Objects (User, Group, Computer, OU);

+ Quản trị được hệ thống mạng bằng Group Policy (User, Computer);

+ Phân quyền và quản lý được tài nguyên mạng;

+ Giám sát được hoạt động của Server (CPU, RAM, Disk, Network);

+ Quản lý lưu trữ (Tạo RAID, Disk Quota) và sao lưu phục hồi (OS, data)

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Rèn luyện ý thức trách nhiệm và kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp;

+ Giải quyết tốt công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;

+ Đánh giá được chất lượng sản phẩm sau khi hoàn thành kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm.

III. Nội dung mô đun:

1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:

Số TT

Tên các bài trong mô đun

Thời gian (giờ)

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành, thảo luận, bài tập

Kiểm tra

1

Bài 1: Tổng quan về Windows Server

1. Tính năng vượt trội

2. Các phiên bản của Windows Server

3. Tính năng trong Windows Server

4. Cài đặt Windows Server

5

3

1

1

1

2

2

2

Bài 2: Dịch vụ Active Directory

1. Tổng quan về Active Directory

2. Cài đặt và cấu hình dịch vụ Active Directory

3. Triển khai Active Directory Forest và Domain Tree

4. Triển khai site và quản lý đồng bộ Active Directory

5. Phân hoạch Domain Controller và quản lý Operation Master

6. Duy trì hoạt động của Active Directory

25

7

3

1

1

1

1

16

4

3

3

3

3

2

2

3

Bài 3: Quản trị các đối tượng trong Active Directory

1. Quản trị tài khoản User , Group , Computer

2. Quản trị OU

3. Quản trị Profile User

4. Tạo các đối tượng bằng Command Line

15

5

2

1

2

10

4

1

2

3

4

Bài 4: Quản trị tài nguyên chia sẻ

1. Tổng quan về quyền truy xuất tệp tin và thư mục

2. Shared Folder

3. NTFS Permission

4. Kết hợp Share Permission và NTFS Permission

5. Offline Files

6. Triển khai DFS

10

5

1

1

1

1

1

5

1

1

1

1

1

5

Bài 5: Triển khai chính sách

1. Quản trị chính sách tài khoản người dùng

2. Quản trị Group Policy Object (GPO)

3. Triển khai Domain GPO

4. Quản lý và triển khai GPO

5. Quản lý User và Group với GPO

15

5

1

1

1

1

1

9

2

2

2

2

1

1

1

6

Bài 6: Quản lý lưu trữ và bảo mật dữ liệu

1. Giới thiệu về lưu trữ dữ liệu

2. Sao lưu và phục hồi dữ liệu

3. Mã hóa dữ liệu bằng EFS

4. Thiết lập hạn ngạch

10

3

1

1

1

7

2

2

3

7

Bài 7: Giám sát và duy trì hoạt động của server

1. Phương thức quản trị Server

2. Giám sát hoạt động của Server

3. Phát hiện và khắc phục sự cố

4. Sao lưu và phục hồi hệ thống

10

2

1

1

7

2

3

2

1

1

Cộng

90

30

56

4

2. Nội dung chi tiết

Bài 1: Tổng quan về Windows Server Thời gian: 5 giờ

1. Mục tiêu của bài:

- Liệt kê được một số phiên bản của hệ điều hành Windows Server;

- So sánh được tính năng của các phiên bản hệ điều hành máy chủ (Window Server) khác nhau;

- Cài đặt được hệ điều hành Windows Server;

- Rèn luyện ý thức tổ chức, kỷ luật, tác phong công nghiệp.

2. Nội dung bài:

2.1. Tính năng vượt trội

2.2. Các phiên bản của Windows Server

2.3. Tính năng trong Windows Server

2.4. Cài đặt Windows Server

Bài 2: Dịch vụ Active Directory Thời gian: 25 giờ

1. Mục tiêu của bài:

- Trình bày được cấu trúc và cơ chế hoạt động của Active Directory;

- Mô tả được quá trình hoạt động, liên kết của các thành phần trong hệ thống AD;

- Xây dựng được máy chủ DC và gia nhập được các máy trạm vào miền;

- Thiết kế và xây dựng được hệ thống Active Directory với Domain Tree, Tree Root, và Forest;

- Triển khai được các site và quản lý đồng bộ Active Directory;

- Bố trí và quản lý được các chức năng của DC: Global Cataloge, Flexiple Single Master Operation;

- Quản trị được các sự cố trong AD với NTDSUTIL;

- Sử dụng được công cụ NTBACKUP để sao lưu và phục hồi cơ sở dữ liệu của AD khi có sự cố;

- Sao lưu và phục hồi được hệ thống AD;

- Rèn luyện ý thức tổ chức, kỷ luật, tác phong công nghiệp.

2. Nội dung bài:

2.1. Tổng quan về Active Directory

2.2. Cài đặt và cấu hình dịch vụ Active Directory

2.3. Triển khai Active Directory Forest và Domain Tree

2.4. Triển khai site và quản lý đồng bộ Active Directory

2.5. Phân hoạch Domain Controller và quản lý Operation Master

2.6. Duy trì hoạt động của Active Directory

Bài 3: Quản trị các đối tượng trong Active Directory Thời gian: 15 giờ

1. Mục tiêu của bài:

- Trình bày và phân loại được các loại tài khoản người dùng và tài khoản nhóm;

- Trình bày được cú pháp lệnh của các lệnh tạo đối tượng trong AD;

- Quản trị được các OU theo mô hình doanh nghiệp;

- Tạo vào quản trị được các đối tượng trong AD;

- Rèn luyện ý thức tổ chức, kỷ luật, tác phong công nghiệp.

2. Nội dung bài:

2.1. Quản trị tài khoản User, Group, Computer

2.2. Quản trị OU

2.3. Quản trị Profile User

2.4. Tạo các đối tượng bằng Command Line

Bài 4: Quản trị tài nguyên chia sẻ Thời gian: 10 giờ

1. Mục tiêu của bài:

- Mô tả được các quyền truy cập trên các tài nguyên chia sẻ;

- Phân quyền và quản lý được tài nguyên mạng;

- Triển khai được DFS;

- Rèn luyện ý thức tổ chức, kỷ luật, tác phong công nghiệp.

2. Nội dung bài:

2.1. Tổng quan về quyền truy xuất tệp tin và thư mục

2.2. Shared Folder

2.3. NTFS Permission

2.4. Kết hợp Share Permission và NTFS Permission

2.5. Offline Files

2.6. Triển khai DFS

Bài 5: Triển khai chính sách Thời gian: 15 giờ

1. Mục tiêu của bài:

- Liệt kê được các chính sách tài khoản người dùng cơ bản;

- Trình bày được cách thức tổ chức của GPO;

- Quản trị mạng bằng Group Policy;

- Rèn luyện ý thức tổ chức, kỷ luật, tác phong công nghiệp.

2. Nội dung bài:

2.1. Quản trị chính sách tài khoản người dùng

2.2. Quản trị Group Policy Object (GPO)

2.3. Triển khai Domain GPO

2.4. Quản lý và triển khai GPO

2.5. Quản lý User và Group với GPO

Bài 6: Quản lý lưu trữ và bảo mật dữ liệu Thời gian: 10 giờ

1. Mục tiêu của bài:

- Trình bày được cách thức lưu trữ và bảo mật dữ liệu;

- Quản lý được các hình thức lưu trữ;

- Mã hóa được dữ liệu bằng EFS;

- Sao lưu và phục hồi được dữ liệu;

- Thiết lập được hạn ngạch cho ổ đĩa và thư mục;

- Rèn luyện ý thức tổ chức, kỷ luật, tác phong công nghiệp.

2. Nội dung bài:

2.1. Giới thiệu về lưu trữ dữ liệu

2.2. Sao lưu và phục hồi dữ liệu

2.3. Mã hóa dữ liệu bằng EFS

2.4. Thiết lập hạn ngạch

Bài 7: Giám sát và duy trì hoạt động của server Thời gian: 10 giờ

1. Mục tiêu của bài:

- Trình bày được các phương thức quản trị máy chủ;

- Giám sát được hoạt động của Server (CPU, RAM, Disk, Network);

- Phát hiện và khắc phục được một số sự cố cơ bản của máy chủ;

- Sao lưu và phục hồi được máy chủ;

- Rèn luyện ý thức tổ chức, kỷ luật, tác phong công nghiệp.

2. Nội dung bài:

2.1. Phương thức quản trị Server

2.2. Giám sát hoạt động của Server

2.3. Phát hiện và khắc phục sự cố

2.4. Sao lưu và phục hồi hệ thống

IV. Điều kiện thực hiện mô đun

1. Phòng học chuyên môn hóa:

- Phòng học trực tuyến đạt chuẩn, hệ thống máy tính được nối mạng

- Phòng học chuyên môn giảng dạy thực hành: đảm bảo diện tích, thông thoáng, chiếu sáng hợp lý.

2. Trang thiết bị máy móc:

- Trang thiết bị máy móc khi giảng dạy các nội dung trực tuyến:

+ Máy chiếu ;

+ Máy vi tính;

+ Loa, microphone hoặc tai nghe có micro;

+ Webcam.

- Trang thiết bị máy móc khi giảng dạy thực hành tại phòng học chuyên môn:

+ Máy tính, máy chủ;

+ Hệ thống lưu trữ;

+ Phần mềm VMWare workstation;

+ Mạng máy tính có kết nối internet;

+ Máy chiếu.

3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:

- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu khi giảng dạy các nội dung trực tuyến:

+ Giáo trình, tài liệu hướng dẫn bài học và bài tập thực hành đã được số hóa;

+ Slide bài giảng chuẩn định dạng Scorm;

+ Video bài giảng;

+ Các hình vẽ, ví dụ minh họa.

- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu khi giảng dạy thực hành tại phòng học chuyên môn:

+ Giấy A4;

+ Cable mạng UTP;

+ Đầu connector RJ45;

+ Kìm bấm mạng;

+ Bộ test mạng;

+ Switch 4 cổng trở lên;

+ Giáo trình mô đun Quản trị môi trường mạng.

4. Các điều kiện khác:

V. Nội dung và phương pháp đánh giá

1. Nội dung:

- Kiến thức:

+ Cấu trúc và cơ chế hoạt động của Active Directory;

+ Phân loại tài khoản người dùng và tài khoản nhóm;

+ Quyền truy cập trên các tài nguyên chia sẻ;

+ Tổ chức của GPO;

+ Lưu trữ và bảo mật dữ liệu;

+ Phương thức quản trị máy chủ.

- Kỹ năng:

+ Xây dựng hệ thống Active Directory với Domain Tree, Tree Root, và Forest;

+ Quản lý các AD Objects (User, Group, Computer, OU);

+ Quản trị mạng bằng Group Policy (User, Computer);

+ Phân quyền và quản lý tài nguyên mạng;

+ Giám sát hoạt động của Server (CPU, RAM, Disk, Network);

+ Quản lý lưu trữ (Tạo RAID, Disk Quota) và sao lưu phục hồi (OS, data)

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Rèn luyện ý thức trách nhiệm và kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp;

+ Giải quyết tốt công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;

+ Đánh giá được chất lượng sản phẩm sau khi hoàn thành kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm.

2. Phương pháp:

- Đánh giá kiến thức, các nội dung giảng dạy trực tuyến thông qua các bài kiểm tra dưới các hình thức vấn đáp trực tuyến, trắc nghiệm trên hệ thống trực tuyến.

- Đánh giá kỹ năng thông qua các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ (tự luận hoặc thực hành trên máy tính) trong quá trình thực hiện các bài học.

- Kết thúc chương trình môn học, tổ chức ôn tập và thi kết thúc môn học bằng bài kiểm tra thực hành trên máy tính theo thời gian quy định.

- Cách tính điểm đánh giá được thực hiện theo quy định hiện hành.

VI. Hướng dẫn thực hiện mô đun

1. Phạm vi áp dụng mô đun: chương trình mô đun được sử dụng để giảng dạy cho trình độ cao đẳng nghề Quản trị mạng máy tính

2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập mô đun:

- Đối với giảng viên:

+ Trước khi giảng dạy phải căn cứ vào nội dung được đào tạo trực tuyến, nội dung đào tạo tập trung tại phòng học chuyên môn của từng bài học để chuẩn bị đủ học liệu và các điều kiện giảng dạy nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy.

+ Hướng dẫn cho sinh viên tìm hiểu trong thực tế, nguồn từ internet và tổ chức thảo luận các vấn đề liên quan giữa lý thuyết và thực tế

+ Để giúp người học nắm vững những kiến thức cơ bản, sau mỗi bài học cần giao bài tập đến từng học sinh. Các bài tập phải phù hợp với phần kiến thức, kỹ năng đã học. Tổ chức kiểm tra đánh giá và công bố kết quả công khai.

+ Tăng cường sử dụng trang thiết bị, hình ảnh minh họa trực quan, trình diễn mẫu để tăng hiệu quả dạy học từ xa.

+ Chuẩn bị các loại đề kiểm tra để đánh giá quá trình học tập của học sinh, sinh viên.

- Đối với người học: Chấp hành nghiêm túc các quy định về giờ học, làm bài tập đầy đủ

3. Những trọng tâm cần chú ý:

- Triển khai dịch vụ Active Directory;

- Quản trị các đối tượng trong Active Directory;

- Thiết lập cấu hình Share Permission và NTFS Permission;

- Quản lý lưu trữ dữ liệu;

- Sao lưu và phục hồi hệ thống.

4. Tài liệu tham khảo:

[1] Quản trị Windows Server, Tô Thanh Hải, NXB Phương Đông

[2] Microsoft Press, MOC, PreTest: Microsoft MCSA/MCTS

[3] http://www.technet.microsoft.com/

5. Ghi chú và giải thích (nếu có):

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN

Tên mô đun: Hệ điều hành Linux

Mã mô đun: MĐ21

Thời gian thực hiện mô đun: 75 giờ; (Lý thuyết: 45 giờ; Thực hành, thảo luận, bài tập: 27 giờ; Kiểm tra: 3 giờ)

I. Vị trí, tính chất của mô đun:

- Vị trí: Hệ điều hành Linux là mô đun chuyên môn trong chương trình đào tạo, Mô đun được bố trí sau khi sinh viên học xong các mô đun: Lắp ráp và cài đặt máy tính; Mạng máy tính.

- Tính chất: Là mô đun cung cấp kỹ năng cơ bản nhất khi sử dụng hệ điều hành Linux.

II. Mục tiêu mô đun:

- Kiến thức:

+ Mô tả được cấu trúc của hệ điều hành Linux;

+ Nhận biết được các phiên bản của hệ điều hành Linux;

+ Giải thích được các lệnh cơ bản sử dụng trên hệ điều hành Linux;

+ Trình bày được cách thức tổ chức quản lý, phân quyền người dùng trên hệ điều hành Linux;

+ Trình bày được cú pháp và sự hoạt động của các lệnh tạo kịch bản trên hệ điều hành Linux.

- Kỹ năng:

+ Sử dụng được các lệnh cơ bản của hệ điều hành Linux;

+ Quản trị được người dùng trên hệ điều hành Linux;

+ Quản trị được quyền truy cập của người dùng trên tệp tin và thư mục;

+ Tạo được các kịch bản quản trị ứng dụng, hệ thống, giám sát;

+ Quản trị được giao diện trên hệ điều hành Linux (GNOME-KDE).

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Chấp hành nghiêm túc các quy định về kỹ thuật, an toàn và bảo quản máy tính.

III. Nội dung mô đun:

1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:

Số

TT

Tên các bài trong mô đun

Thời gian (giờ)

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành, thảo luận,

bài tập

Kiểm tra

1

Bài 1: Tổng quan về Linux

15

11

4

1. Giới thiệu hệ điều hành Linux

2

2. Kiến trúc của hệ điều hành Linux

2

3. Cấu trúc hệ thống tập tin

3

4. Cài đặt hệ điều hành Linux

1

2

5. Chế độ hoạt động của hệ điều hành Linux

2

1

6. Cấu hình mạng

1

1

2

Bài 2: Sử dụng các tập lệnh

20

12

7

1

1. Chế độ cửa sổ dòng lệnh

1

2. Tập lệnh thư mục

2

1

3. Tập lệnh tệp tin

3

2

4. Tập lệnh hệ thống

2

2

5. Nén và giải nén

2

1

6. Quản lý ổ đĩa

2

1

1

3

Bài 3: Quản trị tài khoản và tài nguyên

15

6

8

1

1. Quản lý người dùng

2

3

2. File Permission

2

3

3. Soạn thảo với tiện ích vi

2

2

1

4

Bài 4: Tạo kịch bản quản trị

15

10

5

1. Sử dụng biến

2

1

2. Biểu thức toán

2

1

3. Cấu trúc rẽ nhánh if

2

1

4. Cấu trúc vòng lặp

3

1

5. Tạo kịch bản quản trị

1

1

5

Bài 5: Sử dụng môi trường GUI

10

6

3

1

1. Giới thiệu môi trường X-Windows

1

2. Môi trường GNOME

3

1

3. Thao tác trên môi trường GNOME

2

2

1

Cộng:

75

45

27

3

2. Nội dung chi tiết

Bài 1: Tổng quan về Linux Thời gian: 15 giờ

1. Mục tiêu của bài:

- Liệt kê và phân biệt được các bản phối của hệ điều hành Linux;

- Trình bày được kiến trúc của hệ điều hành Linux;

- Mô tả được cấu trúc hệ thống tệp tin;

- Cài đặt được hệ điều hành Linux;

- Quản trị được các chế độ hoạt động của hệ điều hành Linux;

- Cấu hình được mạng trên máy tính cài đặt hệ điều hành Linux;

- Rèn luyện được đức tính cẩn thận, chăm chỉ và khả năng tra cứu tài liệu.

2. Nội dung bài:

2.1. Giới thiệu hệ điều hành Linux

2.2. Kiến trúc của hệ điều hành Linux

2.3. Cấu trúc hệ thống tập tin

2.4. Cài đặt hệ điều hành Linux

2.5. Chế độ hoạt động của hệ điều hành Linux

2.6. Cấu hình mạng

Bài 2: Sử dụng các tập lệnh Thời gian: 20 giờ

1. Mục tiêu của bài:

- Trình bày cú pháp và mô tả được cách thức sử dụng các lệnh của hệ điều hành Linux đối với tệp tin, thư mục, quá trình nén và giải nén cũng như quản lý ổ đĩa;

- Sử dụng được các lệnh cơ bản trên hệ điều hành Linux;

- Rèn luyện được đức tính cẩn thận, chăm chỉ và khả năng tra cứu tài liệu.

2. Nội dung bài:

2.1. Chế độ cửa sổ dòng lệnh

2.2. Tập lệnh thư mục

2.3. Tập lệnh tệp tin

2.4. Tập lệnh hệ thống

2.5. Nén và giải nén

2.6. Quản lý ổ đĩa

Bài 3: Quản trị tài khoản và tài nguyên Thời gian: 15 giờ

1. Mục tiêu của bài:

- Trình bày được cách thức tổ chức quản lý người dùng trên hệ điều hành Linux;

- Mô tả được hệ thống phân quyền trên hệ điều hành Linux;

- Quản lý được người dùng cũng như phân quyền được người dùng;

- Sử dụng được tiện ích vi để soạn thảo;

- Rèn luyện được đức tính cẩn thận, chăm chỉ và khả năng tra cứu tài liệu.

2. Nội dung bài:

2.1. Quản lý người dùng

2.2. File Permission

2.3. Soạn thảo với tiện ích vi

Bài 4: Tạo kịch bản quản trị Thời gian: 15 giờ

1. Mục tiêu của bài:

- Trình bày được cú pháp và mô tả được sự hoạt động của các cấu trúc lệnh rẽ nhánh, vòng lặp trong ngôn ngữ tạo kịch bản quản trị hệ điều hành Linux;

- Tạo được kịch bản quản trị hệ điều hành Linux;

- Rèn luyện được đức tính cẩn thận, chăm chỉ và khả năng tra cứu tài liệu.

2. Nội dung bài:

2.1. Sử dụng biến

2.2. Biểu thức toán

2.3. Cấu trúc rẽ nhánh if

2.4. Cấu trúc vòng lặp

2.5. Tạo kịch bản quản trị

Bài 5: Sử dụng môi trường GUI Thời gian: 10 giờ

1. Mục tiêu của bài:

- Trình bày được khái niệm môi trường X-Windows;

- Trình bày được chương trình quản lý cho X-Windows (môi trường GNOME);

- Thao tác được trên môi trường GNOME;

- Rèn luyện được đức tính cẩn thận, chăm chỉ và khả năng tra cứu tài liệu.

2. Nội dung bài:

2.1. Giới thiệu môi trường X-Windows

2.2. Môi trường GNOME

2.3. Thao tác trên môi trường GNOME

IV. Điều kiện thực hiện mô đun

1. Phòng học chuyên môn hóa:

- Phòng học trực tuyến đạt chuẩn, hệ thống máy tính được nối mạng

- Phòng học chuyên môn giảng dạy thực hành: đảm bảo diện tích, thông thoáng, chiếu sáng hợp lý.

2. Trang thiết bị máy móc:

- Trang thiết bị máy móc khi giảng dạy các nội dung trực tuyến:

+ Máy chiếu ;

+ Máy vi tính;

+ Loa, microphone hoặc tai nghe có micro;

+ Webcam.

- Trang thiết bị máy móc khi giảng dạy thực hành tại phòng học chuyên môn:

+ Máy chiếu

+ Máy vi tính có kết nối mạng.

3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:

- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu khi giảng dạy các nội dung trực tuyến:

+ Giáo trình, tài liệu hướng dẫn bài học và bài tập thực hành đã được số hóa;

+ Slide bài giảng chuẩn định dạng Scorm;

+ Video bài giảng;

+ Các hình vẽ, ví dụ minh họa.

- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu khi giảng dạy thực hành tại phòng học chuyên môn:

+ Giáo trình Hệ điều hành Linux

+ Tài liệu nghiên cứu phát tay

V. Nội dung và phương pháp đánh giá

1. Nội dung:

- Kiến thức:

+ Cấu trúc của hệ điều hành Linux.

+ Các phiên bản của hệ điều hành Linux.

+ Các lệnh cơ bản sử dụng trên hệ điều hành Linux.

+ Cách thức tổ chức quản lý, phân quyền người dùng trên hệ điều hành Linux.

+ Cú pháp và sự hoạt động của các lệnh tạo kịch bản trên hệ điều hành Linux.

- Kỹ năng:

+ Sử dụng được các lệnh cơ bản của hệ điều hành Linux;

+ Quản trị được người dùng trên hệ điều hành Linux;

+ Quản trị được quyền truy cập của người dùng trên tệp tin và thư mục;

+ Tạo được các kịch bản quản trị ứng dụng, hệ thống, giám sát;

+ Quản trị được giao diện trên hệ điều hành Linux (GNOME-KDE).

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Tính cẩn thận, thao tác nhanh, chuẩn xác, tự giác trong học tập.

+ Chấp hành nghiêm túc các quy định về kỹ thuật, an toàn và bảo quản máy tính.

2. Phương pháp:

- Đánh giá kiến thức, các nội dung giảng dạy trực tuyến thông qua các bài kiểm tra dưới các hình thức vấn đáp trực tuyến, trắc nghiệm trên hệ thống trực tuyến.

- Đánh giá kỹ năng thông qua các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ (tự luận hoặc thực hành trên máy tính) trong quá trình thực hiện các bài học.

- Kết thúc chương trình môn học, tổ chức ôn tập và thi kết thúc môn học bằng bài kiểm tra thực hành trên máy tính theo thời gian quy định.

- Cách tính điểm đánh giá được thực hiện theo quy định hiện hành.

VI. Hướng dẫn thực hiện mô đun

1. Phạm vi áp dụng mô đun:

Chương trình mô đun được sử dụng để giảng dạy cho trình độ cao đẳng nghề Quản trị mạng máy tính.

2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập mô đun:

- Đối với giảng viên:

+ Trước khi giảng dạy phải căn cứ vào nội dung được đào tạo trực tuyến, nội dung đào tạo tập trung tại phòng học chuyên môn của từng bài học để chuẩn bị đủ học liệu và các điều kiện giảng dạy nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy.

+ Hướng dẫn cho sinh viên tìm hiểu trong thực tế, nguồn từ internet và tổ chức thảo luận các vấn đề liên quan giữa lý thuyết và thực tế

+ Để giúp người học nắm vững những kiến thức cơ bản, sau mỗi bài học cần giao bài tập đến từng học sinh. Các bài tập phải phù hợp với phần kiến thức, kỹ năng đã học. Tổ chức kiểm tra đánh giá và công bố kết quả công khai.

+ Tăng cường sử dụng trang thiết bị, hình ảnh minh họa trực quan, trình diễn mẫu để tăng hiệu quả dạy học từ xa.

+ Chuẩn bị các loại đề kiểm tra để đánh giá quá trình học tập của học sinh, sinh viên.

- Đối với người học:

+ Chấp hành nghiêm túc các quy định về giờ học, làm bài tập đầy đủ.

3. Những trọng tâm cần chú ý:

- Cài đặt hệ điều hành Linux

- Cấu hình mạng

- Sử dụng các tập lệnh

- Quản trị tài khoản và tài nguyên

- Tạo kịch bản quản trị

- Sử dụng môi trường Gui

4. Tài liệu tham khảo:

[1] Nhập môn Linux, Hà Quốc Trung, NXB Bách Khoa

[2] Linux & Study Guide, Roderick W. Smith, SYBEX Inc

[3] The Linux System Administrator's Guide, Stephen Stafford & Alex Weeks

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN

Tên mô đun: Kiến thức cơ bản về HTML, CSS

Mã mô đun: MĐ22

Thời gian thực hiện mô đun: 90 giờ; (Lý thuyết: 30 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 57 giờ; Kiểm tra 3 giờ)

I. Vị trí, tính chất của mô đun:

Vị trí: Kiến thức cơ bản về HTML, CSS là mô đun chuyên môn trong chương trình đào tạo từ xa có hướng dẫn nghề Thiết kế trang web. Mô đun được bố trí giảng dạy sau khi đã học xong các môn học, mô đun cơ sở.

- Tính chất: Mô đun thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin để thiết kế các trang web tĩnh bằng HTML, CSS và được áp dụng trong các chuyên ngành Lập trình máy tính, Thiết kế trang web và Quản trị mạng.

II. Mục tiêu mô đun:

- Về kiến thức:

+ Trình bày được cấu trúc chung tài liệu HTML.

+ Trình bày được các thẻ HTML văn bản, bảng, liên kết, ảnh...

+ Trình bày được các thuộc tính trong HTML.

+ Trình bày được các phương pháp nhúng mã CSS trong tài liệu HTML.

+ Trình bày được các thược tính background, căn lề, margin, padding, văn bản, position,... trong CSS.

- Về kỹ năng:

+ Tạo được website HTML sử dụng các thành phần văn bản, bảng, liên kết, danh sách, form, media, ...

+ Tạo được website sử dụng CSS cho các thuộc tính ảnh nền, dãn dòng, căn lề, position,...

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

  • Rèn luyện đức tính cẩn thận, chăm chỉ, khả năng tìm kiếm tài liệu chuyên ngành và tra cứu online.

  • Chấp hành nghiêm túc các quy định về kỹ thuật, an toàn và bảo quản máy tính.

III. Nội dung mô đun:

1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:

Số TT

Tên chương, mục

Thời gian (giờ)

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập

Kiểm tra

1

2

3

4

5

6

7

Bài 1: Tổng quan về HTML

1.Giới thiệu

2.Trình soạn thảo

3.Các thành phần chính HTML

4. Cấu trúc thẻ

5. Thuộc tính của thẻ

Bài 2: Các thẻ định dạng

1. Thẻ định dạng kiểu cách, cỡ chữ

2. Thẻ định dạng về bố cục

Bài 3: Danh sách và siêu liên kết

  1. Danh sách

  2. Siêu liên kết

Bài 4: Hình ảnh và Form

  1. Chèn hình ảnh

  2. Form

Bài 5: Layout và Table

1.Table

2.Layout

Bài 6: Định dạng CSS

  1. CSS Color

  2. CSS Backgound

  3. CSS Margin

  4. CSS Padding

  5. CSS Outline

  6. CSS Font

Bài 7: Sử dụng CSS cho dàn trang

1.CSS Table

2.CSS Forms

3.CSS Layout

5

1

1

1

1

1

5

2

3

10

5

5

15

5

10

15

8

7

20

3

3

3

3

4

4

20

6

6

8

3

1

1

1

1

1

2

1

1

3

1

2

7

4

3

7

1

1

1

1

2

1

8

2

2

4

2

1

1

4

1

3

7

4

3

12

4

8

7

4

3

13

2

2

2

2

2

3

11

4

4

3

1

1

1

1

1

1

2. Nội dung chi tiết:

1: Tổng quan về HTML Thời gian: 5 giờ

Mục tiêu của bài:

  • Trình bày được khái niệm về HTML, cấu trúc HTML, cấu trúc thẻ

  • Tạo được tài liệu HTML cơ bản đúng cấu trúc

  • Rèn luyện được đức tính cẩn thận, chăm chỉ và khả năng tra cứu tài liệu

Nội dung bài:

1.Giới thiệu

2.Trình soạn thảo

3.Các thành phần chính HTML

4. Cấu trúc thẻ

5. Thuộc tính của thẻ

Bài 2: Các thẻ định dạng Thời gian: 5 giờ

Mục tiêu của bài:

  • Trình bày được vai trò và phạm vi sử dụng các thẻ cơ bản

  • Tạo được tài liệu HTML với các thẻ cơ bản

  • Rèn luyện được đức tính cẩn thận, chăm chỉ và khả năng tra cứu tài liệu

Nội dung bài:

1. Thẻ định dạng kiểu cách, cỡ chữ

2. Thẻ định dạng về bố cục

Bài 3: Danh sách và siêu liên kết Thời gian: 10 giờ

Mục tiêu của bài:

  • Trình bày được khái niệm và phạm vi sử udnjg của danh sách và siêu liên kết

  • Tạo được tài liệu HTML với danh sách và siêu liên kết

  • Rèn luyện được đức tính cẩn thận, chăm chỉ và khả năng tra cứu tài liệu

Nội dung bài:

  1. Danh sách

  2. Siêu liên kết

Bài 4: Hình ảnh và Form Thời gian: 15 giờ

Mục tiêu của bài:

  • Trình bày được vai trò của thẻ IMG, Froms và phạm vi sử dụng của các thẻ

  • Tạo được tài liệu HTML với các thành phần IMG và Froms

  • Rèn luyện được đức tính cẩn thận, chăm chỉ và khả năng tra cứu tài liệu

Nội dung bài:

  1. Chèn hình ảnh

  2. Form

Bài 5: Layout và Table Thời gian: 15 giờ

Mục tiêu của bài:

  • Trình bày được vai trò và phạm vi sử dụng của Table, Layout

  • Tạo được tài liệu HTML dàn trang với Table và Layout

  • Rèn luyện được đức tính cẩn thận, chăm chỉ và khả năng tra cứu tài liệu

Nội dung bài:

1.Table

2. Layout

Bài 6: Định dạng CSS Thời gian: 20 giờ

Mục tiêu của bài:

  • Trình bày được khái niệm về CSS và phạm vi sử dụng của CSS trong định dạng tài liệu HTML

  • Tạo được tài liệu HTML định dạng bằng CSS

  • Rèn luyện được đức tính cẩn thận, chăm chỉ và khả năng tra cứu tài liệu

Nội dung bài:

  1. CSS Color

  2. CSS Backgound

  3. CSS Margin

  4. CSS Padding

  5. CSS Outline

  6. CSS Font

Bài 7: Sử dụng CSS cho dàn trang Thời gian: 20 giờ

Mục tiêu của bài:

  • Trình bày được vai trò và phạm vi sử dụng của CSS Table, CSS Forms, CSS Layout

  • Tạo được tài liệu HTML sử dụng CSS Table, CSS Forms, CSS Layout

  • Rèn luyện được đức tính cẩn thận, chăm chỉ và khả năng tra cứu tài liệu

Nội dung bài:

  1. CSS Table

  2. CSS Forms

  3. CSS Layout

IV. Điều kiện thực hiện mô đun:

1. Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Đảm bảo không gian yên tĩnh, thông thoáng, chiếu sáng hợp lý.

2. Trang thiết bị máy móc:

- Máy chiếu, bảng

- Máy vi tính

- Đường truyền kết nối mạng Internet

- Webcam, micro, tai nghe,...

3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:

- Giáo trình HTML, CSS

- Tài liệu hướng dẫn bài học và bài tập thực hành mô đun.

- Các công cụ, phần mềm phục vụ lập trình web

4. Các điều kiện khác:

V. Nội dung và phương pháp, đánh giá:

1. Nội dung

- Kiến thức:

+ Các thẻ văn bản, đoạn văn, ảnh, liên kết, bảng, form,... trong HTML.

+ Các phương pháp nhúng CSS.

+ Các thuộc tính văn bản, ảnh nền, căn lề, font, padding, margin, position,... trong CSS.

- Kỹ năng:

+ Tạo website sử dụng HTML.

+ Nhúng CSS trong HTML.

+ Tạo website hoàn thiện gồm HTML và CSS.

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

  • Rèn luyện đức tính cẩn thận, chăm chỉ, khả năng tìm kiếm tài liệu chuyên ngành và tra cứu online.

  • Chấp hành nghiêm túc các quy định về kỹ thuật, an toàn và bảo quản máy tính.

2. Phương pháp

- Đánh giá kiến thức, kỹ năng thông qua các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ (vấn đáp, trắc nghiệm hoặc thực hành trên máy tính) trong quá trình thực hiện các bài học.

- Kết thúc chương trình môn học, tổ chức ôn tập và thi kết thúc môn học bằng bài kiểm tra thực hành trên máy tính theo thời gian quy định.

- Cách tính điểm đánh giá được thực hiện theo quy định hiện hành.

VI. Hướng dẫn thực hiện mô đun:

1. Phạm vi áp dụng mô đun:

Chương trình mô đun được sử dụng để giảng dạy trình độ Cao đẳng, Trung cấp các nghề Lập trình máy tính, Thiết kế trang web, Quản trị mạng.

  1. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập mô đun:

  • Đối với giáo viên, giảng viên:

+ Trước khi giảng dạy phải căn cứ vào nội dung của từng bài học chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học để đảm bảo chất lượng giảng dạy.

+ Hướng dẫn cho sinh viên tìm hiểu trong thực tế và tổ chức thảo luận các vấn đề liên quan giữa lý thuyết và thực tế.

+ Để giúp người học nắm vững những kiến thức cơ bản, sau mỗi bài học cần giao bài tập đến từng học sinh. Các bài tập phải phù hợp với phần kiến thức, kỹ năng đã học; tổ chức kiểm tra đánh giá và công bố kết quả công khai.

+ Tăng cường sử dụng trang thiết bị, hình ảnh minh họa trực quan, trình diễn mẫu để tăng hiệu quả dạy học.

+ Chuẩn bị các loại đề kiểm tra để đánh giá quá trình học tập của học sinh, sinh viên.

- Đối với người học:

+ Chấp hành nghiêm túc các quy định về giờ học, làm bài tập đầy đủ.

3. Những trọng tâm cần chú ý:

- Bố cục trang web HTML.

- Các thẻ văn bản, ảnh, liên kết, bảng, form,...

- Các phương pháp nhúng CSS.

- Các thuộc tính ảnh nền, văn bản, font, căn lề, position,...

4. Tài liệu tham khảo:

5. Ghi chú và giải thích (nếu có)

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN

Tên mô đun: Quản trị dịch vụ mạng

Mã mô đun: MĐ23

Thời gian thực hiện mô đun: 90 giờ; (Lý thuyết: 30 giờ; Thực hành, thảo luận, bài tập: 56 giờ; Kiểm tra: 4 giờ)

I. Vị trí, tính chất của mô đun:

- Vị trí: Quản trị dịch vụ mạng là mô đun chuyên môn trong chương trình đào tạo. Mô đun được bố trí giảng dạy sau các môn học, mô đun cơ sở và mô đun chuyên môn Quản trị môi trường mạng.

- Tính chất: chương trình mô đun bao gồm các nội dung liên quan tới các dịch vụ mạng cơ bản được triển khai trên nền hệ điều hành máy chủ của Window; chú trọng tới các dịch vụ mạng như DNS, DHCP, NAT, VPN.

II. Mục tiêu mô đun:

- Kiến thức:

+ Giải thích được sự hoạt động của dịch vụ DNS;

+ Xác định được cách thức truy vấn tên của một DNS client;

+ Xác định được các thành phần của LAN Router;

+ Trình bày được các ứng dụng của Dynamic và Static Routes;

+ Phân tích được chức năng và hoạt động của DHCP Server trong hệ thống mạng doanh nghiệp nhỏ và trung bình;

+ Giải thích được mô hình hoạt động của Web, FTP Services;

+ Giải thích được sự hoạt động của dịch vụ NAT;

+ Trình bày được khái niệm, chức năng chính của dịch vụ truy cập từ xa;

+ So sánh được các giao thức VPN thường được sử dụng trong truy cập từ xa;

- Kỹ năng:

+ Triển khai được hệ thống DNS Server;

+ Thiết lập cấu hình được LAN Rounter trong hệ thống mạng doanh nghiệp nhỏ;

+ Cài đặt và cấu hình được DHCP Server, cấu hình scope và option;

+ Cấu hình được DHCP Relay Agent cho hệ thống mạng doanh nghiệp nhiều subnet;

+ Thiết lập được một hay nhiều Web Sites trên một Web Server;

+ Thiết lập được FTP Server để Up/Download dữ liệu;

+ Cấu hình được dịch vụ NAT cho hệ thống mạng doanh nghiệp nhỏ và trung bình;

+ Cài đặt và cấu hình được VPN bằng các giao thức PPTP, L2TP và SSTP;

+ Xử lý được các sự cố thông dụng khi triển khai dịch vụ.

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Rèn luyện ý thức trách nhiệm và kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp;

+ Giải quyết tốt công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;

+ Đánh giá được chất lượng sản phẩm sau khi hoàn thành kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm.

III. Nội dung mô đun:

1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:

Số TT

Tên các bài trong mô đun

Thời gian (giờ)

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành, thảo luận, bài tập

Kiểm tra

1

Bài 1: Quản trị máy chủ DNS

1. Cài đặt và cấu hình DNS Server Role

2. Cấu hình DNS Zones

3. Cấu hình DNS Zone Transfers

4. Quản lý và xử lý lỗi DNS

15

5

2

1

1

1

10

3

2

3

2

2

Bài 2: Triển khai LAN Router

1. Giới thiệu về Routing

2. Thiết lập LAN Router

2.1. Thiết lập Static Route

2.2. Thiết lập Dynamic Route

15

5

2

2

1

10

5

5

3

Bài 3: Quản trị máy chủ DHCP

1. Giới thiệu DHCP Server role

2. Cấu hình DHCP Scopes và Options

3. Thiết lập DHCP Relay Agent

15

3

1

1

1

11

2

4

5

1

1

4

Bài 4: Quản trị máy chủ Web và FTP

1. Giới thiệu về Web Server

2. Cài đặt và cấu hình IIS

3. Cấu hình tính năng hiệu suất, bảo mật

4. Giới thiệu về FTP Server

5. Cài đặt và cấu hình FTP Server

6. Cấu hình FTP User Isolate

15

6

1

1

1

1

1

1

8

2

2

2

2

1

1

5

Bài 5. Triển khai Network Address Translation

1. Giới thiệu về NAT

2. Thiết lập cấu hình NAT

5

2

1

1

3

3

6

Bài 6: Triển khai Remote Access

1. Tổng quan về Remote Access

2. Triển khai VPN sử dụng giao thức PPTP

3. Triển khai VPN sử dụng giao thức L2TP

4. Triển khai VPN sử dụng giao thức SSTP

25

7

1

2

2

2

16

5

3

8

2

2

Cộng

90

30

56

4

2. Nội dung chi tiết

Bài 1: Quản trị máy chủ DNS Thời gian: 15 giờ

1. Mục tiêu của bài:

- Giải thích được hoạt động của dịch vụ DNS;

- Trình bày được cấu trúc phân cấp của hệ thống miền trên Internet;

- Phân tích được cách thức truy vấn tên của một DNS client;

- Triển khai được hệ thống DNS Server;

- Rèn luyện ý thức tổ chức, kỷ luật, tác phong công nghiệp.

2. Nội dung bài:

2.1. Cài đặt và cấu hình DNS Server Role

2.2. Cấu hình DNS Zones

2.3. Cấu hình DNS Zone Transfers

2.4. Quản lý và xử lý lỗi DNS

Bài 2: Triển khai LAN Router Thời gian: 15 giờ

1. Mục tiêu của bài:

- Xác định được các thành phần của LAN Router;

- Phân biệt được các ứng dụng của Dynamic và Static Routes;

- Thiết lập cấu hình được LAN Rounter trong hệ thống mạng doanh nghiệp nhỏ;

- Xử lý được các sự cố thông dụng về Routing;

- Rèn luyện ý thức tổ chức, kỷ luật, tác phong công nghiệp.

2. Nội dung bài:

2.1. Giới thiệu về Routing

2.2. Thiết lập LAN Router

2.2.1. Thiết lập Static Route

2.2.2. Thiết lập Dynamic Route

Bài 3: Quản trị máy chủ DHCP Thời gian: 15 giờ

1. Mục tiêu của bài:

- Giải thích được chức năng và hoạt động của DHCP Server trong hệ thống mạng doanh nghiệp;

- Trình bày được các option của DHCP Services;

- Cài đặt và cấu hình được DHCP Server, cấu hình scope và option;

- Cấu hình được DHCP Relay Agent cho hệ thống mạng doanh nghiệp nhiều subnet;

- Xử lý được các sự cố thông dụng của DHCP;

- Rèn luyện ý thức tổ chức, kỷ luật, tác phong công nghiệp.

2. Nội dung bài:

2.1. Giới thiệu DHCP Server role

2.2. Cấu hình DHCP Scopes và Options

2.3. Thiết lập DHCP Relay Agent

Bài 5: Bài 5. Triển khai Network Address Translation Thời gian: 5 giờ

1. Mục tiêu của bài:

- Trình bày được khái niệm, chức năng của NAT;

- Xác định được các thông số cấu hình NAT;

- Triển khai được kỹ thuật NAT cho hệ thống mạng doanh nghiệp nhỏ;

- Rèn luyện ý thức tổ chức, kỷ luật, tác phong công nghiệp.

2. Nội dung bài:

2.1. Giới thiệu về NAT

2.2. Thiết lập cấu hình NAT

Bài 4: Quản trị máy chủ Web và FTP Thời gian: 15 giờ

1. Mục tiêu của bài:

- Giải thích được mô hình hoạt động của Web, FTP Services;

- Thiết lập được một hay nhiều Web Sites trên một Web Server;

- Thiết lập được FTP Server để Up/Download dữ liệu;

- Xử lý được các sự cố thông dụng khi thiết lập FTP, Web Site;

- Rèn luyện ý thức tổ chức, kỷ luật, tác phong công nghiệp.

2. Nội dung bài:

2.1. Giới thiệu về Web Server

2.2. Cài đặt và cấu hình IIS

2.3. Cấu hình tính năng hiệu suất, bảo mật

2.4. Giới thiệu về FTP Server

2.5. Cài đặt và cấu hình FTP Server

2.6. Cấu hình FTP User Isolate

Bài 6: Triển khai Remote Access Thời gian: 25 giờ

1. Mục tiêu của bài:

- Trình bày được khái niệm, chức năng chính của dịch vụ truy cập từ xa;

- So sánh được sự khác nhau giữa việc triển khai VPN bằng các giao thức PPTP, L2TP và SSTP;

- Cài đặt và cấu hình được VPN bằng các giao thức PPTP, L2TP và SSTP;

- Rèn luyện ý thức tổ chức, kỷ luật, tác phong công nghiệp.

2. Nội dung bài:

2.1. Tổng quan về Remote Access

2.2. Triển khai VPN sử dụng giao thức PPTP

2.3. Triển khai VPN sử dụng giao thức L2TP

2.4. Triển khai VPN sử dụng giao thức SSTP

IV. Điều kiện thực hiện mô đun

1. Phòng học chuyên môn hóa:

- Phòng học trực tuyến đạt chuẩn, hệ thống máy tính được nối mạng

- Phòng học chuyên môn giảng dạy thực hành: đảm bảo diện tích, thông thoáng, chiếu sáng hợp lý.

2. Trang thiết bị máy móc:

- Trang thiết bị máy móc khi giảng dạy các nội dung trực tuyến:

+ Máy chiếu ;

+ Máy vi tính;

+ Loa, microphone hoặc tai nghe có micro;

+ Webcam.

- Trang thiết bị máy móc khi giảng dạy thực hành tại phòng học chuyên môn:

+ Máy tính, máy chủ;

+ Phần mềm VMWare workstation;

+ Mạng máy tính có kết nối internet;

+ Máy chiếu.

3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:

- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu khi giảng dạy các nội dung trực tuyến:

+ Giáo trình, tài liệu hướng dẫn bài học và bài tập thực hành đã được số hóa;

+ Slide bài giảng chuẩn định dạng Scorm;

+ Video bài giảng;

+ Các hình vẽ, ví dụ minh họa.

- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu khi giảng dạy thực hành tại phòng học chuyên môn:

+ Giấy A4;

+ Cable mạng UTP;

+ Đầu connector RJ45;

+ Kìm bấm mạng;

+ Bộ test mạng;

+ Switch 4 cổng trở lên;

+ Giáo trình mô đun Quản trị dịch vụ mạng.

4. Các điều kiện khác:

V. Nội dung và phương pháp đánh giá

1. Nội dung:

- Kiến thức:

+ Hoạt động của dịch vụ DNS;

+ Ứng dụng của Dynamic và Static Routes;

+ Chức năng và hoạt động của DHCP Server trong hệ thống mạng doanh nghiệp;

+ Hoạt động của Web, FTP Services;

+ Hoạt động của NAT;

+ Chức năng của dịch vụ truy cập từ xa.

- Kỹ năng:

+ Triển khai hệ thống DNS Server;

+ Xây dựng LAN Rounter;

+ Cài đặt và cấu hình DHCP Server, cấu hình scope và option;

+ Cấu hình DHCP Relay Agent cho hệ thống mạng doanh nghiệp nhiều subnet;

+ Thiết lập một hay nhiều Web Sites trên một Web Server;

+ Thiết lập FTP Server để Up/Download dữ liệu;

+ Cài đặt và cấu hình VPN bằng các giao thức PPTP, L2TP và SSTP;

+ Xử lý các sự cố thông dụng khi triển khai dịch vụ.

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Rèn luyện ý thức trách nhiệm và kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp;

+ Giải quyết tốt công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;

+ Đánh giá được chất lượng sản phẩm sau khi hoàn thành kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm.

2. Phương pháp:

- Đánh giá kiến thức, các nội dung giảng dạy trực tuyến thông qua các bài kiểm tra dưới các hình thức vấn đáp trực tuyến, trắc nghiệm trên hệ thống trực tuyến.

- Đánh giá kỹ năng thông qua các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ (tự luận hoặc thực hành trên máy tính) trong quá trình thực hiện các bài học.

- Kết thúc chương trình môn học, tổ chức ôn tập và thi kết thúc môn học bằng bài kiểm tra thực hành trên máy tính theo thời gian quy định.

- Cách tính điểm đánh giá được thực hiện theo quy định hiện hành.

VI. Hướng dẫn thực hiện mô đun

1. Phạm vi áp dụng mô đun: chương trình mô đun được sử dụng để giảng dạy cho trình độ cao đẳng nghề Quản trị mạng máy tính

2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập mô đun:

- Đối với giảng viên:

+ Trước khi giảng dạy phải căn cứ vào nội dung được đào tạo trực tuyến, nội dung đào tạo tập trung tại phòng học chuyên môn của từng bài học để chuẩn bị đủ học liệu và các điều kiện giảng dạy nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy.

+ Hướng dẫn cho sinh viên tìm hiểu trong thực tế, nguồn từ internet và tổ chức thảo luận các vấn đề liên quan giữa lý thuyết và thực tế

+ Để giúp người học nắm vững những kiến thức cơ bản, sau mỗi bài học cần giao bài tập đến từng học sinh. Các bài tập phải phù hợp với phần kiến thức, kỹ năng đã học. Tổ chức kiểm tra đánh giá và công bố kết quả công khai.

+ Tăng cường sử dụng trang thiết bị, hình ảnh minh họa trực quan, trình diễn mẫu để tăng hiệu quả dạy học từ xa.

+ Chuẩn bị các loại đề kiểm tra để đánh giá quá trình học tập của học sinh, sinh viên.

- Đối với người học: Chấp hành nghiêm túc các quy định về giờ học, làm bài tập đầy đủ

3. Những trọng tâm cần chú ý:

- Hoạt động của dịch vụ DNS, DHCP, NAT, VPN, Routing;

- Triển khai dịch vụ DNS, DHCP, NAT, VPN, Routing;

- Nhận biết, xử lý các lỗi thường gặp khi triển khai các dịch vụ cơ bản.

4. Tài liệu tham khảo:

[1] Quản trị Windows Server, Tô Thanh Hải, NXB Phương Đông

[2] Microsoft Press, MOC, PreTest: Microsoft MCSA/MCTS

[3] http://www.technet.microsoft.com/

5. Ghi chú và giải thích (nếu có):

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN

Tên mô đun: Quản trị hệ thống Webserver

Mã mô đun: MĐ24

Thời gian thực hiện mô đun: 75 giờ; (Lý thuyết: 45 giờ; Thực hành, thảo luận, bài tập: 27 giờ; Kiểm tra 3 giờ)

I. Vị trí, tính chất của mô đun:

- Vị trí: Kiến thức cơ bản về Quản trị hệ thống Web server, là mô đun chuyên môn trong chương trình đào tạo. Mô đun được bố trí giảng dạy song song với các mô đun chuyên ngành và sau khi đã học xong các môn học, mô đun cơ cở.

- Tính chất: Mô đun thuộc chuyên ngành Quản trị mạng, tổng quan được về hệ thống Web, cách thức hoạt động của FPT, DNS; cài đặt và quản trị được hệ thống Web server, FPT server,…, giúp cho người học quản trị được một hệ thống Web server, FPT server theo mô hình vừa và nhỏ.

II. Mục tiêu mô đun:

- Kiến thức:

+ Trình bày được tổng quan về hệ thống Web;

+ Trình bày được cách thức hoạt động của FTP, DNS

- Kỹ năng:

+ Cài đặt và quản trị được hệ thống Web Server;

+ Cài đặt và quản trị được hệ thống FTP Server;

+ Xử lý và khắc phục được sự cố của hệ thống Web Server, FTP Server;

+ Đọc, hiểu và khắc phục được các lỗi hệ thống.

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Rèn luyện đức tính cẩn thận, chăm chỉ, khả năng tìm kiếm tài liệu chuyên ngành và tra cứu online.

III. Nội dung mô đun:

1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:

Số TT

Tên bài

Thời gian (giờ)

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành,

thảo luận, bài tập

Kiểm tra

1

2

3

Bài 1: Tổng quan về hệ thống web

1. Giới thiệu hệ thống web

2. Mô hình hệ thống web nói chung

3. Nguyên tắc hoạt động

Bài 2: Quản trị máy chủ Webserver

1. Giới thiệu về WebServer

2. Nguyên lý hoạt động của WebServer

3. Đặc điểm IIS

4. Cài đặt và cấu hình IIS

5. Cấu hình dùng chung webserver cho nhiều website

Bài 3: Quản trị máy chủ FTP Server

1.Giao thức FTP

1.1. Giới thiệu

1.2. Mô hình hệ thống

2.Cấu hình FTP Server

3.Cấu hình dịch vụ FTP Client

5

1

2

2

45

5

5

5

20

10

25

5

15

5

4

1

1

1

30

4

4

4

14

4

11

4

6

1

1

1

1

13

1

1

1

5

5

13

1

8

4

2

1

1

1

1

Cộng

75

45

27

3

2. Nội dung chi tiết

Bài 1: Tổng quan về hệ thống web Thời gian: 5 giờ

1. Mục tiêu của bài:

- Trình bày được mô hình tổng quan về hệ thống web;

- Trình bày được nguyên tắc hoạt động của hệ thống web;

- Rèn luyện đức tính cẩn thận, chăm chỉ, khả năng tìm kiếm tài liệu chuyên ngành và tra cứu online.

2. Nội dung bài:

2.1. Giới thiệu hệ thống web

2.2. Mô hình hệ thống web nói chung

2.3. Nguyên tắc hoạt động

Bài 2: Quản trị máy chủ Webserver Thời gian: 45 giờ

1. Mục tiêu của bài:

- Trình bày được nguyên tắc hoạt động Web Server;

- Cài đặt và cấu hình được Web Server trên Windows Server;

- Quản trị được Web Server;

- Cài đặt được các công cụ bảo mật cho Web Server;

- Sao lưu và phục hồi được Web site.

- Rèn luyện đức tính cẩn thận, chăm chỉ, khả năng tìm kiếm tài liệu chuyên ngành và tra cứu online.

2. Nội dung bài:

2.1. Giới thiệu về WebServer

2.2. Nguyên lý hoạt động của WebServer

2.3. Đặc điểm IIS

2.3.1. Các thành phần chính trong IIS

2.3.2. IIS Isolation mode

2.3.3. Chế độ Worker process isolation

2.3.4. Nâng cao tính năng bảo mật

2.3.5. Hổ trợ ứng dụng và các công cụ quản trị

2.4. Cài đặt và cấu hình IIS

2.4.1. Cài đặt IIS Web Service

2.4.2. Cấu hình IIS Web Service

2.4.2.1. Một số thuộc tính cơ bản

2.4.2.2. Tạo mới một Web site

2.4.2.3. Tạo Virtual Directory

2.4.2.4. Cấu hình bảo mật cho Web site

2.4.2.5. Cấu hình Web Service Extensions

2.4.2.6. Cấu hình Web Hosting

2.4.2.7. Cấu hình IIS qua mạng (Web Interface for Remote Administration)

2.4.2.8. Quản lý Web site bằng dòng lệnh

2.4.2.9. Sao lưu và phục hồi cấu hình Web Site

2.5. Cấu hình dùng chung webserver cho nhiều website

Bài 3: Quản trị máy chủ FTP Server Thời gian: 25 giờ

1. Mục tiêu của bài:

- Trình bày được nguyên tắc hoạt động FTP Server;

- Cài đặt và cấu hình được FTP Server trên Windows Server;

- Quản trị được FTP Server;

- Cài đặt được các công cụ bảo mật cho FTP Server;

- Sao lưu và phục hồi được FTP Server.

- Rèn luyện đức tính cẩn thận, chăm chỉ, khả năng tìm kiếm tài liệu chuyên ngành và tra cứu online.

2. Nội dung bài:

2.1. Giao thức FTP

2.1.1. Giới thiệu

2.1.2. Mô hình hệ thống

2.2. Cấu hình FTP Server

2.3. Cấu hình dịch vụ FTP Client

IV. Điều kiện thực hiện mô đun:

1. Phòng học chuyên môn hóa:

- Phòng học trực tuyến đạt chuẩn, hệ thống máy tính được nối mạng

- Phòng học chuyên môn giảng dạy thực hành: đảm bảo diện tích, thông thoáng, chiếu sáng hợp lý.

2. Trang thiết bị máy móc:

- Trang thiết bị máy móc khi giảng dạy các nội dung trực tuyến:

+ Máy chiếu ;

+ Máy vi tính;

+ Loa, microphone hoặc tai nghe có micro;

+ Webcam.

- Trang thiết bị máy móc khi giảng dạy thực hành tại phòng học chuyên môn:

+ Máy chiếu;

+ Máy tính.

3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:

- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu khi giảng dạy các nội dung trực tuyến:

+ Giáo trình, tài liệu hướng dẫn bài học và bài tập thực hành đã được số hóa;

+ Slide bài giảng chuẩn định dạng Scorm;

+ Video bài giảng;

+ Các hình vẽ, ví dụ minh họa.

- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu khi giảng dạy thực hành tại phòng học chuyên môn:

+ Giáo trình mô đun Quản trị hệ thống Web server;

+ Tài liệu nghiên cứu phát tay;

4. Các điều kiện khác:

V. Nội dung và phương pháp, đánh giá:

1. Nội dung:

- Kiến thức:

+ Trình bày được nguyên tắc hoạt động của hệ thống Web;

+ Trình bày được nguyên lý hoạt động của Web server, FPT server;

+ Trình bày được các thành phần chính trong IIS.

- Kỹ năng:

+ Quản trị, cài đặt và cấu hình được Web server, FPT server, IIS Web Service

+ Sao lưu và phục hồi được web site.

+ Cấu hình bảo mật cho Web site

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Rèn luyện đức tính cẩn thận, chăm chỉ, khả năng tìm kiếm tài liệu chuyên ngành và tra cứu online.

+ Chấp hành nghiêm túc các quy định về kỹ thuật, an toàn và bảo mật máy tính.

2. Phương pháp:

- Đánh giá kiến thức, các nội dung giảng dạy trực tuyến thông qua các bài kiểm tra dưới các hình thức vấn đáp trực tuyến, trắc nghiệm trên hệ thống trực tuyến.

- Đánh giá kỹ năng thông qua các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ (tự luận hoặc thực hành trên máy tính) trong quá trình thực hiện các bài học.

- Kết thúc chương trình môn học, tổ chức ôn tập và thi kết thúc môn học bằng bài kiểm tra thực hành trên máy tính theo thời gian quy định.

- Cách tính điểm đánh giá được thực hiện theo quy định hiện hành.

VI. Hướng dẫn thực hiện mô đun:

1. Phạm vi áp dụng mô đun:

Chương trình mô đun được sử dụng để giảng dạy trình độ cao đẳng nghề Quản trị mạng máy tính.

2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập mô đun:

- Đối với giảng viên:

+ Trước khi giảng dạy phải căn cứ vào nội dung được đào tạo trực tuyến, nội dung đào tạo tập trung tại phòng học chuyên môn của từng bài học để chuẩn bị đủ học liệu và các điều kiện giảng dạy nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy.

+ Hướng dẫn cho sinh viên tìm hiểu trong thực tế, nguồn từ internet và tổ chức thảo luận các vấn đề liên quan giữa lý thuyết và thực tế

+ Để giúp người học nắm vững những kiến thức cơ bản, sau mỗi bài học cần giao bài tập đến từng học sinh. Các bài tập phải phù hợp với phần kiến thức, kỹ năng đã học. Tổ chức kiểm tra đánh giá và công bố kết quả công khai.

+ Tăng cường sử dụng trang thiết bị, hình ảnh minh họa trực quan, trình diễn mẫu để tăng hiệu quả dạy học từ xa.

+ Chuẩn bị các loại đề kiểm tra để đánh giá quá trình học tập của học sinh, sinh viên.

- Đối với người học:

+ Chấp hành nghiêm túc các quy định về giờ học, làm bài tập đầy đủ.

3. Những trọng tâm cần chú ý:

- Nguyên tắc hoạt động của hệ thống web.

- Nguyên lý hoạt động của Web server, FPT server.

- Quản trị, cài đặt và cấu hình được Web server, FPT server, IIS Web Service.

4. Tài liệu tham khảo:

[1] Giáo trình Quản trị hệ thống Webserver & Mailserver – Tổng cục giáo dục nghề nghiệp - 2013

[2]https://text.123doc.org/document/3466004-quan-tri-he-thong-webserver-va-mailserver.htm

5. Ghi chú và giải thích (nếu có):

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN

Tên mô đun: Quản trị hệ thống Mail Server

Mã mô đun: MĐ25

Thời gian thực hiện mô đun: 75 giờ; (Lý thuyết: 45 giờ; Thực hành, thảo luận, bài tập: 27 giờ; Kiểm tra 3 giờ)

I. Vị trí, tính chất của mô đun:

- Vị trí: Kiến thức cơ bản về Quản trị hệ thống Mail server, là mô đun chuyên môn trong chương trình đào tạo. Mô đun được bố trí giảng dạy song song với các mô đun chuyên ngành và sau khi đã học xong các môn học, mô đun cơ cở.

- Tính chất: Mô đun thuộc chuyên ngành Quản trị mạng, tổng quan được về hệ thống Mail server, cài đặt máy chủ Mail server; quản lý người nhận và chính sách người nhận, quản lý Mail-box Store và Public Store,…, giúp cho người học quản trị được một hệ thống Mail server.

II. Mục tiêu mô đun:

- Kiến thức:

+ Trình bày được các khái niệm về hệ thống thư điện tử.

+ Trình bày được các khả năng có thể thực hiện được của hệ thống mail server.

+ Trình bày được các dịch và các phần mềm cần thiết chuẩn bị cho cài đặt hệ thống mail server.

- Kỹ năng:

+ Cài đặt và cấu hình được hệ thống MailServer.

+ Quản trị được hệ thống MailServer.

+ Xử lý và khắc phục được sự cố của hệ thống Mail Server.

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Có ý thức tự giác, tính kỷ luật cao, tinh thần trách nhiệm trong học tập, kỹ năng làm việc nhóm.

+ Rèn luyện đức tính cẩn thận, chăm chỉ, khả năng tìm kiếm tài liệu chuyên ngành và tra cứu online.

III. Nội dung mô đun:

1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:

Số

TT

Tên các bài trong mô đun

Thời gian (giờ)

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành, thảo luận, bài tập

Kiểm tra

1

Bài 1. Tổng quan về thư điện tử và Mail Server

5

5

1. Khái niệm chung về hệ thống thư điện tử

2

2

2. Giới thiệu về Mail Server

2.1. Mail Server là gì ?

2.2. Các tính năng truy cập của Client

2.3. Những cải tiến của Mail Server

3

1

1

1

3

1

1

1

2

Bài 2. Cài đặt máy chủ Mail Server

15

10

5

1. Cài đặt các dịch vụ hỗ trợ Mail Server

1.1. Mail Server và AD DS

1.2. Yêu cầu đối với hệ thống DNS

1.3. Chuẩn bị AD DS cho máy chủ Mail

1.4. Cài đặt các features liên quan

7

2

2

2

1

4

1

1

1

1

3

1

1

1

2. Cài đặt hệ thống máy chủ Mail

2.1. Tổng quan về các Server Roles trong Exchange Server

2.2. Phân tích, triển khai các tùy chọn cho hệ thống Exchange Server

2.3. Yêu cầu hệ thống phần cứng

2.4. Cài đặt máy chủ Mail

8

1

1

2

4

6

1

1

1

3

2

1

1

3

Bài 3. Quản lý người nhận và chính sách người nhận

20

10

9

1

1. Giới thiệu chung về người nhận

1

1

2. Chính sách người nhận

1

1

3. Tạo người nhận

2

1

1

4. Giới thiệu về nhóm Query-Based phân tán

1

1

5. Quản lý người nhận

3

2

1

6. Quản lý các thiết lập cho người nhận

5

2

3

7. Quản lý về danh sách địa chỉ

4

1

3

8. Dịch vụ cập nhật người dùng

3

1

1

1

4

Bài 4. Quản lý truy cập trong hệ thống Mail Server

20

10

9

1

1. Chuẩn bị quản lý Client Access

1

1

2. Quản lý giao thức

4

2

2

3. Quản lý Microsoft Outlook

4

2

2

4. Quản lý Outlook Web

4

2

2

5. Quản lý Exchange ActiveSync

4

2

2

6. Quản lý Outlook Mobile Access

3

1

1

1

5

Bài 5. Quản lý Mail-box Store và Public Folder Store

15

10

4

1

1. Làm việc với Permissions cho Fublic Folder và Mailboxes

5

4

1

2. Quản lý lưu trữ và nhóm dự trữ

3

2

1

3. Quản lý hộp thư

3

2

1

4. Quản lý các Public Folder

4

2

1

1

Cộng

75

45

27

3

2. Nội dung chi tiết

Bài 1. Tổng quan về thư điện tử và Mail Server Thời gian: 5 giờ

1. Mục tiêu của bài:

- Trình bày được tổng quan về thư điện tử.

- Trình bày được kiến trúc và hoạt động của thư điện tử.

- Trình bày được cấu trúc của địa chỉ thư điện tử.

- Trình bày được khái niệm Mail Server và các tính năng truy cập của Client

- Rèn luyện đức tính cẩn thận, chăm chỉ, khả năng tìm kiếm tài liệu chuyên ngành và tra cứu online.

2. Nội dung của bài:

2.1. Khái niệm chung về hệ thống thư điện tử

2.2. Giới thiệu về Mail Server

2.2.1. Mail Server là gì ?

2.2.2. Các tính năng truy cập của Client

2.2.3. Những cải tiến của Mail Server

Bài 2. Cài đặt máy chủ Mail Server Thời gian: 15 giờ

1. Mục tiêu của bài:

- Trình bày được các dịch vụ cần thiết trước khi cài phần mềm Mail Server.

- Cài đặt, thiết lập và cấu hình được hệ thống Mail Server.

- Rèn luyện đức tính cẩn thận, chăm chỉ, khả năng tìm kiếm tài liệu chuyên ngành và tra cứu online.

2. Nội dung của bài:

2.1. Cài đặt các dịch vụ hỗ trợ Mail Server

2.1.1. Mail Server và AD DS

2.1.2. Yêu cầu đối với hệ thống DNS

2.1.3. Chuẩn bị AD DS cho máy chủ Mail

2.1.4. Cài đặt các features liên quan

2.2. Cài đặt hệ thống máy chủ Mail

2.2.1. Tổng quan về các Server Roles trong Exchange Server

2.2.2. Phân tích, triển khai các tùy chọn cho hệ thống Exchange Server

2.2.3. Yêu cầu hệ thống phần cứng

2.2.4. Cài đặt máy chủ Mail

Bài 3. Quản lý người nhận và chính sách người nhận Thời gian: 20 giờ

1. Mục tiêu của bài:

- Trình bày được các chính sánh người nhận.

- Tạo được danh sách người nhận.

- Quản lý được các thiết lập cho người nhận.

- Cập nhật được danh sách người dùng.

- Rèn luyện đức tính cẩn thận, chăm chỉ, khả năng tìm kiếm tài liệu chuyên ngành và tra cứu online.

2. Nội dung của bài:

2.1. Giới thiệu chung về người nhận

2.2. Chính sách người nhận

2.3. Tạo người nhận

2.4. Giới thiệu về nhóm Query-Based phân tán

2.5. Quản lý người nhận

2.6. Quản lý các thiết lập cho người nhận

2.7. Quản lý về danh sách địa chỉ

2.8. Dịch vụ cập nhật người dùng

Bài 4. Quản lý truy cập trong hệ thống Mail Server Thời gian: 20 giờ

1. Mục tiêu của bài:

- Trình bày được các bước chuẩn bị để quản lý Client Access.

- Trình bày được các nhiệm vụ quản lý giao thức.

- Cài đặt và cấu hình được chương trình gửi và nhận mail.

- Cài đặt và quản lý được các thiết bị di động truy cập đến hệ thống Mail Server.

- Rèn luyện đức tính cẩn thận, chăm chỉ, khả năng tìm kiếm tài liệu chuyên ngành và tra cứu online.

- Tuân thủ nội quy phòng học; Rèn luyện tính tự giác, độc lập trong công việc.

2. Nội dung của bài:

2.1. Chuẩn bị quản lý Client Access

2.2. Quản lý giao thức

2.3. Quản lý Microsoft Outlook

2.4. Quản lý Outlook Web

2.5. Quản lý Exchange ActiveSync

2.6. Quản lý Outlook Mobile Access

Bài 5. Quản lý Mail-box Store và Public Folder store Thời gian: 10 giờ

1. Mục tiêu của bài:

- Trình bày được các dạng Permissions điều khiển truy cập cho Mailboxes và Public Folder.

- Sử dụng được Mailbox Permissions.

- Sử dụng được Public Folder Permissions.

- Tạo và quản lý được nhóm lưu trữ và nhóm dự trữ.

- Quản lý được hộp thư.

- Sao lưu và phục hồi được hộp thư.

- Thực hiện các thao tác an toàn với máy tính.

- Tuân thủ nội quy phòng học; Rèn luyện tính tự giác, độc lập trong công việc.

2. Nội dung của bài:

2.1. Làm việc với Permissions cho Fublic Folder và Mailboxes

2.2. Quản lý lưu trữ và nhóm dự trữ

2.3. Quản lý hộp thư

2.4. Quản lý các Public Folder

IV. Điều kiện thực hiện mô đun:

1. Phòng học: Phòng học đảm bảo diện tích, thông thoáng, chiếu sáng hợp lý

2. Trang thiết bị máy móc:

- Bảng viết;

- Máy chiếu;

- Máy tính.

3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:

- Giáo trình mô đun Quản trị hệ thống Mail server;

- Tài liệu nghiên cứu phát tay;

4. Các điều kiện khác:

V. Nội dung và phương pháp, đánh giá:

1. Nội dung:

- Kiến thức:

+ Trình bày được các khái niệm về hệ thống thư điện tử.

- Kỹ năng:

+ Cài đặt được máy chủ Mail Server

+ Cấu hình và quản lý truy cập được trong hệ thống Mail Server.

+ Cấu hình và quản lý được Mail-box Store và Public Folder store.

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Có ý thức tự giác, tính kỷ luật cao, tinh thần trách nhiệm trong học tập.

+ Rèn luyện đức tính cẩn thận, chăm chỉ, khả năng tìm kiếm tài liệu chuyên ngành và tra cứu online.

2. Phương pháp:

- Đánh giá kiến thức, kỹ năng thông qua các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ (vấn đáp, tự luận/trắc nghiệm hoặc thực hành trên máy tính) trong quá trình thực hiện bài học.

- Kết thúc chương trình mô đun tổ chức ôn tập và thi kết thúc mô đun bằng bài kiểm tra thực hành trên máy tính theo thời gian quy định.

- Cách tính điểm đánh giá được thực hành theo quy định hiện hành.

VI. Hướng dẫn thực hiện mô đun:

1. Phạm vi áp dụng mô đun:

Chương trình mô đun được sử dụng để giảng dạy trình độ cao đẳng nghề Quản trị mạng máy tính.

2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập mô đun:

- Đối với giảng viên:

+ Trước khi giảng dạy phải căn cứ vào nội dung của từng bài học chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học để đảm bảo chất lượng giảng dạy.

+ Hướng dẫn cho sinh viên tìm hiểu trong thực tế và tổ chức thảo luận các vấn đề liên quan giữa lý thuyết và thực tế.

+ Để giúp người học nắm vững được những kiến thức cơ bản, sau mỗi bài học cần giao bài tập đến từng học sinh sinh viên. Các bài tập phải phù hợp với phần kiến thức, kỹ năng đã học; tổ chức kiểm tra đánh giá và công bố kết quả công khai.

+ Yêu cầu người học chuẩn bị và xem trước nội dung bài học ngày hôm sau trước khi lên lớp.

+ Tăng cường sử dụng trang thiết bị, hình ảnh minh họa trực quan, trình diễn mẫu để tăng hiệu quả dạy học.

+ Chuẩn bị các loại đề kiểm tra để đánh giá quá trình học tập của học sinh, sinh viên.

- Đối với người học:

+ Chấp hành nghiêm túc các quy định về giờ học, làm bài tập đầy đủ.

3. Những trọng tâm cần chú ý:

- Kiến trúc và hoạt động của thư điện tử.

- Cài đặt, thiết lập và cấu hình hệ thống Mail server.

- Quản lý người nhận và chính sách người nhận.

- Quản lý Client Access, giao thức, Microsoft Outlook, Exchange activeSync, Outlook Mobile Access.

- Quản lý hộp thư.

4. Tài liệu tham khảo:

[1] Giáo trình Quản trị hệ thống Webserver & Mailserver - Tổng cục giáo dục nghề nghiệp – 2013

[2] Giáo trình Microsoft Exchange -Microsoft Việt Nam - 2010

[3]http://tuhocmang.com/chuyen-de-tu-hoc/mail-exchange/bai-1-tim-hieu-exchange-server-2010.html

[4]https://text.123doc.org/document/3466004-quan-tri-he-thong-webserver-va-mailserver.htm

[5]http://doc.edu.vn/tai-lieu/do-an-quan-tri-he-thong-email-exchange-server-2007-6185/

5. Ghi chú và giải thích (nếu có):

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN

Tên mô đun: Bảo trì hệ thống mạng

Mã mô đun: MĐ29

Thời gian thực hiện mô đun: 75 giờ; (Lý thuyết: 45 giờ; Thực hành: 27 giờ; Kiểm tra: 03 giờ)

I. Vị trí, tính chất của mô đun:

- Vị trí: Kiến thức cơ bản về bảo trì hệ thống mạng, là mô đun chuyên môn trong chương trình đào tạo. Mô đun được bố trí giảng dạy song song với các mô đun chuyên ngành và sau khi đã học xong các môn học, mô đun cơ cở.

- Tính chất: Mô đun thuộc chuyên ngành Quản trị mạng, phân loại được các sự cố hệ thống mạng, sự cố phần cứng như sự cố card mạng, sự cố phần cứng Ethernet, sự cố phần cứng điện, vô tuyến,… Truy cập mạng, máy in mạng…, giúp cho người học chủ động được khi làm việc với các thiết bị mạng, hệ thống mạng.

II. Mục tiêu mô đun:

- Kiến thức:

+ Phân loại được các sự cố hệ thống mạng thường xảy ra.

+ Xác định được các sự cố thường xảy ra đối với các thiết bị phần cứng của một hệ thống mạng như: Card mạng, nguồn điện, phần cứng vô tuyến...

+ Kiểm tra và định được cấu hình cho các thiết bị mạng nếu các thiết bị gặp sự cố.

- Kỹ năng:

+ Thiết lập được các chế độ quản lý người sử dụng trên hệ thống mạng.

+ Quản lý được việc truy cập mạng của người sử dụng, kiểm tra, xử lý sự cố chia sẻ tài nguyên mạng như các tập tin, máy in. Khắc phục các lỗi của máy in mạng.

+ Khắc phục được các lỗi của hệ thống tường lửa, bảo vệ cho hệ thống mạng tránh bị nhiểm các loại virus lây lan trên mạng. Bảo trì sự an toàn cho mạng kông dây.

+ Sao lưu và phục hồi được các thông tin trên mạng.

+ Nâng cấp được hệ thống mạng đang hoạt động.

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Có ý thức tự giác, tính kỷ luật cao, tinh thần trách nhiệm trong học tập, kỹ năng làm việc nhóm.

+ Rèn luyện đức tính cẩn thận, chăm chỉ, khả năng tìm kiếm tài liệu chuyên ngành và tra cứu online.

III. Nội dung mô đun:

1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:

Số

TT

Tên các bài trong mô đun

Thời gian (giờ)

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành, thảo luận, bài tập

Kiểm tra

1

Bài 1: Phân loại các sự cố hệ thống mạng

1. Sự cố và các lỗi do phía nhà cung cấp dịch vụ (ISP)

2. Sự cố và các lỗi liên quan đến truyền dẫn từ ISP đến người dùng

3. Sự cố do phía người dùng

12

3

3

6

6

2

1

3

6

1

2

3

2

Bài 2: Sự cố Phần cứng

1. Sự cố card mạng

2. Sự cố phần cứng Ethernet

3. Sự cố phần cứng điện

4. Sự cố phần cứng vô tuyến

5. Kỹ thuật và xử lý sự cố

12

2

3

2

2

3

6

1

2

1

1

1

6

1

1

1

1

2

3

Bài 3: Sự cố Phần mềm

1. Định cấu hình card mạng

2. Định cấu hình bộ định tuyến

3. Định cấu hình và quản lý người dùng

4. Sự cố về phần mềm hỗ trợ gây ra cho hệ thống

18

3

5

6

4

12

2

3

4

3

5

1

2

1

1

1

1

4

Bài 4: Truy cập mạng, máy in mạng

1. Xử lý sự cố kết nối mạng

2. Sự cố trong máy in dùng chung

3. Quản lý hoạt động in mạng

4. Xử lý sự cố máy in mạng

18

5

5

3

5

12

4

3

2

3

5

1

2

1

1

1

1

5

Bài 5: Bảo mật, bảo trì

1. Sự cố về bức tường lửa

2. Virus

3. Những vấn đề về bảo mật vô tuyến

4. Ghi tài liệu

5. Sao lưu thông tin

6. Nâng cấp mạng

15

3

3

2

2

2

3

8

2

2

1

1

1

1

6

1

1

1

1

1

1

1

1

Cộng:

75

45

27

3

2. Nội dung chi tiết

Bài mở đầu:

Bài 1. Tổng quan về thư điện tử và Mail Server Thời gian: 5 giờ

1. Mục tiêu của bài:

+ Trình bày được tổng quan về thư điện tử.

+ Trình bày được kiến trúc và hoạt động của thư điện tử.

+ Trình bày được cấu trúc của địa chỉ thư điện tử.

+ Trình bày được khái niệm Mail Server và các tính năng truy cập của Client.

+ Rèn luyện đức tính cẩn thận, chăm chỉ, khả năng tìm kiếm tài liệu chuyên ngành và tra cứu online.

2. Nội dung của bài:

2.1. Khái niệm chung về hệ thống thư điện tử

2.2. Giới thiệu về Mail Server

2.2.1. Mail Server là gì?

2.2.2. Các tính năng truy cập của Client

2.2.3. Những cải tiến của Mail Server

Bài 2. Cài đặt máy chủ Mail Server Thời gian: 15 giờ

1. Mục tiêu của bài:

+ Trình bày được các dịch vụ cần thiết trước khi cài phần mềm Mail Server.

+ Cài đặt, thiết lập và cấu hình được hệ thống Mail Server.

+ Rèn luyện đức tính cẩn thận, chăm chỉ, khả năng tìm kiếm tài liệu chuyên ngành và tra cứu online.

2. Nội dung của bài:

2.1. Cài đặt các dịch vụ hỗ trợ Mail Server

2.1.1. Mail Server và AD DS

2.1.2. Yêu cầu đối với hệ thống DNS

2.1.3. Chuẩn bị AD DS cho máy chủ Mail

2.1.4. Cài đặt các features liên quan

2.2. Cài đặt hệ thống máy chủ Mail

2.2.1. Tổng quan về các Server Roles trong Exchange Server

2.2.2. Phân tích, triển khai các tùy chọn cho hệ thống Exchange Server

2.2.3. Yêu cầu hệ thống phần cứng

2.2.4. Cài đặt máy chủ Mail

Bài 3. Quản lý người nhận và chính sách người nhận Thời gian: 20 giờ

1. Mục tiêu của bài:

+ Trình bày được các chính sánh người nhận.

+ Tạo được danh sách người nhận.

+ Quản lý được các thiết lập cho người nhận.

+ Cập nhật được danh sách người dùng.

+ Rèn luyện đức tính cẩn thận, chăm chỉ, khả năng tìm kiếm tài liệu chuyên ngành và tra cứu online.

2. Nội dung của bài:

2.1. Giới thiệu chung về người nhận

2.2. Chính sách người nhận

2.3. Tạo người nhận

2.4. Giới thiệu về nhóm Query-Based phân tán

2.5. Quản lý người nhận

2.6. Quản lý các thiết lập cho người nhận

2.7. Quản lý về danh sách địa chỉ

2.8. Dịch vụ cập nhật người dùng

Bài 4. Quản lý truy cập trong hệ thống Mail Server Thời gian: 20 giờ

1. Mục tiêu của bài:

+ Trình bày được các bước chuẩn bị để quản lý Client Access.

+ Trình bày được các nhiệm vụ quản lý giao thức.

+ Cài đặt và cấu hình được chương trình gửi và nhận mail.

+ Cài đặt và quản lý được các thiết bị di động truy cập đến hệ thống Mail Server.

+ Rèn luyện đức tính cẩn thận, chăm chỉ, khả năng tìm kiếm tài liệu chuyên ngành và tra cứu online.

+ Tuân thủ nội quy phòng học; Rèn luyện tính tự giác, độc lập trong công việc.

2. Nội dung của bài:

2.1. Chuẩn bị quản lý Client Access

2.2. Quản lý giao thức

2.3. Quản lý Microsoft Outlook

2.4. Quản lý Outlook Web

2.5. Quản lý Exchange ActiveSync

2.6. Quản lý Outlook Mobile Access

Bài 5. Quản lý Mail-box Store và Public Folder store Thời gian: 10 giờ

1. Mục tiêu của bài:

- Trình bày được các dạng Permissions điều khiển truy cập cho Mailboxes và Public Folder.

- Sử dụng được Mailbox Permissions.

- Sử dụng được Public Folder Permissions.

- Tạo và quản lý được nhóm lưu trữ và nhóm dự trữ.

- Quản lý được hộp thư.

- Sao lưu và phục hồi được hộp thư.

- Thực hiện các thao tác an toàn với máy tính.

- Tuân thủ nội quy phòng học; Rèn luyện tính tự giác, độc lập trong công việc.

2. Nội dung của bài:

2.1. Làm việc với Permissions cho Fublic Folder và Mailboxes

2.2. Quản lý lưu trữ và nhóm dự trữ

2.3. Quản lý hộp thư

2.4. Quản lý các Public Folder

IV. Điều kiện thực hiện mô đun:

1. Phòng học chuyên môn hóa:

- Phòng học trực tuyến đạt chuẩn, hệ thống máy tính được nối mạng

- Phòng học chuyên môn giảng dạy thực hành: đảm bảo diện tích, thông thoáng, chiếu sáng hợp lý.

2. Trang thiết bị máy móc:

- Trang thiết bị máy móc khi giảng dạy các nội dung trực tuyến:

+ Máy chiếu ;

+ Máy vi tính;

+ Loa, microphone hoặc tai nghe có micro;

+ Webcam.

- Trang thiết bị máy móc khi giảng dạy thực hành tại phòng học chuyên môn:

+ Máy chiếu;

+ Máy tính.

3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:

- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu khi giảng dạy các nội dung trực tuyến:

+ Giáo trình, tài liệu hướng dẫn bài học và bài tập thực hành đã được số hóa;

+ Slide bài giảng chuẩn định dạng Scorm;

+ Video bài giảng;

+ Các hình vẽ, ví dụ minh họa.

- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu khi giảng dạy thực hành tại phòng học chuyên môn:

+ Giáo trình mô đun Bảo trị hệ thống mạng;

+ Tài liệu nghiên cứu phát tay;

4. Các điều kiện khác:

V. Nội dung và phương pháp, đánh giá:

1. Nội dung:

- Kiến thức:

+ Phân loại các sự cố và các lỗi hệ thống thống mạng .

+ Định cấu hình các thiết bị mạng.

- Kỹ năng:

+ Xử lý sự cố kết nối mạng, các thiết bị mạng.

+ Những vấn đề về bảo mật và cập nhập các bản nâng cấp hệ thống mạng khi đang sử dụng.

+ Rèn luyện đức tính cẩn thận, chăm chỉ, khả năng tìm kiếm tài liệu chuyên ngành và tra cứu online.

2. Phương pháp:

- Đánh giá kiến thức, các nội dung giảng dạy trực tuyến thông qua các bài kiểm tra dưới các hình thức vấn đáp trực tuyến, trắc nghiệm trên hệ thống trực tuyến.

- Đánh giá kỹ năng thông qua các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ (tự luận hoặc thực hành trên máy tính) trong quá trình thực hiện các bài học.

- Kết thúc chương trình môn học, tổ chức ôn tập và thi kết thúc môn học bằng bài kiểm tra thực hành trên máy tính theo thời gian quy định.

- Cách tính điểm đánh giá được thực hiện theo quy định hiện hành.

VI. Hướng dẫn thực hiện mô đun:

1. Phạm vi áp dụng mô đun:

- Chương trình mô đun được sử dụng để giảng dạy trình độ Cao đẳng Quản trị mạng máy tính.

2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập mô đun:

- Đối với giảng viên:

+ Trước khi giảng dạy phải căn cứ vào nội dung được đào tạo trực tuyến, nội dung đào tạo tập trung tại phòng học chuyên môn của từng bài học để chuẩn bị đủ học liệu và các điều kiện giảng dạy nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy.

+ Hướng dẫn cho sinh viên tìm hiểu trong thực tế, nguồn từ internet và tổ chức thảo luận các vấn đề liên quan giữa lý thuyết và thực tế

+ Để giúp người học nắm vững những kiến thức cơ bản, sau mỗi bài học cần giao bài tập đến từng học sinh. Các bài tập phải phù hợp với phần kiến thức, kỹ năng đã học. Tổ chức kiểm tra đánh giá và công bố kết quả công khai.

+ Tăng cường sử dụng trang thiết bị, hình ảnh minh họa trực quan, trình diễn mẫu để tăng hiệu quả dạy học từ xa.

+ Chuẩn bị các loại đề kiểm tra để đánh giá quá trình học tập của học sinh, sinh viên.

- Đối với người học:

+ Chấp hành nghiêm túc các quy định về giờ học, làm bài tập đầy đủ.

3. Những trọng tâm cần chú ý:

- Phân biệt các sự cố hệ thống mạng.

- Xác định được sự cố về cứng, nguyên nhân và cách khắc phục.

- Xác định được lỗi phần mềm, nguyên nhân và cách khắc phục.

- Quản lý được máy in, khắc phục được sự cố của máy in khi dùng chung trên mạng.

- Sao lưu, phục hồi dữ liệu thường xuyên, có định kỳ.

4. Tài liệu tham khảo:

[1] Giáo trình Bảo trì hệ thống mạng - Tổng cục giáo dục nghề nghiệp – 2013

[2]https://123doc.org/document/639001-quan-ly-khai-thac-va-bao-tri-he-thong-mang.htm

5. Ghi chú và giải thích (nếu có):

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN

Tên mô đun: Triển khai dịch vụ mạng Linux

Mã mô đun: MĐ26

Thời gian thực hiện mô đun: 75 giờ; (Lý thuyết: 15 giờ; Thực hành, thảo luận, bài tập: 57 giờ; Kiểm tra: 03 giờ)

I. Vị trí, tính chất của mô đun:

- Vị trí: Triển khai dịch vụ mạng Linux là mô đun chuyên môn trong chương trình đào tạo, Mô đun được bố trí sau khi sinh viên học xong mô đun Hệ điều hành Linux

- Tính chất: Là mô đun cung cấp kiến thức, kỹ năng triển khai các dịch vụ mạng thiết yếu cho các hệ thống mạng doanh nghiệp trên nền tảng Linux.

II. Mục tiêu mô đun:

- Kiến thức:

+ Trình bày được chức năng của các dịch vụ mạng Linux (Samba, DNS, DHCP,

Web, FTP, Mail,...);

+ Mô tả được quá trình hoạt động của các dịch vụ mạng Linux.

- Kỹ năng:

+ Cấu hình được việc chia sẻ tập tin, in ấn mạng;

+ Cài đặt và cấu hình được các dịch vụ mạng Linux (Samba, DNS, DHCP,

Web, FTP, Mail,...);

+ Xây dựng được firewall với Squid, IP Tables của Linux;

+ Theo dõi và tối ưu được hệ thống dịch vụ mạng Linux.

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Chấp hành nghiêm túc các quy định về kỹ thuật, an toàn và bảo quản máy tính.

III. Nội dung mô đun:

1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:

Số

TT

Tên các bài trong mô đun

Thời gian (giờ)

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành, thảo luận,

bài tập

Kiểm tra

1

Bài 1: Triển khai dịch vụ NFS và SAMBA

15

2

13

1. Network File System

1

6

2. Dịch vụ SAMBA

1

7

2

Bài 2: Triển khai dịch vụ DHCP và DNS

10

2

7

1

1. Triển khai dịch vụ DHCP

1

4

2. Triển khai dịch vụ DNS

1

3

1

3

Bài 3: Triển khai dịch vụ Web và FTP

15

2

13

1. Triển khai dịch vụ Web

1

7

2. Triển khai dịch vụ FTP

1

6

4

Bài 4: Triển khai dịch vụ Mail

20

6

13

1

1. Giới thiệu hệ thống mail

3

2. Cài đặt và cấu hình dịch vụ mail Postfix

1

5

3. Cài đặt và cấu hình Dovecot

1

4

4. Cài đặt và cấu hình SquirrelMail

1

4

1

5

Bài 5: Xây dựng Firewall

15

3

11

1

1. Cấu hình proxy với Squid

2

6

2. Cấu hình Firewall với IP Tables

1

5

1

Cộng:

75

15

57

3

2. Nội dung chi tiết

Bài 1: Triển khai dịch vụ NFS và SAMBA Thời gian: 15 giờ

1. Mục tiêu của bài:

- Trình bày được đặc điểm của dịch vụ NFS và SAMBA;

- So sánh được sự khác nhau nổi bật của dịch vụ NFS và SAMBA;

- Cấu hình được việc chia sẻ tập tin, in ấn mạng;

- Rèn luyện được đức tính cẩn thận, chăm chỉ và khả năng tra cứu tài liệu.

2. Nội dung bài:

2.1. Network File System

2.2. Dịch vụ SAMBA

Bài 2: Triển khai dịch vụ DHCP và DNS Thời gian: 10 giờ

1. Mục tiêu của bài:

- Trình bày được chức năng và sự hoạt động của dịch vụ DHCP và DNS;

- Cài đặt và cấu hình được dịch vụ DHCP và DNS;

- Rèn luyện được đức tính cẩn thận, chăm chỉ và khả năng tra cứu tài liệu.

2. Nội dung bài:

2.1. Triển khai dịch vụ DHCP

2.2. Triển khai dịch vụ DNS

Bài 3: Triển khai dịch vụ Web và FTP Thời gian: 15 giờ

1. Mục tiêu của bài:

- Trình bày được chức năng và sự hoạt động của dịch vụ Web và FTP;

- Cài đặt và cấu hình được dịch vụ Web và FTP;

- Rèn luyện được đức tính cẩn thận, chăm chỉ và khả năng tra cứu tài liệu.

2. Nội dung bài:

2.1. Triển khai dịch vụ Web

2.2. Triển khai dịch vụ FTP

Bài 4: Triển khai dịch vụ Mail Thời gian: 20 giờ

1. Mục tiêu của bài:

- Trình bày được đặc điểm của các dịch vụ mail Postfix, Dovecot và SquirrelMail;

- Cài đặt và cấu hình được các dịch vụ mail Postfix, Dovecot và SquirrelMail;

- Rèn luyện được đức tính cẩn thận, chăm chỉ và khả năng tra cứu tài liệu.

2. Nội dung bài:

2.1. Giới thiệu hệ thống mail

2.2. Cài đặt và cấu hình dịch vụ mail Postfix

2.3. Cài đặt và cấu hình Dovecot

2.4. Cài đặt và cấu hình SquirrelMail

Bài 5: Xây dựng Firewall Thời gian: 15 giờ

1. Mục tiêu của bài:

- Trình bày được khái niệm và chức năng chính của tường lửa;

- Cấu hình được proxy với Squid;

- Cấu hình được tường lửa với IP Tables;

- Rèn luyện được đức tính cẩn thận, chăm chỉ và khả năng tra cứu tài liệu.

2. Nội dung bài:

2.1. Cấu hình proxy với Squid

2.2. Cấu hình Firewall với IP Tables

IV. Điều kiện thực hiện mô đun

1. Phòng học chuyên môn hóa:

- Phòng học trực tuyến đạt chuẩn, hệ thống máy tính được nối mạng

- Phòng học chuyên môn giảng dạy thực hành: đảm bảo diện tích, thông thoáng, chiếu sáng hợp lý.

2. Trang thiết bị máy móc:

- Trang thiết bị máy móc khi giảng dạy các nội dung trực tuyến:

+ Máy chiếu ;

+ Máy vi tính;

+ Loa, microphone hoặc tai nghe có micro;

+ Webcam.

- Trang thiết bị máy móc khi giảng dạy thực hành tại phòng học chuyên môn:

+ Máy chiếu

+ Máy vi tính có kết nối mạng.

3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:

- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu khi giảng dạy các nội dung trực tuyến:

+ Giáo trình, tài liệu hướng dẫn bài học và bài tập thực hành đã được số hóa;

+ Slide bài giảng chuẩn định dạng Scorm;

+ Video bài giảng;

+ Các hình vẽ, ví dụ minh họa.

- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu khi giảng dạy thực hành tại phòng học chuyên môn:

+ Giáo trình Hệ điều hành Linux

+ Tài liệu nghiên cứu phát tay

V. Nội dung và phương pháp đánh giá

1. Nội dung:

- Kiến thức:

+ Chức năng của các dịch vụ mạng Linux (Samba, DNS, DHCP, Web, FTP, Mail,...);

+ Mô tả được quá trình hoạt động của các dịch vụ mạng Linux;

- Kỹ năng:

+ Cấu hình việc chia sẻ tập tin, in ấn mạng;

+ Cài đặt và cấu hình các dịch vụ mạng Linux (Samba, DNS, DHCP, Web, FTP, Mail,...);

+ Xây dựng firewall với Squid, IP Tables của Linux;

+ Theo dõi và tối ưu hệ thống dịch vụ mạng Linux.

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Tính cẩn thận, thao tác nhanh, chuẩn xác, tự giác trong học tập.

+ Chấp hành nghiêm túc các quy định về kỹ thuật, an toàn và bảo quản máy tính.

2. Phương pháp:

- Đánh giá kiến thức, các nội dung giảng dạy trực tuyến thông qua các bài kiểm tra dưới các hình thức vấn đáp trực tuyến, trắc nghiệm trên hệ thống trực tuyến.

- Đánh giá kỹ năng thông qua các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ (tự luận hoặc thực hành trên máy tính) trong quá trình thực hiện các bài học.

- Kết thúc chương trình môn học, tổ chức ôn tập và thi kết thúc môn học bằng bài kiểm tra thực hành trên máy tính theo thời gian quy định.

- Cách tính điểm đánh giá được thực hiện theo quy định hiện hành.

VI. Hướng dẫn thực hiện mô đun

1. Phạm vi áp dụng mô đun:

Chương trình mô đun được sử dụng để giảng dạy cho trình độ cao đẳng nghề Quản trị mạng máy tính.

2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập mô đun:

- Đối với giảng viên:

+ Trước khi giảng dạy phải căn cứ vào nội dung được đào tạo trực tuyến, nội dung đào tạo tập trung tại phòng học chuyên môn của từng bài học để chuẩn bị đủ học liệu và các điều kiện giảng dạy nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy.

+ Hướng dẫn cho sinh viên tìm hiểu trong thực tế, nguồn từ internet và tổ chức thảo luận các vấn đề liên quan giữa lý thuyết và thực tế

+ Để giúp người học nắm vững những kiến thức cơ bản, sau mỗi bài học cần giao bài tập đến từng học sinh. Các bài tập phải phù hợp với phần kiến thức, kỹ năng đã học. Tổ chức kiểm tra đánh giá và công bố kết quả công khai.

+ Tăng cường sử dụng trang thiết bị, hình ảnh minh họa trực quan, trình diễn mẫu để tăng hiệu quả dạy học từ xa.

+ Chuẩn bị các loại đề kiểm tra để đánh giá quá trình học tập của học sinh, sinh viên.

- Đối với người học:

+ Chấp hành nghiêm túc các quy định về giờ học, làm bài tập đầy đủ.

3. Những trọng tâm cần chú ý:

- Cấu hình việc chia sẻ tập tin, in ấn mạng;

- Cài đặt và cấu hình các dịch vụ mạng Linux (Samba, DNS, DHCP, Web, FTP, Mail,...);

- Xây dựng firewall với Squid, IP Tables của Linux;

- Theo dõi và tối ưu hệ thống dịch vụ mạng Linux.

4. Tài liệu tham khảo:

[1] Nhập môn Linux, Hà Quốc Trung, NXB Bách Khoa

[2] Hệ điều hành Linux, Trung tâm tin học Đại học khoa học tự nhiên, NXB Đại học quốc gia TP.Hồ Chí Minh

[3] Linux & Study Guide, Roderick W. Smith, SYBEX Inc

[4] The Linux System Administrator's Guide, Stephen Stafford & Alex Weeks

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC

Tên môn học: An toàn mạng

Mã môn học: MH27

Thời gian thực hiện môn học: 75 giờ; (Lý thuyết: 45 giờ; Thực hành: 27 giờ; Kiểm tra: 03 giờ)

I. Vị trí, tính chất của môn học:

- Vị trí: Mạng máy tính là là môn học chuyên môn trong chương trình đào tạo.Môn học được bố trí giảng dạy sau khi sinh viên đã học các môn học, mô đun cơ sở và song song với các môn học, mô đun chuyên môn.

- Tính chất: Môn học thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin mang tính chất lý thuyết liên quan tới kiến thức và thực hiện kỹ năng nghề nghiệp trong các môn học mô đun chuyên môn, được áp dụng trong chuyên ngành Quản trị mạng.

II. Mục tiêu môn học:

- Kiến thức:

+ Xác định được các thành phần cần bảo mật cho một hệ thống mạng;

+ Trình bày được các hình thức tấn công vào hệ thống mạng;

+ Mô tả được cách thức mã hoá thông tin;

+ Trình bày được quá trình NAT trong hệ thống mạng;

+ Xác định được khái niệm về danh sách truy cập;

+ Mô tả được nguyên tắc hoạt động của danh sách truy cập;

+ Liệt kê được danh sách truy cập trong chuẩn mạng TCP/IP;

+ Phân biệt được các loại virus thông dụng và cách phòng chống virus.

- Kỹ năng:

+ Thiết lập được các cách thức bảo mật

+ Cấu hình và xây dựng được các chính sách bảo mật

+ Thiết lập tường lửa bảo vệ mạng

+ Cài đặt được các phần mềm chống virus và thiết lập cấu hình các phần mềm đó

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Rèn luyện đức tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác và có trách nhiệm trong công việc; chủ động, tích cực trong học tập.

+ Chấp hành nghiêm túc các quy định về kỹ thuật, an toàn và bảo quản máy tính

III. Nội dung môn học:

1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:

Số TT

Tên chương, mục

Thời gian (giờ)

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập

Kiểm tra

1

2

3

4

5

6

Chương 1: Tổng quan về bảo mật và an toàn mạng

1. Các khái niệm chung

2. Nhu cầu bảo vệ thông tin

Chương 2: Mã hóa thông tin

1. Căn bản về mã hoá

2. Độ an toàn của thuật toán

3. Phân loại các thuật toán mã hoá

Chương 3: NAT

1. Giới thiệu

2. Các kỹ thuật Nat cổ điển

3. NAT trong Windows server

Chương 4: Bảo vệ mạng bằng tường lửa

1. Các kiểu tấn công

2. Các mức bảo vệ an toàn

3. Internet Firewall

Chương 5: Danh sách điều khiển truy cập

1. Khái niệm về danh sách truy cập

2. Nguyên tắc hoạt động của danh sách truy cập

Chương 6: Virus và cách phòng chống

1. Giới thiệu tổng quan về virus

2. Cách thức lây lan và phân loại virus

3. Ngăn chặn sự xâm nhập virus

5

2

3

10

3

2

5

10

1

4

5

10

3

2

5

15

5

10

10

2

3

5

5

2

3

5

2

1

2

4

1

2

2

4

1

1

2

6

2

4

4

1

1

2

5

1

1

3

5

2

2

5

2

1

2

8

3

5

6

1

2

3

1

1

1

1

1

1

Cộng

60

28

29

3

2. Nội dung chi tiết:

Chương 1: Tổng quan về bảo mật và an toàn mạng Thời gian: 5 giờ

1. Mục tiêu:

- Trình bày được các hình thức tấn công vào hệ thống mạng;

- Xác định được các thành phần của một hệ thống bảo mật.

- Thực hiện các thao tác an toàn với máy tính

2. Nội dung chương

2.1. Các khái niệm chung

2.1.1. Đối tượng tấn công mạng (Intruder)

2.1.2. Các lỗ hổng bảo mật

2.2. Nhu cầu bảo vệ thông tin

2.2.1. Nguyên nhân

2.2.2. Bảo vệ dữ liệu

2.2.3. Bảo vệ tài nguyên sử dụng trên mạng

2.2.4. Bảo bệ danh tiếng của cơ quan

Chương 2: Mã hóa thông tin Thời gian: 10 giờ

1. Mục tiêu:

- Liệt kê và phân biệt được các kiểu mã hóa dữ liệu ;

- Áp dụng được việc mã hóa và giải mã với một số phương pháp cơ bản ;

- Mô tả về hạ tầng ứng dụng khóa công khai.

- Thực hiện các thao tác an toàn với máy tính.

2. Nội dung chương:

2.1. Căn bản về mã hoá

2.1.1. Tại sao cần phải mã hoá

2.1.2. Nhu cầu sử dụng kỹ thuật mã hoá

2.1.3. Quá trình mã hoá

2.2. Độ an toàn của thuật toán

2.3. Phân loại các thuật toán mã hoá

2.3.1. Mã hoá cổ điển

2.3.2. Mã hoá đối xứng

2.3.3. Mã hoá bất đối xứng

2.3.4. Hệ thống mã hoá khoá lai (Hybrid Cryptosystems)

Chương 3: NAT Thời gian: 10 giờ

1. Mục tiêu:

- Trình bày được quá trình NAT của một hệ thống mạng ;

- Trình bày được NAT tĩnh và NAT động ;

- Thiết lập cấu hình NAT trên Windows server;

- Thực hiện các thao tác an toàn với máy tính.

2. Nội dung chương:

2.1. Giới thiệu

2.2. Các kỹ thuật Nat cổ điển

2.3. NAT trong Windows server

Chương 4: Bảo vệ mạng bằng tường lửa Thời gian: 10 giờ

1. Mục tiêu:

- Liệt kê được các tình huống tấn công mạng ;

- Mô tả được xây dựng kiến trúc mạng sử dụng tường lửa ;

- Cấu hình tường lửa để bảo vệ mạng.

- Thực hiện các thao tác an toàn với máy tính.

2. Nội dung chương:

2.1. Các kiểu tấn công

2.2. Các mức bảo vệ an toàn

2.3. Internet Firewall

Chương 5: Danh sách điều khiển truy cập Thời gian: 15 giờ

1. Mục tiêu:

- Trình bày được khái niệm về danh sách truy cập ;

- Mô tả được nguyên tắc hoạt động của danh sách truy cập ;

- Mô phỏng được danh sách truy cập trong chuẩn mạng TCP/IP.

- Thực hiện các thao tác an toàn với máy tính

2. Nội dung chương:

2.1. Khái niệm về danh sách truy cập

2.2. Nguyên tắc hoạt động của danh sách truy cập

Chương 6: Virus và cách phòng chống Thời gian: 10 giờ

1. Mục tiêu:

- Mô tả được virus máy tính ;

- Trình bày được cách thức lây lan của virus máy tính ;

- Phân biệt được các loại virus ;

- Phòng ngừa được sự xâm nhập của virus;

- Thực hiện các thao tác an toàn với máy tính.

2. Nội dung chương:

2.1. Giới thiệu tổng quan về virus

2.2. Cách thức lây lan và phân loại virus

2.3. Ngăn chặn sự xâm nhập virus

IV. Điều kiện thực hiện môn học:

1. Phòng học chuyên môn hóa:

- Phòng học trực tuyến đạt chuẩn, hệ thống máy tính được nối mạng

- Phòng học chuyên môn giảng dạy thực hành: đảm bảo diện tích, thông thoáng, chiếu sáng hợp lý.

2. Trang thiết bị máy móc:

- Trang thiết bị máy móc khi giảng dạy các nội dung trực tuyến:

+ Máy chiếu ;

+ Máy vi tính;

+ Loa, microphone hoặc tai nghe có micro;

+ Webcam.

- Trang thiết bị máy móc khi giảng dạy thực hành tại phòng học chuyên môn:

+ Máy chiếu.

+ Máy tính.

3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:

- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu khi giảng dạy các nội dung trực tuyến:

+ Giáo trình, tài liệu hướng dẫn bài học và bài tập thực hành đã được số hóa;

+ Slide bài giảng chuẩn định dạng Scorm;

+ Video bài giảng;

+ Các hình vẽ, ví dụ minh họa.

- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu khi giảng dạy thực hành tại phòng học chuyên môn:

+ Giáo trình môn học An toàn mạng

+ Tài liệu nghiên cứu phát tay

4. Các điều kiện khác:

V. Nội dung và phương pháp, đánh giá:

1. Nội dung:

- Kiến thức:

+ Xác định các thành phần cần bảo mật cho một hệ thống

+ Trình bày các hình thức tấn công vào hệ thống mạng

+ Liệt kê các tình huống tấn công mạng

+ Mô tả cách thức mã hoá thông tin

+ Mô tả xây dựng kiến trúc mạng sử dụng tường lửa

+ Hiểu kiến trúc mạng có sử dụng tường lửa

+ Phân loại các loại virus thông dụng và phương pháp phòng chống virus

- Kỹ năng:

+ Thiết lập các cách thức bảo mật

+ Cấu hình và xây dựng các chính sách bảo mật

+ Thiết lập tường lửa bảo vệ mạng

+ Cài đặt các phần mềm chống virus và thiết lập cấu hình các phần mềm đó

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Rèn luyện đức tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác và có trách nhiệm trong công việc; chủ động, tích cực trong học tập.

+ Chấp hành nghiêm túc các quy định về kỹ thuật, an toàn và bảo quản máy tính.

2. Phương pháp:

- Đánh giá kiến thức, các nội dung giảng dạy trực tuyến thông qua các bài kiểm tra dưới các hình thức vấn đáp trực tuyến, trắc nghiệm trên hệ thống trực tuyến.

- Đánh giá kỹ năng thông qua các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ (tự luận hoặc thực hành trên máy tính) trong quá trình thực hiện các bài học.

- Kết thúc chương trình môn học, tổ chức ôn tập và thi kết thúc môn học bằng bài kiểm tra thực hành trên máy tính theo thời gian quy định.

- Cách tính điểm đánh giá được thực hiện theo quy định hiện hành.

VI. Hướng dẫn thực hiện môn học:

1. Phạm vi áp dụng môn học:

Chương trình môn học được sử dụng để giảng dạy cho trình độ cao đẳng nghề Quản trị mạng máy tính

2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập môn học:

- Đối với giảng viên:

+ Trước khi giảng dạy phải căn cứ vào nội dung được đào tạo trực tuyến, nội dung đào tạo tập trung tại phòng học chuyên môn của từng bài học để chuẩn bị đủ học liệu và các điều kiện giảng dạy nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy.

+ Hướng dẫn cho sinh viên tìm hiểu trong thực tế, nguồn từ internet và tổ chức thảo luận các vấn đề liên quan giữa lý thuyết và thực tế

+ Để giúp người học nắm vững những kiến thức cơ bản, sau mỗi bài học cần giao bài tập đến từng học sinh. Các bài tập phải phù hợp với phần kiến thức, kỹ năng đã học. Tổ chức kiểm tra đánh giá và công bố kết quả công khai.

+ Tăng cường sử dụng trang thiết bị, hình ảnh minh họa trực quan, trình diễn mẫu để tăng hiệu quả dạy học từ xa.

+ Chuẩn bị các loại đề kiểm tra để đánh giá quá trình học tập của học sinh, sinh viên.

- Đối với người học:

+ Chấp hành nghiêm túc các quy định về giờ học, làm bài tập đầy đủ

3. Những trọng tâm cần chú ý:

- Mã hóa thông tin

- Các kỹ thuật NAT

- Tường lửa

4. Tài liệu tham khảo:

[1]. Ths Tô Nguyễn Nhật Quang - An toàn mạng máy tính - Trường Đại học Công nghệ Thông tin - năm 2011

[2]. TS Nguyễn Đại Thọ - An toàn mạng - Trường Đại học Công nghệ - ĐHQGHN - năm 2010

[3]. Nguyễn Khánh Văn - Information Security - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội - năm 2009

[4]. Nguyễn Anh Tuấn - Các vấn đề an ninh an toàn mạng - Trung tâm TH-NN Trí Đức - năm 2008

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN

Tên mô đun: Bảo trì hệ thống mạng

Mã mô đun: MĐ28

Thời gian thực hiện mô đun: 75 giờ; (Lý thuyết: 45 giờ; Thực hành: 27 giờ; Kiểm tra: 03 giờ)

I. Vị trí, tính chất của mô đun:

- Vị trí: Kiến thức cơ bản về bảo trì hệ thống mạng, là mô đun chuyên môn trong chương trình đào tạo. Mô đun được bố trí giảng dạy song song với các mô đun chuyên ngành và sau khi đã học xong các môn học, mô đun cơ cở.

- Tính chất: Mô đun thuộc chuyên ngành Quản trị mạng, phân loại được các sự cố hệ thống mạng, sự cố phần cứng như sự cố card mạng, sự cố phần cứng Ethernet, sự cố phần cứng điện, vô tuyến,… Truy cập mạng, máy in mạng…, giúp cho người học chủ động được khi làm việc với các thiết bị mạng, hệ thống mạng.

II. Mục tiêu mô đun:

- Kiến thức:

+ Phân loại được các sự cố hệ thống mạng thường xảy ra.

+ Xác định được các sự cố thường xảy ra đối với các thiết bị phần cứng của một hệ thống mạng như: Card mạng, nguồn điện, phần cứng vô tuyến...

+ Kiểm tra và định được cấu hình cho các thiết bị mạng nếu các thiết bị gặp sự cố.

- Kỹ năng:

+ Thiết lập được các chế độ quản lý người sử dụng trên hệ thống mạng.

+ Quản lý được việc truy cập mạng của người sử dụng, kiểm tra, xử lý sự cố chia sẻ tài nguyên mạng như các tập tin, máy in. Khắc phục các lỗi của máy in mạng.

+ Khắc phục được các lỗi của hệ thống tường lửa, bảo vệ cho hệ thống mạng tránh bị nhiểm các loại virus lây lan trên mạng. Bảo trì sự an toàn cho mạng kông dây.

+ Sao lưu và phục hồi được các thông tin trên mạng.

+ Nâng cấp được hệ thống mạng đang hoạt động.

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Có ý thức tự giác, tính kỷ luật cao, tinh thần trách nhiệm trong học tập, kỹ năng làm việc nhóm.

+ Rèn luyện đức tính cẩn thận, chăm chỉ, khả năng tìm kiếm tài liệu chuyên ngành và tra cứu online.

III. Nội dung mô đun:

1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:

Số

TT

Tên các bài trong mô đun

Thời gian (giờ)

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành, thảo luận, bài tập

Kiểm tra

1

Bài 1: Phân loại các sự cố hệ thống mạng

1. Sự cố và các lỗi do phía nhà cung cấp dịch vụ (ISP)

2. Sự cố và các lỗi liên quan đến truyền dẫn từ ISP đến người dùng

3. Sự cố do phía người dùng

12

3

3

6

6

2

1

3

6

1

2

3

2

Bài 2: Sự cố Phần cứng

1. Sự cố card mạng

2. Sự cố phần cứng Ethernet

3. Sự cố phần cứng điện

4. Sự cố phần cứng vô tuyến

5. Kỹ thuật và xử lý sự cố

12

2

3

2

2

3

6

1

2

1

1

1

6

1

1

1

1

2

3

Bài 3: Sự cố Phần mềm

1. Định cấu hình card mạng

2. Định cấu hình bộ định tuyến

3. Định cấu hình và quản lý người dùng

4. Sự cố về phần mềm hỗ trợ gây ra cho hệ thống

18

3

5

6

4

12

2

3

4

3

5

1

2

1

1

1

1

4

Bài 4: Truy cập mạng, máy in mạng

1. Xử lý sự cố kết nối mạng

2. Sự cố trong máy in dùng chung

3. Quản lý hoạt động in mạng

4. Xử lý sự cố máy in mạng

18

5

5

3

5

12

4

3

2

3

5

1

2

1

1

1

1

5

Bài 5: Bảo mật, bảo trì

1. Sự cố về bức tường lửa

2. Virus

3. Những vấn đề về bảo mật vô tuyến

4. Ghi tài liệu

5. Sao lưu thông tin

6. Nâng cấp mạng

15

3

3

2

2

2

3

8

2

2

1

1

1

1

6

1

1

1

1

1

1

1

1

Cộng:

75

45

27

3

2. Nội dung chi tiết

Bài 1: Phân loại các sự cố hệ thống mạng Thời gian: 12 giờ

1. Mục tiêu của bài:

- Xác định và phân loại được các sự cố trong hệ thống mạng

- Xác định được lỗi do phía nhà cung cấp dịch vụ (ISP)

- Xác định được các lỗi liên quan đến truyền dẫn từ (ISP) đến người dùng:

- Xử lý được lỗi do phía người dùng.

- Rèn luyện đức tính cẩn thận, chăm chỉ, khả năng tìm kiếm tài liệu chuyên ngành và tra cứu online.

2. Nội dung bài:

2.1. Sự cố và các lỗi do phía nhà cung cấp dịch vụ (ISP)

2.2. Sự cố và các lỗi liên quan đến truyền dẫn từ ISP đến người dùng

2.3. Sự cố do phía người dùng

Bài 2: Sự cố phần cứng Thời gian: 12 giờ

1. Mục tiêu của bài:

- Xác định được sự cố về phần cứng

- Xác định được nguyên nhân gây ra sự cố

- Xử lý được kịp thời các sự cố

- Rèn luyện đức tính cẩn thận, chăm chỉ, khả năng tìm kiếm tài liệu chuyên ngành và tra cứu online.

2. Nội dung bài:

2.1. Sự cố card mạng

2.2. Sự cố phần cứng Ethernet

2.3. Sự cố phần cứng điện

2.4. Sự cố phần cứng vô tuyến

2.5. Kỹ thuật và xử lý sự cố

Bài 3: Sự cố phần mềm Thời gian: 18 giờ

1. Mục tiêu của bài:

- Xác định được các lỗi do phần mềm gây ra cho hệ thống ;

- Định lại được các cấu hình phần mềm cho thiết bị ;

- Có ý thức tự giác, tính kỷ luật cao, tinh thần trách nhiệm trong học tập, kỹ năng làm việc nhóm;

- Thực hiện các thao tác an toàn với máy tính.

2. Nội dung bài:

2.1. Định cấu hình card mạng

2.2. Định cấu hình bộ định tuyến

2.3. Định cấu hình và quản lý người dùng

2.4. Sự cố về phần mềm hỗ trợ gây ra cho hệ thống

Bài 4: Truy cập mạng, máy in mạng Thời gian: 18 giờ

1. Mục tiêu của bài:

- Xác định được các sự cố kết nối mạng;

- Sửa chữa các được các sự cố đó;

- Quản lý hoạt động in và khắc phục được các sự cố của máy in dùng chung trên mạng.

- Rèn luyện đức tính cẩn thận, chăm chỉ, khả năng tìm kiếm tài liệu chuyên ngành và tra cứu online.

2. Nội dung bài:

2.1. Xử lý sự cố kết nối mạng

2.2. Sự cố trong máy in dùng chung

2.3. Quản lý hoạt động in mạng

2.4. Xử lý sự cố máy in mạng

Bài 5: Bảo mật, bảo trì Thời gian: 15 giờ

1. Mục tiêu của bài:

- Phát hiện được các sự cố về tường lửa và vấn đề cần bảo mật trên hệ thống mạng;

- Kiểm tra và quét các loại virus máy tính xâm nhập vào mạng;

- Sao lưu và phục hồi dữ liệu thường xuyên, có định kỳ;

- Nâng cấp mở rộng hệ thống mạng đang sử dụng.

- Thực hiện các thao tác an toàn với máy tính.

- Rèn luyện đức tính cẩn thận, chăm chỉ, khả năng tìm kiếm tài liệu chuyên ngành và tra cứu online.

2. Nội dung bài:

2.1. Sự cố về bức tường lửa

2.2. Virus

2.3. Những vấn đề về bảo mật vô tuyến

2.4. Ghi tài liệu

2.5. Sao lưu thông tin

2.6. Nâng cấp mạng

IV. Điều kiện thực hiện mô đun:

1. Phòng học chuyên môn hóa:

- Phòng học trực tuyến đạt chuẩn, hệ thống máy tính được nối mạng

- Phòng học chuyên môn giảng dạy thực hành: đảm bảo diện tích, thông thoáng, chiếu sáng hợp lý.

2. Trang thiết bị máy móc:

- Trang thiết bị máy móc khi giảng dạy các nội dung trực tuyến:

+ Máy chiếu ;

+ Máy vi tính;

+ Loa, microphone hoặc tai nghe có micro;

+ Webcam.

- Trang thiết bị máy móc khi giảng dạy thực hành tại phòng học chuyên môn:

+ Máy chiếu;

+ Máy tính.

3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:

- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu khi giảng dạy các nội dung trực tuyến:

+ Giáo trình, tài liệu hướng dẫn bài học và bài tập thực hành đã được số hóa;

+ Slide bài giảng chuẩn định dạng Scorm;

+ Video bài giảng;

+ Các hình vẽ, ví dụ minh họa.

- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu khi giảng dạy thực hành tại phòng học chuyên môn:

+ Giáo trình mô đun Bảo trị hệ thống mạng;

+ Tài liệu nghiên cứu phát tay;

4. Các điều kiện khác:

V. Nội dung và phương pháp, đánh giá:

1. Nội dung:

- Kiến thức:

+ Phân loại các sự cố và các lỗi hệ thống thống mạng.

+ Định cấu hình các thiết bị mạng.

- Kỹ năng:

+ Xử lý sự cố kết nối mạng, các thiết bị mạng.

+ Những vấn đề về bảo mật và cập nhập các bản nâng cấp hệ thống mạng khi đang sử dụng.

+ Rèn luyện đức tính cẩn thận, chăm chỉ, khả năng tìm kiếm tài liệu chuyên ngành và tra cứu online.

2. Phương pháp:

- Đánh giá kiến thức, các nội dung giảng dạy trực tuyến thông qua các bài kiểm tra dưới các hình thức vấn đáp trực tuyến, trắc nghiệm trên hệ thống trực tuyến.

- Đánh giá kỹ năng thông qua các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ (tự luận hoặc thực hành trên máy tính) trong quá trình thực hiện các bài học.

- Kết thúc chương trình môn học, tổ chức ôn tập và thi kết thúc môn học bằng bài kiểm tra thực hành trên máy tính theo thời gian quy định.

- Cách tính điểm đánh giá được thực hiện theo quy định hiện hành.

VI. Hướng dẫn thực hiện mô đun:

1. Phạm vi áp dụng mô đun:

Chương trình mô đun được sử dụng để giảng dạy trình độ cao đẳng nghề Quản trị mạng máy tính.

2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập mô đun:

- Đối với giảng viên:

+ Trước khi giảng dạy phải căn cứ vào nội dung được đào tạo trực tuyến, nội dung đào tạo tập trung tại phòng học chuyên môn của từng bài học để chuẩn bị đủ học liệu và các điều kiện giảng dạy nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy.

+ Hướng dẫn cho sinh viên tìm hiểu trong thực tế, nguồn từ internet và tổ chức thảo luận các vấn đề liên quan giữa lý thuyết và thực tế

+ Để giúp người học nắm vững những kiến thức cơ bản, sau mỗi bài học cần giao bài tập đến từng học sinh. Các bài tập phải phù hợp với phần kiến thức, kỹ năng đã học. Tổ chức kiểm tra đánh giá và công bố kết quả công khai.

+ Tăng cường sử dụng trang thiết bị, hình ảnh minh họa trực quan, trình diễn mẫu để tăng hiệu quả dạy học từ xa.

+ Chuẩn bị các loại đề kiểm tra để đánh giá quá trình học tập của học sinh, sinh viên.

- Đối với người học:

+ Chấp hành nghiêm túc các quy định về giờ học, làm bài tập đầy đủ.

3. Những trọng tâm cần chú ý:

- Phân biệt các sự cố hệ thống mạng.

- Xác định được sự cố về cứng, nguyên nhân và cách khắc phục.

- Xác định được lỗi phần mềm, nguyên nhân và cách khắc phục.

- Quản lý được máy in, khắc phục được sự cố của máy in khi dùng chung trên mạng.

- Sao lưu, phục hồi dữ liệu thường xuyên, có định kỳ.

4. Tài liệu tham khảo:

[1] Giáo trình Bảo trì hệ thống mạng - Tổng cục giáo dục nghề nghiệp – 2013

[2]https://123doc.org/document/639001-quan-ly-khai-thac-va-bao-tri-he-thong-mang.htm

5. Ghi chú và giải thích (nếu có):

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN

Tên mô đun: Công nghệ mạng không dây

Mã mô đun: MĐ29

Thời gian thực hiện mô đun: 60 giờ; (Lý thuyết: 30 giờ; Thực hành, thảo luận, bài tập: 27 giờ; Kiểm tra: 03 giờ)

I. Vị trí, tính chất của mô đun:

- Vị trí: Công nghệ mạng không dây là mô đun chuyên môn trong chương trình đào tạo. Mô đun được bố trí sau khi sinh viên học xong mô đun: Mạng máy tính, Thiết kế và xây dựng mạng LAN.

- Tính chất: Là mô đun cung cấp kiến thức, kỹ năng về công nghệ mạng không dây, các biện pháp bảo mật mạng không dây.

II. Mục tiêu mô đun:

- Kiến thức:

+ Trình bày được xu hướng sử dụng công nghệ mạng không dây trong thời đại mới;

+ Trình bày được các chuẩn của mạng không dây;

+ Phân biệt được các chế độ hoạt động của Access Point.

+ Trình bày được các giải pháp và kỹ thuật sử dụng để bảo mật cho mạng không dây

- Kỹ năng:

+ Lắp đặt và thiết lập cấu hình cho các thiết bị mạng không dây;

+ Thiết kế, xây dựng được các loại mô hình mạng không dây dạng ad-hoc và Infrastructure;

+ Quản lý được người dùng, nhóm người dùng và sử dụng được các tài nguyên chia sẻ trên mạng không dây;

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Chấp hành nghiêm túc các quy định về kỹ thuật, an toàn và bảo quản máy tính.

III. Nội dung mô đun:

1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:

Số

TT

Tên các bài trong mô đun

Thời gian (giờ)

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành, thảo luận, bài tập

Kiểm tra

1

Bài 1. Tổng quan về mạng không dây

10

10

1. Tổng quan về mạng không dây

1.1. Khái niệm về mạng không dây

1.2. Lịch sử hình thành mạng không dây

1.3. Phân loại mạng không dây

6

2

2

2

6

2

2

2

2. Các tầng mạng không dây

2.1. Chuẩn hóa mạng không dây

2.2. Các tầng mạng không dây

4

2

2

4

2

2

2

Bài 2. Kiến trúc mạng không dây

20

10

9

1

1. Các thiết bị mạng không dây

1

1

2. Các chế độ của Access Point

8

4

4

3. Các mô hình mạng không dây

6

3

3

4. Chia sẻ tài nguyên trong mạng không dây

3

1

2

5. Ưu điểm, nhược điểm của mạng không dây

2

1

1

3

Bài 3. Bảo mật mạng không dây

30

10

18

2

1. Tại sao cần phải bảo mật mạng không dây (WLAN)

1

1

2. WEP (Wired Equivalent Privacy)

2.1 Quá trình mã hóa và giải mã WEP

2.2. Cách sử dụng WEP

2

1

1

2

1

1

3. Thiết lập bảo mật cho mạng không dây

3.1. Thiết lập bảo mật bằng mật khẩu

3.2. Thiết lập bảo mật bằng chế độ lọc

20

5

15

5

1

4

14

4

9

1

1

4. Nâng cấp phần mềm cho Access Point

7

2

4

1

Cộng

60

30

27

3

2. Nội dung chi tiết

Bài 1. Tổng quan về mạng không dây Thời gian: 10 giờ

1. Mục tiêu của bài:

- Trình bày được khái niệm mạng không dây;

- Phân loại được các kiểu mạng không dây;

- Mô tả được các chuẩn mạng không dây.

- Mô tả được cơ chế phân tầng của mạng không dây;

- Trình bày được chức năng của các tầng;

2. Nội dung của bài:

2.1. Tổng quan về mạng không dây

2.1.1. Khái niệm về mạng không dây

2.1.2. Lịch sử hình thành mạng không dây

2.1.3. Phân loại mạng không dây

2.2. Các tầng mạng không dây

2.2.1. Chuẩn hóa mạng không dây

2.2.2. Các tầng mạng không dây

Bài 2. Kiến trúc mạng không dây Thời gian: 20 giờ

1. Mục tiêu của bài:

- Liệt kê được các loại thiết bị trong mạng không dây và trình bày được chức năng của các thiết bị đó.

- Phân biệt được các chế độ của Access Point.

- Thiết lập được AccessPoint hoạt động ở các chế độ khác nhau

- Rèn luyện được đức tính cẩn thận, chăm chỉ và khả năng tra cứu tài liệu

2. Nội dung của bài:

2.1. Các thiết bị mạng không dây

2.2. Các chế độ của Access Point

2.3. Các mô hình mạng không dây

2.4. Chia sẻ tài nguyên trong mạng không dây

2.5. Ưu điểm, nhược điểm của mạng không dây

Bài 3. Bảo mật mạng không dây Thời gian: 30 giờ

1. Mục tiêu của bài:

- Xác định được nhu cầu và cách thức sử dụng WEP và WPA;

- Phân biệt được các chuẩn bảo mật;

- Cấu hình được các hình thức bảo mật mạng không dây;

- Thiết lập được các chính sách bảo mật cho WLAN.

- Rèn luyện được đức tính cẩn thận, chăm chỉ và khả năng tra cứu tài liệu

2. Nội dung của bài:

2.1. Tại sao cần phải bảo mật mạng không dây (WLAN)

2.2. WEP (Wired Equivalent Privacy)

2.2.1 Quá trình mã hóa và giải mã WEP

2.2.2. Cách sử dụng WEP

2.3. Thiết lập bảo mật cho mạng không dây

2.3.1. Thiết lập bảo mật bằng mật khẩu

2.3.2. Thiết lập bảo mật bằng chế độ lọc

2.4. Nâng cấp phần mềm cho Access Point

IV. Điều kiện thực hiện mô đun

1. Phòng học chuyên môn hóa:

- Phòng học trực tuyến đạt chuẩn, hệ thống máy tính được nối mạng

- Phòng học chuyên môn giảng dạy thực hành: đảm bảo diện tích, thông thoáng, chiếu sáng hợp lý.

2. Trang thiết bị máy móc:

- Trang thiết bị máy móc khi giảng dạy các nội dung trực tuyến:

+ Máy chiếu ;

+ Máy vi tính;

+ Loa, microphone hoặc tai nghe có micro;

+ Webcam.

- Trang thiết bị máy móc khi giảng dạy thực hành tại phòng học chuyên môn:

+ Máy chiếu

+ Máy tính có card mạng không dây

+ Access Point hoạt động được ở các chế độ Bridge và Repeater.

3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:

- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu khi giảng dạy các nội dung trực tuyến:

+ Giáo trình, tài liệu hướng dẫn bài học và bài tập thực hành đã được số hóa;

+ Slide bài giảng chuẩn định dạng Scorm;

+ Video bài giảng;

+ Các hình vẽ, ví dụ minh họa.

- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu khi giảng dạy thực hành tại phòng học chuyên môn:

+ Giáo trình Công nghệ mạng không dây

+ Tài liệu nghiên cứu phát tay

V. Nội dung và phương pháp đánh giá

1. Nội dung:

- Kiến thức:

+ Các khái niệm về mạng không dây.

+ Các thiết bị trong mạng không dây và chức năng của các thiết bị đó

+ Các chế độ khác nhau của AccessPoint

- Kỹ năng:

+ Cấu hình AccessPoint hoạt động ở các chế độ khác nhau

+ Thiết lập chia sẻ tài nguyên trong mạng không dây.

+ Thiết lập bảo mật được cho mạng không dây.

+ Cập nhật phần mềm cho Access Point

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Tính cẩn thận, thao tác nhanh, chuẩn xác, tự giác trong học tập.

+ Chấp hành nghiêm túc các quy định về kỹ thuật, an toàn và bảo quản máy tính.

2. Phương pháp:

- Đánh giá kiến thức, các nội dung giảng dạy trực tuyến thông qua các bài kiểm tra dưới các hình thức vấn đáp trực tuyến, trắc nghiệm trên hệ thống trực tuyến.

- Đánh giá kỹ năng thông qua các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ (tự luận hoặc thực hành trên máy tính) trong quá trình thực hiện các bài học.

- Kết thúc chương trình môn học, tổ chức ôn tập và thi kết thúc môn học bằng bài kiểm tra thực hành trên máy tính theo thời gian quy định.

- Cách tính điểm đánh giá được thực hiện theo quy định hiện hành.

VI. Hướng dẫn thực hiện mô đun

1. Phạm vi áp dụng mô đun:

Chương trình mô đun được sử dụng để giảng dạy cho trình độ cao đẳng nghề Quản trị mạng máy tính.

2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập mô đun:

- Đối với giảng viên:

+ Trước khi giảng dạy phải căn cứ vào nội dung được đào tạo trực tuyến, nội dung đào tạo tập trung tại phòng học chuyên môn của từng bài học để chuẩn bị đủ học liệu và các điều kiện giảng dạy nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy.

+ Hướng dẫn cho sinh viên tìm hiểu trong thực tế, nguồn từ internet và tổ chức thảo luận các vấn đề liên quan giữa lý thuyết và thực tế

+ Để giúp người học nắm vững những kiến thức cơ bản, sau mỗi bài học cần giao bài tập đến từng học sinh. Các bài tập phải phù hợp với phần kiến thức, kỹ năng đã học. Tổ chức kiểm tra đánh giá và công bố kết quả công khai.

+ Tăng cường sử dụng trang thiết bị, hình ảnh minh họa trực quan, trình diễn mẫu để tăng hiệu quả dạy học từ xa.

+ Chuẩn bị các loại đề kiểm tra để đánh giá quá trình học tập của học sinh, sinh viên.

- Đối với người học:

+ Chấp hành nghiêm túc các quy định về giờ học, làm bài tập đầy đủ.

3. Những trọng tâm cần chú ý:

- Các khái niệm về mạng không dây,

- Các thiết bị trong mạng không dây và chức năng của các thiết bị đó,

- Các chế độ khác nhau của AccessPoint,

- Cấu hình AccessPoint hoạt động ở các chế độ khác nhau,

- Thiết lập chia sẻ tài nguyên trong mạng không dây,

- Thiết lập bảo mật được cho mạng không dây,

- Cập nhật được phần mềm cho Access Point.

4. Tài liệu tham khảo:

[1]. Bùi Xuân Diệu, Phạm Kỹ Cường - Tìm hiểu mạng WLAN và các phương pháp bảo mật - Trường ĐH GTVT Tp HCM

[2]. Tô Thanh Hải, Triển khai hệ thống mạng Wireless, NXB Lao Động

[3]. Hoàng Chiến Thắng - Mạng Wireless LAN - Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên

[4]. http://www.tp-link.vn/emulators.html

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN

Tên mô đun: Thực nghiệm quản trị hạ tầng mạng

Mã mô đun: MĐ30

Thời gian thực hiện mô đun: 60 giờ; (Lý thuyết: 15 giờ; Thực hành, thảo luận, bài tập: 42 giờ; Kiểm tra: 3 giờ)

I. Vị trí, tính chất của mô đun:

- Vị trí: Thực nghiệm quản trị hạ tầng mạng là mô đun chuyên môn trong chương trình đào tạo. Mô đun được bố trí giảng dạy sau các môn học, mô đun cơ sở và mô đun chuyên môn Thiết kế, xây dựng mạng LAN và Cấu hình và quản trị thiết bị mạng.

- Tính chất: chương trình mô đun bao gồm các nội dung liên quan tới các hạ tầng mạng cơ bản được triển khai trên nền hệ tảng các thiết bị của Cisco; chú trọng tới kỹ năng định tuyến và chuyển mạch gói tin trong hệ thống mạng.

II. Mục tiêu mô đun:

- Kiến thức:

+ Xác định được các giai đoạn thiết kế hạ tầng mạng;

+ Trình bày được khái niệm cân bằng tải, các phương pháp tối ưu hóa hiệu suất hoạt động của hệ thống;

+ So sánh được các cách định tuyến trong hệ thống mạng;

+ Phân tích được quá trình chuyển mạch gói tin;

+ Trình bày được tổng quan về công nghệ IPsec VPN;

+ Xác định được các giai đoạn thi công hệ thống cáp.

- Kỹ năng:

+ Khảo sát và vẽ được sơ đồ hạ tầng mạng;

+ Thiết lập được cấu hình định tuyến, chuyển mạch;

+ Thiết lập được cấu hình IPsec VPN;

+ Thi công hoàn chỉnh hệ thống cáp, thiết bị mạng của doanh nghiệp;

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Rèn luyện ý thức trách nhiệm và kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp;

+ Giải quyết tốt công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;

+ Đánh giá được chất lượng sản phẩm sau khi hoàn thành kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm.

III. Nội dung mô đun:

1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:

Số TT

Tên các bài trong mô đun

Thời gian (giờ)

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành, thảo luận, bài tập

Kiểm tra

1

Bài 1: Thiết kế hạ tầng mạng

1. Khảo sát nhu cầu

2. Xây dựng giải pháp triển khai

3. Vẽ sơ đồ hạ tầng mạng

10

3

1

1

1

7

1

3

3

2

Bài 2: Triển khai hạ tầng mạng LAN trên nền Cisco

1. Triển khai định tuyến

2. Triển khai chuyển mạch

30

8

4

4

20

10

10

2

2

3

Bài 3: Triển khai hạ tầng mạng WAN trên nền Cisco

1. Công nghệ IPsec VPN

2. Cấu hình hệ thống VPN

10

2

2

8

2

6

1

4

Bài 4: Thi công hệ thống cáp

1. Thi công hệ thống cáp mạng của doanh nghiệp

2. Triển khai thiết bị mạng trong doanh nghiệp

10

2

1

1

7

3

4

1

1

Cộng

60

15

42

3

2. Nội dung chi tiết

Bài 1: Thiết kế hạ tầng mạng Thời gian: 10 giờ

1. Mục tiêu của bài:

- Xác định được các giai đoạn thiết kế hạ tầng mạng;

- Khảo sát được hiện trạng hạ tầng mạng;

- Vẽ được sơ đồ hiện trạng hạ tầng mạng;

- Xây dựng được giải pháp hạ tầng mạng phù hợp với nhu cầu doanh nghiệp;

- Vẽ được sơ đồ hạ tầng mô tả giải pháp;

- Rèn luyện ý thức tổ chức, kỷ luật, tác phong công nghiệp.

2. Nội dung bài:

2.1. Khảo sát nhu cầu

2.2. Xây dựng giải pháp triển khai

2.3. Vẽ sơ đồ hạ tầng mạng

Bài 2: Triển khai hạ tầng mạng LAN trên nền Cisco Thời gian: 30 giờ

1.Mục tiêu của bài:

- Trình bày được khái niệm cân bằng tải, các phương pháp tối ưu hóa hiệu suất hoạt động của hệ thống;

- Cấu hình và tối ưu được Spanning Tree;

- Tối ưu được hiệu suất hoạt động, tài nguyên Switch;

- Thiết lập được cấu hình định tuyến;

- Thiết lập được cấu hình chuyển mạch;

- Thiết lập được cấu hình NAT;

- Rèn luyện ý thức tổ chức, kỷ luật, tác phong công nghiệp.

2. Nội dung bài:

2.1. Triển khai định tuyến

2.2. Triển khai chuyển mạch

Bài 3: Triển khai hạ tầng mạng WAN trên nền Cisco Thời gian: 10 giờ

1. Mục tiêu của bài:

- Trình bày được tổng quan về công nghệ IPsec VPN;

- Thiết lập được cấu hình IPsec VPN bằng dòng lệnh và bằng giao diện Web;

- Thiết lập được cấu hình MPLS để kết nối các site lại với nhau;

- Rèn luyện ý thức tổ chức, kỷ luật, tác phong công nghiệp.

2. Nội dung bài:

2.1. Công nghệ IPsec VPN

2.2. Cấu hình hệ thống VPN

Bài 4: Thi công hệ thống cáp Thời gian: 10 giờ

1. Mục tiêu của bài:

- Xác định được các giai đoạn thi công hệ thống cáp;

- Thi công hoàn chỉnh hệ thống cáp mạng của doanh nghiệp: kéo dây, bấm cáp, lắp đặt tủ Rack, bấm cable vào Path panel;

- Triển khai được các thiết bị mạng trong doanh nghiệp: Wifi, PC, Router, Switch;

- Rèn luyện ý thức tổ chức, kỷ luật, tác phong công nghiệp.

2. Nội dung bài:

2.1. Thi công hệ thống cáp mạng của doanh nghiệp

2.2. Triển khai thiết bị mạng trong doanh nghiệp

IV. Điều kiện thực hiện mô đun

1. Phòng học chuyên môn hóa, nhà xưởng: Phòng học lý thuyết và phòng thực hành đầy đủ điều kiện thực hiện mô đun theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 9210:2012)

2. Trang thiết bị máy móc:

- Máy tính;

- Thiết bị định tuyến, thiết bị chuyển mạch;

- Phần mềm Cisco Packet Tracer;

- Mạng máy tính có kết nối internet;

- Máy chiếu.

3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:

- Phấn, giấy A4;

- Cable mạng UTP;

- Đầu connector RJ45;

- Kìm bấm mạng;

- Bộ test mạng;

- Switch 4 cổng trở lên;

- Giáo trình mô đun Thực nghiệm quản trị hạ tầng mạng.

4. Các điều kiện khác:

V. Nội dung và phương pháp đánh giá

1. Nội dung:

- Kiến thức:

+ Các giai đoạn thiết kế hạ tầng mạng;

+ Khái niệm cân bằng tải, các phương pháp tối ưu hóa hiệu suất hoạt động của hệ thống;

+ Các cách định tuyến trong hệ thống mạng;

+ Quá trình chuyển mạch gói tin;

+ Công nghệ IPsec VPN;

+ Giai đoạn thi công hệ thống cáp.

- Kỹ năng:

+ Khảo sát và vẽ sơ đồ hạ tầng mạng;

+ Thiết lập cấu hình định tuyến, chuyển mạch;

+ Thiết lập cấu hình IPsec VPN;

+ Thi công hoàn chỉnh hệ thống cáp, thiết bị mạng của doanh nghiệp;

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Rèn luyện ý thức trách nhiệm và kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp;

+ Giải quyết tốt công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;

+ Đánh giá được chất lượng sản phẩm sau khi hoàn thành kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm.

2. Phương pháp:

- Đánh giá kiến thức bằng các bài kiểm tra trắc nghiệm hoặc vấn đáp;

- Đánh giá kỹ năng bằng các bài thực hành trên máy;

- Đánh giá năng lực tự chủ và trách nhiệm: đánh giá tính tự giác, tính kỷ luật, tham gia đầy đủ thời lượng mô đun, cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác trong công việc;

- Bài thi kết thúc mô đun được tổ chức dưới hình thức thi thực hành trên máy, thời gian từ 60 phút đến 90 phút;

- Cách tính điểm đánh giá được thực hiện theo quy chế hiện hành.

VI. Hướng dẫn thực hiện mô đun

1. Phạm vi áp dụng mô đun: chương trình mô đun được sử dụng để giảng dạy cho trình độ cao đẳng nghề Quản trị mạng máy tính

2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập mô đun:

- Đối với giảng viên:

+ Trước khi giảng dạy cần căn cứ vào nội dung của từng bài học chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học để đảm bảo chất lượng giảng dạy;

+ Để giúp người học nắm vững những kiến thức cơ bản cần thiết sau mỗi bài cần giao bài tập đến từng người học. Các bài tập cần phù hợp với phần lý thuyết, thực hành đã học, kiểm tra đánh giá và công bố kết quả công khai;

+ Sử dụng máy chiếu kết hợp với thao tác làm mẫu trên thiết bị thật để hướng dẫn người học hình thành các kỹ năng quan trọng của mô đun;

+ Hướng dẫn người học tìm đọc các tài liệu liên quan.

- Đối với người học: Chấp hành nghiêm túc các quy định về giờ học, làm bài tập đầy đủ

3. Những trọng tâm cần chú ý:

- Thiết lập cấu hình định tuyến;

- Thiết lập cấu hình chuyển mạch;

- Thi công hệ thống cáp.

4. Tài liệu tham khảo:

[1] CCNA Routing and Switching, Trung tâm tin học Vnpro, NXB Thông tin và truyền thông

[2] http://www.technet.microsoft.com/

5. Ghi chú và giải thích (nếu có):

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN

Tên mô đun: Thực nghiệm quản trị dịch vụ mạng

Mã mô đun: MĐ31

Thời gian thực hiện mô đun: 60 giờ; (Lý thuyết: 15 giờ; Thực hành, thảo luận, bài tập: 42 giờ; Kiểm tra: 3 giờ)

I. Vị trí, tính chất của mô đun:

- Vị trí: Thực nghiệm quản trị dịch vụ mạng là mô đun chuyên môn trong chương trình đào tạo. Mô đun được bố trí giảng dạy sau các môn học, mô đun cơ sở và mô đun chuyên môn Quản trị dịch vụ mạng.

- Tính chất: chương trình mô đun bao gồm các nội dung liên quan tới các dịch mạng được triển khai trên nền hệ tảng hệ điều hành Window; chú trọng tới kỹ năng thiết lập cấu hình các dịch vụ mạng cho hệ thống doanh nghiệp nhỏ và trung bình.

II. Mục tiêu mô đun:

- Kiến thức:

+ Xác định được các dịch vụ cần có của một hệ thống mạng doanh nghiệp nhỏ và trung bình;

+ Phân tích được mối quan hệ giữa các dịch vụ cần triển khai của hệ thống mạng;

+ Xác định được các lỗi thường gặp nhằm đề ra giải pháp và hướng xử lý lỗi.

- Kỹ năng:

+ Xây dựng và quản trị được môi trường hệ thống mạng doanh nghiệp nhỏ và trung bình;

+ Xây dựng và quản trị được các dịch vụ mạng trong hệ thống mạng doanh nghiệp nhỏ và trung bình;

+ Thiết lập được hệ thống tường lửa cứng và mềm cho doanh nghiệp;

+ Xử lý được các lỗi cơ bản trên hệ thống mạng.

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Rèn luyện ý thức trách nhiệm và kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp;

+ Giải quyết tốt công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;

+ Đánh giá được chất lượng sản phẩm sau khi hoàn thành kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm.

III. Nội dung mô đun:

1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:

Số TT

Tên các bài trong mô đun

Thời gian (giờ)

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành, thảo luận, bài tập

Kiểm tra

1

Bài 1: Quản trị môi trường mạng

1. Xây dựng hệ thống mạng domain cho doanh nghiệp

2. Xây dựng hệ thống các đối tượng trong mạng

3. Xây dựng và bảo mật File Server

4. Triển khai Active Directory Right Management Services

5. Triển khai chính sách

6. Cấu hình lưu trữ

7. Giám sát hoạt động của máy chủ

8. Cấu hình sao lưu và phục hồi hệ thống

25

6

1

2

1

1

1

18

2

3

2

3

2

2

2

2

1

1

2

Bài 2: Triển khai dịch vụ mạng

1. Cài đặt và cấu hình LAN Router

2. Cài đặt và cấu hình dịch vụ DHCP

3. Cài đặt và cấu hình DNS Server

4. Cài đặt và cấu hình máy chủ Web Server, FTP server

5. Cài đặt và cấu hình máy chủ Mail Server Mdaemon

6. Cài đặt Active Directory Certificate Services

25

7

1

1

1

1

2

1

17

2

2

2

3

4

4

1

1

3

Bài 3: Thiết lập tường lửa

1. Cấu hình Window Firewall with Advanced Security

2. Cấu hình thiết bị tường lửa

10

2

1

1

7

3

4

1

1

Cộng

60

15

42

3

2. Nội dung chi tiết

Bài 1: Quản trị môi trường mạng Thời gian: 25 giờ

1. Mục tiêu của bài:

- Xác định được cách thức bảo mật File Server;

- Trình bày được đặc điểm của dịch vụ Active Directory Right Management Services;

- Phân tích được quá trình giám sát hệ thống;

- Xây dựng được hệ thống mạng domain cho doanh nghiệp với 2 domain controller;

- Triển khai được hệ thống organizational unit, user, group, computer;

- Xây dựng và bảo mật được File Server với NTFS, Share Permission;

- Triển khai được dịch vụ Active Directory Right Management Services;

- Thiết lập được cấu hình Group Policy để quản trị hệ thống mạng domain;

- Thiết lập được cấu hình lưu trữ trên MS Windows Server: RAID, Quota, Shadow Copy, Compress, EFS;

- Giám sát được hoạt động của Server bằng công cụ: Computer Management, Task Manager, Management Resource;

- Thiết lập được cấu hình Backup và Restore trên Windows Server với Windows Server Backup;

- Rèn luyện ý thức tổ chức, kỷ luật, tác phong công nghiệp.

2. Nội dung bài:

2.1. Xây dựng hệ thống mạng domain cho doanh nghiệp

2.2. Xây dựng hệ thống các đối tượng trong mạng

2.3. Xây dựng và bảo mật File Server

2.4. Triển khai Active Directory Right Management Services

2.5. Triển khai chính sách

2.6. Cấu hình lưu trữ

2.7. Giám sát hoạt động của máy chủ

2.8. Cấu hình sao lưu và phục hồi hệ thống

Bài 2: Triển khai dịch vụ mạng Thời gian: 25 giờ

1. Mục tiêu của bài:

- Trình bày được tổng quan hệ thống mail Mdaemon;

- Trình bày được đặc điểm của dịch vụ Active Directory Certificate Services;

- Cài đặt và cấu hình được LAN Router bằng dịch vụ RRAS, routing cho hệ thống mạng hơn 2 subnet;

- Cài đặt và cấu hình được dịch vụ DHCP cấp IP động cho hệ thống mạng 1 và nhiều subnet. Cấu hình các thông số option cho dịch vụ DHCP;

- Cài đặt và cấu hình được DNS Server quản lý 1 và nhiều Zone, tạo các loại resource record. Triển khai thêm các Secondary DNS server;

- Cài đặt và cấu hình được máy chủ Web Server, FTP server với dịch vụ IIS7. Cấu hình nhiều Website trên WebServer;

- Cài đặt và cấu hình máy chủ mail server Mdaemon quản lý tài khoản mailbox của người dùng và các chính sách gửi mail nội bộ;

- Cài đặt được Active Directory Certificate Services để mã hóa mail và Website nội bộ;

- Rèn luyện ý thức tổ chức, kỷ luật, tác phong công nghiệp.

2. Nội dung bài:

2.1. Cài đặt và cấu hình LAN Router

2.2. Cài đặt và cấu hình dịch vụ DHCP

2.3. Cài đặt và cấu hình DNS Server

2.4. Cài đặt và cấu hình máy chủ Web Server, FTP server

2.5. Cài đặt và cấu hình máy chủ Mail Server Mdaemon

2.6. Cài đặt Active Directory Certificate Services

Bài 3: Thiết lập tường lửa Thời gian: 10 giờ

1. Mục tiêu của bài:

- Trình bày được chức năng của tường lửa;

- Phân loại được các loại tường lửa;

- Cấu hình được hệ thống tường lửa Window Firewall with Advanced Security;

- Cấu hình được thiết bị tường lửa;

- Rèn luyện ý thức tổ chức, kỷ luật, tác phong công nghiệp.

2. Nội dung bài:

2.1. Cấu hình Window Firewall with Advanced Security

2.2. Cấu hình thiết bị tường lửa

IV. Điều kiện thực hiện mô đun

1. Phòng học chuyên môn hóa, nhà xưởng: Phòng học lý thuyết và phòng thực hành đầy đủ điều kiện thực hiện mô đun theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 9210:2012)

2. Trang thiết bị máy móc:

- Máy tính, máy chủ;

- Thiết bị lưu trữ, thiết bị tường lửa;

- Phần mềm VMWare workstation;

- Mạng máy tính có kết nối internet;

- Máy chiếu.

3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:

- Phấn, giấy A4;

- Cable mạng UTP;

- Đầu connector RJ45;

- Kìm bấm mạng;

- Bộ test mạng;

- Switch 4 cổng trở lên;

- Giáo trình mô đun Thực nghiệm quản trị dịch vụ mạng.

4. Các điều kiện khác:

V. Nội dung và phương pháp đánh giá

1. Nội dung:

- Kiến thức:

+ Xác định các dịch vụ cần có của một hệ thống mạng doanh nghiệp nhỏ và trung bình;

+ Phân tích mối quan hệ giữa các dịch vụ cần triển khai của hệ thống mạng;

+ Xác định các lỗi thường gặp nhằm đề ra giải pháp và hướng xử lý lỗi.

- Kỹ năng:

+ Xây dựng và quản trị môi trường hệ thống mạng doanh nghiệp nhỏ và trung bình;

+ Xây dựng và quản trị các dịch vụ mạng trong hệ thống mạng doanh nghiệp nhỏ và trung bình;

+ Thiết lập hệ thống tường lửa cứng và mềm cho doanh nghiệp;

+ Xử lý các lỗi cơ bản trên hệ thống mạng;

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Rèn luyện ý thức trách nhiệm và kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp;

+ Giải quyết tốt công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;

+ Đánh giá được chất lượng sản phẩm sau khi hoàn thành kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm.

2. Phương pháp:

- Đánh giá kiến thức bằng các bài kiểm tra trắc nghiệm hoặc vấn đáp;

- Đánh giá kỹ năng bằng các bài thực hành trên máy;

- Đánh giá năng lực tự chủ và trách nhiệm: đánh giá tính tự giác, tính kỷ luật, tham gia đầy đủ thời lượng mô đun, cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác trong công việc;

- Bài thi kết thúc mô đun được tổ chức dưới hình thức thi thực hành trên máy, thời gian từ 60 phút đến 90 phút;

- Cách tính điểm đánh giá được thực hiện theo quy chế hiện hành.

VI. Hướng dẫn thực hiện mô đun

1. Phạm vi áp dụng mô đun: chương trình mô đun được sử dụng để giảng dạy cho trình độ cao đẳng nghề Quản trị mạng máy tính

2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập mô đun:

- Đối với giảng viên:

+ Trước khi giảng dạy cần căn cứ vào nội dung của từng bài học chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học để đảm bảo chất lượng giảng dạy;

+ Để giúp người học nắm vững những kiến thức cơ bản cần thiết sau mỗi bài cần giao bài tập đến từng người học. Các bài tập cần phù hợp với phần lý thuyết, thực hành đã học, kiểm tra đánh giá và công bố kết quả công khai;

+ Sử dụng máy chiếu kết hợp với thao tác làm mẫu trên thiết bị thật để hướng dẫn người học hình thành các kỹ năng quan trọng của mô đun;

+ Hướng dẫn người học tìm đọc các tài liệu liên quan.

- Đối với người học: Chấp hành nghiêm túc các quy định về giờ học, làm bài tập đầy đủ

3. Những trọng tâm cần chú ý:

- Quản trị các đối tượng trên AD;

- Triển khai các dịch vụ mạng;

- Xây dựng hệ thống tường lửa thông qua phần mềm và hệ thống tường lửa sử dụng các thiết bị tường lửa.

4. Tài liệu tham khảo:

[1] Quản trị Windows Server, Tô Thanh Hải, NXB Phương Đông

[2] http://www.technet.microsoft.com/

5. Ghi chú và giải thích (nếu có):

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC

Tên môn học: Tiếng Anh chuyên ngành

Mã môn học: MH32

Thời gian của môn học: 30 giờ; (Lý thuyết: 28 giờ; Kiểm tra 2 giờ)

I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT MÔN HỌC:

- Vị trí: Môn học được bố trí sau khi học xong các môn học chung, trước các môn học, mô đun đào tạo chuyên môn nghề.

- Tính chất:

+ Môn học Tiếng Anh chuyên ngành nghề quản trị mạng máy tính là môn học bổ trợ kỹ năng thực hành nghề cho các mô đun chuyên ngành nghề quản trị mạng máy tính.

+ Môn học này giúp cho người học phát triển được kiến thức và kỹ năng cần thiết về sử dụng tiếng Anh chuyên ngành để đọc, hiểu các tài liệu kỹ thuật trong lĩnh vực quản trị mạng máy tính, công nghệ thông tin, thiết kế web.

II. MỤC TIÊU MÔN HỌC:

- Về kiến thức:

+ Sử dụng được các thuật ngữ chuyên ngành liên quan đến ngành Quản trị mạng máy tính,công nghệ thông tin, thiết kế web.

- Về kỹ năng:

+ Phát âm chính xác các thuật ngữ chuyên ngành liên quan đến ngành Quản trị mạng máy tính, công nghệ thông tin, thiết kế web.

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Có thái độ học tập nghiêm túc, tự giác, tích cực, chủ động và hợp tác trong học tập.

III. NỘI DUNG MÔN HỌC:

1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:

Số TT

Tên chương, mục

Thời gian

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành, Bài tập

Kiểm tra

I

Unit 1:Configuration

6

1

Vocabulary

3

3

2

Exercises

3

3

II

Unit 2:Operating systems

6

1

Vocabulary

3

3

2

Exercises

3

3

III

Unit 3: Internet software

6

1

Vocabulary

3

3

2

Exercises

2

2

Test 1

1

1

IV

Unit 4:Electronic communications

6

1

Vocabulary

3

3

2

Exercises

3

3

V

Unit 5: Security and privacy on the Internet

6

1

Vocabulary

3

3

2

Exercises

2

2

Test 2

1

1

Cộng

30

28

2

2. Nội dung chi tiết:

UNIT 1: CONFIGURATION Thời gian: 6 giờ

1. Mục tiêu của bài:

Sau khi học xong bài học này, người học có khả năng:

- Liệt kê được các từ vựng để mô tả về cấu trúc máy tính bằng tiếng anh.

- Phát âm chính xác các từ, thuật ngữ chuyên ngành thuộc chủ đề Configuration

- Rèn luyện cho người học thái độ học tập nghiêm túc, tự giác, tích cực, chủ động và hợp tác trong học tập.

2. Nội dung:

2.1. Vocabulary

2.2. Exercises

UNIT 2: OPERATING SYSTEMS Thời gian: 6 giờ

1. Mục tiêu của bài:

Sau khi học xong bài học này, người học có khả năng:

- Liệt kê được các từ vựng để mô tả về hệ điều hành của máy PC bằng tiếng anh.

- Phát âm chính xác các từ, thuật ngữ chuyên ngành thuộc chủ đề Operating systems.

- Rèn luyện cho người học thái độ học tập nghiêm túc, tự giác, tích cực, chủ động và hợp tác trong học tập.

2. Nội dung:

2.1. Vocabulary

2.2. Exercises

UNIT 3: INTERNET SOFTWARE Thời gian: 6 giờ

1. Mục tiêu của bài:

Sau khi học xong bài học này, người học có khả năng:

- Liệt kê được các từ vựng để mô tả về phần mềm internet bằng tiếng anh.

- Phát âm chính xác các từ, thuật ngữ chuyên ngành thuộc chủ đề Internet software

- Rèn luyện cho người học thái độ học tập nghiêm túc, tự giác, tích cực, chủ động và hợp tác trong học tập.

2. Nội dung:

2.1. Vocabulary

2.2. Exercises

2.3. Test 1

UNIT 4: ELECTRONIC COMMUNICATION Thời gian: 6 giờ

1. Mục tiêu của bài:

Sau khi học xong bài học này, người học có khả năng:

- Liệt kê được các từ vựng để mô tả về các kênh giao tiếp điện tử bằng tiếng anh.

- Phát âm chính xác các từ, thuật ngữ chuyên ngành thuộc chủ đề Electronic communication

- Rèn luyện cho người học thái độ học tập nghiêm túc, tự giác, tích cực, chủ động và hợp tác trong học tập.

2. Nội dung:

2.1. Vocabulary

2.2. Exercises

UNIT 5: SECURITY AND PRIVACY ON THE INTERNET Thời gian: 6 giờ

Mục tiêu của bài:

Sau khi học xong bài học này, người học có khả năng:

- Liệt kê được các từ vựng để mô tả về sự an toàn và tính riêng tư trên Internet bằng tiếng anh.

- Phát âm chính xác các từ, thuật ngữ chuyên ngành thuộc chủ đề Security and privacy on the Internet

- Rèn luyện cho người học thái độ học tập nghiêm túc, tự giác, tích cực, chủ động và hợp tác trong học tập.

1. Vocabulary Thời gian: 3 giờ

2. Exercises Thời gian: 2 giờ

3. Test 2 Thời gian: 1 giờ

IV. Điều kiện thực hiện môn học:

1. Phòng học lý thuyết

2. Trang thiết bị máy móc: máy tính, máy chiếu, loa, đài, đĩa.

3. Giấy A0, A4, handout.

4. Các điều kiện khác: không

V. Nội dung và phương pháp, đánh giá:

1. Nội dung:

- Kiến thức:

+ Từ vựng về các chủ đề : Cấu hình máy tính, hệ điều hành của máy tính,phần mềm Internet, các kênh giao tiếp điện tử , sự an toàn và tính riêng tư trên Internet.

- Kỹ năng:Nghe, nói, đọc, viết Tiếng Anh

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:Chủ động, tự giác trong học tập.

2. Phương pháp: - Kết hợp giữa các bài tập làm trên lớp, các bài tập tự làm ở nhà và bài thi đánh giá được thực hiện dựa trên nền kiến thức cơ bản của môn học.

VI. Hướng dẫn thực hiện môn học:

1. Phạm vi áp dụng môn học: sử dụng để giảng dạy cho trình độ cao đẳng nghề Quản trị mạng máy tính

2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập môn học:

- Đối với giáo viên, giảng viên: lấy học sinh làm trung tâm

- Đối với người học:

+ Phát triển các kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng đọc, nói và viết.

+ Chủ động hợp tác trong các hoạt động căp, nhóm, cá nhân

3. Những trọng tâm cần chú ý:

- Vocabulary: Cung cấp cho người học những thuật ngữ cần thiết liên quan đến chủ điểm của mỗi bài học. Đồng thời giúp người học củng cố và ghi nhớ các thuật ngữ đó.

4. Tài liệu tham khảo:

Tài liệu h­ướng dẫn môn học Anh văn chuyên ngành, Tiếng Anh chuyên ngành CNTT (English for IT & Computer users) – Thạc Bình Cường (chủ biên), Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, 2007

5. Ghi chú và giải thích (nếu có):

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN

Tên mô đun: Trải nghiệm thực tế

Mã mô đun: MĐ33

Thời gian thực hiện mô đun: 320 giờ; (Lý thuyết: 15 giờ; Thực hành, thảo luận, bài tập: 300 giờ; Kiểm tra: 5 giờ)

I. Vị trí, tính chất của mô đun:

- Vị trí: Trải nghiệm thực tế là mô đun chuyên môn trong chương trình đào tạo. Mô đun được bố trí sau các mô đun chuyên môn nghề.

- Tính chất: Là mô đun chuyên ngành, tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận với công việc thực tế tại doanh nghiệp.

II. Mục tiêu mô đun:

- Kiến thức:

+ Trình bày được những quy định, quy trình về công tác an toàn trong lao động sản xuất, vệ sinh công nghiệp và bảo vệ môi trường của doanh nghiệp mà bản thân được trải nghiệm.

+ Mô tả được hình thức quản lý và quá trình tổ chức sản xuất của doanh nghiệp.

+ Mô tả được vị trí, nhiệm vụ, trách nhiệm của bản thân khi tham gia lao động sản xuất tại doanh nghiệp

- Kỹ năng:

+ Sử dụng được các dụng cụ, thiết bị khi tham gia trải nghiệm thực tế lao động sản xuât tại doanh nghiệp đảm bảo an toàn và hiệu quả

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Có ý thức tôn trọng tổ chức, tôn trọng kỷ luật lao động, tôn trọng người lao động, quý trọng của cải vật chất xã hội và sức lao động. Khiêm tốn , tự học hỏi và có tác phong công nghiệp.

+ Biết phối hợp giữa các cá nhân trong tổ, nhóm với nhau để lao động sản xuất đạt chất lượng và hiệu quả cao.

+ Rèn tính kiên trì, cẩn thận, thái độ nghiêm túc, chủ động sáng tạo trong lao động sản xuất.

+ Có kỹ năng trong giao tiếp, ứng sử và các kỹ năng sống khác để phục vụ cho quá trình lao động sản xuất sau khi tốt nghiệp.

+ Đánh giá được kết quả của quá trình thực tập trải nghiệm thực tế sản xuất và rút ra được những bài học kinh nghiệm từ trải nghiệm thực tế sản xuất.

III. Nội dung mô đun:

1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:

Số

TT

Tên các bài trong mô đun

Thời gian (giờ)

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành,

thảo luận,

bài tập

Kiểm tra

1

Bài 1: Những quy định và công tác an toàn lao động của doanh nghiệp

1. Nội quy khi đi thực tập

1.1. Những quy định khi đi thực tập

1.2. Những quy tắc an toàn, phòng chống cháy nổ

2. Hồ sơ thực tập. Đề cương thực tập

2.1. Hồ sơ thực tập

2.2. Đề cương thực tập

8

4

2

2

4

2

2

5

3

2

1

2

1

1

3

1

1

2

1

1

2

Bài 2: Mô hình Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp

1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty, xí nghiệp

2. Chức năng, Nhiệm vụ của các phòng, ban, phân xưởng

3. Mô hình tổ chức sản xuất, kinh doanh

25

5

10

10

5

1

2

2

20

4

8

8

3

Bài 3: Thực tập lao động sản xuất

1. Tìm hiểu tổng quát về kỹ thuật, công nghệ sản xuất và các công đoạn của quá trình sản xuất tại doanh nghiệp.

2. Lập Kế hoạch trong công việc thực tập sản xuất.

3. Tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất.

4. Tham gia giải quyết các vấn đề kỹ thuật thuộc chuyên môn của mình

260

30

30

100

100

5

3

2

255

25

25

100

100

4

Bài 4: Báo cáo quá trình trải nghiệm thực tế

1. Báo cáo tuần và tháng

2. Báo cáo kết thúc

27

12

15

22

12

10

5

5

Cộng

320

15

300

5

2. Nội dung chi tiết:

Bài 1: Những quy định và công tác an toàn lao động của doanh nghiệp

Thời gian: 8 giờ

1. Mục tiêu của bài:

- Trình bày tóm tắt được nội quy của Công ty, xí nghiệp, cơ sở sản xuất nơi trải nghiệm thực tế;

- Trình bày tóm tắt được các công tác đảm bảo an toàn lao động,vệ sinh công nghiệp, an toàn phòng cháy chữa cháy do cơ sở sản xuất nơi trải nghiệm được quy định và áp dụng;

- Sử dụng được các trang thiết bị về an toàn lao động, chữa cháy được trang bị tại doanh nghiệp ;

- Đánh giá, so sánh giữa lý luận được học trong Nhà trường và thực tế sản xuất. về an toàn lao động, an toàn PCCC và vệ sinh công nghiệp.

2. Nội dung bài:

2.1. Nội quy khi đi thực tập

2.1.1. Những quy định khi đi thực tập

2.1.2. Những quy tắc an toàn, phòng chống cháy nổ

2.2. Hồ sơ thực tập. Đề cương thực tập

2.2.1. Hồ sơ thực tập

2.2.2. Đề cương thực tập

Bài 2: Mô hình Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp Thời gian: 25 giờ

1. Mục tiêu của bài:

- Mô tả được cách thức cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ giữa các bộ phận của Công ty, xí nghiệp, phân xưởng nơi thực tập;

- Mô tả được các hoạt động sản xuất, kinh doanh của các bộ phận của Công ty, xí nghiệp, phân xưởng nơi thực tập;

- Đánh giá, so sánh giữa lý luận được học trong Nhà trường và thực tếvề công tác quản lý sản xuất tại đơn vị sản xuất nơi thực tập;

2. Nội dung bài:

2.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty, xí nghiệp

2.2. Chức năng, Nhiệm vụ của các phòng, ban, phân xưởng

2.3. Mô hình tổ chức sản xuất, kinh doanh

Bài 3: Thực tập lao động sản xuất Thời gian: 260 giờ

1. Mục tiêu của bài:

- Tìm hiểu được công nghệ, đối tượng sản xuất và các công đoạn của quá trình sản xuất của Công ty, Xí nghiệp mà sinh viên đến thực tập.

- Xác định được nhiệm vụ của vị trí được bố trí thực tập trải nghiệm.

- Trải nghiệm qua lao động sản xuất , rèn luyện tác phong công nghiệp, nâng cao kỹ năng lao động, đảm bảo an toàn, vệ sinh công nghiệp, lao động có ý thức tổ chức kỷ luật, có năng suất , đảm bảo chất lượng.

2. Nội dung bài:

2.1. Tìm hiểu tổng quát về kỹ thuật, công nghệ sản xuất và các công đoạn của quá trình sản xuất tại doanh nghiệp.

2.2. Lập Kế hoạch trong công việc thực tập sản xuất.

2.3. Tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất.

2.4. Tham gia giải quyết các vấn đề kỹ thuật thuộc chuyên môn của mình

Bài 4: Viết báo cáo quá trình trải nghiệm thực tế kết hợp sản xuất Thời gian: 27 giờ

1. Mục tiêu của bài:

- Viết được bản báo cáo theo đúng yêu cầu về nội dung, bố cục, định dạng

- Trình bày được trong báo cáo các nội dung mà bản thân đã được trải nghiệm qua thời gian thực tập tại doanh nghiệp.

- Nhận xét, đánh giá, so sánh giữa lý luận được học trong Nhà trường và thực tếvề hoạt động sản xuất, kinh doanh tại đơn vị thực tập.

- Trình bày những bài học kinh nghiệm đúc rút được trong quá trình thực tập trải nghiệm thực tế.

- Bản báo cáo trung thực, chính xác, khoa học.

2. Nội dung bài:

2.1. Báo cáo tuần và tháng

2.2. Báo cáo kết thúc

IV. Điều kiện thực hiện mô đun

1. Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng:

2. Trang thiết bị máy móc:

3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:

4. Các điều kiện khác:

V. Nội dung và phương pháp đánh giá

1. Nội dung:

- Kiến thức:

+ Những quy định, quy trình về công tác an toàn trong lao động sản xuất, vệ sinh công nghiệp và bảo vệ môi trường của doanh nghiệp mà bản thân được trải nghiệm.

+ Vị trí, nhiệm vụ, trách nhiệm của bản thân khi tham gia lao động sản xuất tại doanh nghiệp

- Kỹ năng:

+ Sử dụng các dụng cụ, thiết bị khi tham gia trải nghiệm thực tế lao động sản xuât tại doanh nghiệp đảm bảo an toàn và hiệu quả

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Có ý thức tôn trọng tổ chức, tôn trọng kỷ luật lao động, tôn trọng người lao động, quý trọng của cải vật chất xã hội và sức lao động. Khiêm tốn , tự học hỏi và có tác phong công nghiệp.

+ Có kỹ năng trong giao tiếp, ứng sử và các kỹ năng sống khác để phục vụ cho quá trình lao động sản xuất sau khi tốt nghiệp.

2. Phương pháp:

- Đánh giá kiến thức bằng các bài kiểm tra vấn đáp;

- Đánh giá kỹ năng bằng báo cáo tuần, tháng của quá trình trải nghiệm thực tế;

- Đánh giá năng lực tự chủ và trách nhiệm: đánh giá tính tự giác, tính kỷ luật, tham gia đầy đủ thời lượng mô đun, cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác trong công việc;

- Bài kiểm tra kết thúc mô đun được tổ chức dưới hình thức báo cáo quá trình trải nghiệm thực tế;

- Cách tính điểm đánh giá được thực hiện theo quy chế hiện hành

VI. Hướng dẫn thực hiện mô đun

1. Phạm vi áp dụng mô đun:

Mô đun Trải nghiệm thực tế sản xuất này được sử dụng để giảng dạy cho trình độ cao đẳng nghề Quản trị mạng máy tính

2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập mô đun:

- Đối với giảng viện:

+ Hướng dẫn ban đầu trước khi sinh viên đi trải nghiệm.

+ Hướng dẫn sinh viên làm báo cáo trải nghiệm

+ Chia nhóm sinh viên để đi trải nghiệm.

+ Giảng viên hướng dẫn phải kiểm tra đánh giá thường xuyên trong quá trình sinh viên thực tập tại các doanh nghiệp.

+ Có thể giao đề cương thực tập và bố trí cho sinh viên đi thực tập riêng tại các cơ sở sản xuất để sinh viên làm quen với thực tế.

- Đối với người học:

+ Chấp hành nghiêm túc các quy định về thời gian trải nghiệm thực tế tại doanh nghiệp và làm báo cáo đầy đủ

3. Những trọng tâm cần chú ý:

- Hướng dẫn ban đầu trước khi sinh viên đi trải nghiệm

- Báo cáo tuần, tháng và kết thúc trải nghiệm

4. Tài liệu tham khảo:

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN

Tên mô đun: Thực tập nghề nghiệp

Mã mô đun: MĐ34

Thời gian thực hiện mô đun: 415 giờ; (Lý thuyết: 15 giờ; Thực hành, thảo luận, bài tập: 395 giờ; Kiểm tra: 5 giờ)

I. Vị trí, tính chất của mô đun:

- Vị trí: Thực tập nghề nghiệp là mô đun chuyên môn trong chương trình đào tạo.Mô đun này học sau tất cả các môn.

- Tính chất: Là mô đun thực hành và làm chuyên đề tốt nghiệp

II. Mục tiêu mô đun:

- Kiến thức:

+ Lựa chọn được một chủ đề nghiên cứu và thưc hành riêng cho chuyên ngành học;

+ Xác định yêu cầu của đề tài, các điều kiện về kỹ thuật, tài chính, hạn chế;

+Lập được kế hoạch thực hiện đề tài;

- Kỹ năng:

+ Sử dụng được các kỹ thuật đã học để làm đề tài;

+ Thực hiện được đề tài sau khi ra trường;

+ Viết được một báo cáo đề tài hoàn chỉnh.

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Bố trí làm việc khoa học đảm bảo an toàn cho người và phương tiện học tập.

III. Nội dung mô đun:

1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:

Số TT

Tên các bài trong mô đun

Thời gian (giờ)

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành, thảo luận,

bài tập

Kiểm tra

1

Bài 1: Xác định yêu cầu

  1. Yêu cầu của đề tài

  2. Các công việc chính phải thực hiện

  3. Các phương pháp luận sử dụng và kỹ thuật cần có

  4. Các chiến lược giải quyết vấn đề

  5. Các khó khăn và thuận lợi

25

1

2

10

10

2

3

1

1

1

22

2

9

9

2

2

Bài 2: Lựa chọn đề tài

  1. Chuyên đề và yêu cầu

  2. Cách thức thực hiện chuyên đề

  3. Báo cáo chuyên đề

10

3

3

4

2

1

1

8

2

2

4

3

Bài 3: Lập kế hoạch

  1. Kế hoạch và biện pháp thực hiện

  2. Lập kế hoạch

  3. Các mốc báo cáo

  4. Đánh giá khả thi của kế hoạch

55

15

15

14

11

5

2

1

1

1

49

13

14

13

9

1

1

4

Bài 4: Sử dụng các kỹ thuật thực hiện đề tài

  1. Chuẩn bị các tài liệu và tài nguyên thực hiện đề tài

  2. Các bước thực hiện đề tài

  3. Thực hiện đề tài

  4. Rà soát các kết quả thực hiện

285

10

10

253

12

3

2

1

265

8

9

253

10

2

2

5

Bài 5: Viết báo cáo chủ đề

  1. Cách làm báo cáo viết

  2. Các phương pháp thực hiện

  3. Viết báo cáo và trình bày báo cáo

40

10

10

20

2

1

1

36

9

9

18

2

2

Cộng

415

15

395

5

2. Nội dung chi tiết

Bài 1: Xác định yêu cầu Thời gian: 25 giờ

1. Mục tiêu của bài:

- Xác định đúng mục tiêu, yêu cầu đề tài.

- Xác định được các phương pháp để đạt được mục tiêu.

- Dự trù các khó khăn, thuận lợi khi thực hiện mục tiêu.

- Thực hiện các thao tác an toàn với máy tính

2. Nội dung bài:

2.1. Yêu cầu của đề tài

2.2. Các công việc chính phải thực hiện

2.3. Các phương pháp luận sử dụng và kỹ thuật cần có

2.4. Các chiến lược giải quyết vấn đề

2.5. Các khó khăn và thuận lợi

Bài 2: Lựa chọn đề tài Thời gian: 10 giờ

1. Mục tiêu của bài:

- Trình bày được sự cần thiết của việc nghiên cứu và chọn đề tại hợp lý.

- Xác định được cách thực hiện chuyên đề.

- Viết được báo cáo chuyên đề theo bố cục qui định.

- Thực hiện các thao tác an toàn với máy tính.

2. Nội dung bài:

2.1. Chuyên đề và yêu cầu

2.2. Cách thức thực hiện chuyên đề

2.3. Báo cáo chuyên đề

Bài 3: Lập kế hoạch Thời gian: 55 giờ

1. Mục tiêu của bài

- Lập được kế hoạch khả thi (bao gồm nội dung, thời gian, các chi tiết liên quan)

- Lập được lịch trình báo cáo chi tiết.

- Đánh gía được được mức độ khả thi của kế hoạch.

- Thực hiện các thao tác an toàn với máy tính.

2. Nội dung bài :

2.1. Kế hoạch và biện pháp thực hiện

2.2. Lập kế hoạch

2.3. Các mốc báo cáo

2.4. Đánh giá khả thi của kế hoạch

Bài 4: Sử dụng các kỹ thuật thực hiện đề tài Thời gian: 285 giờ

1.Mục tiêu của bài:

- Chuẩn bị đầy đủ tài liệu và thiết bị để thực hiện đề tài.

- Thực hiện được các đề tài do giảng viên yêu cầu.

- Quay được video khi thực hiện đề tài.

- Thực hiện thao tác an toàn với máy tính

2. Nội dung bài:

2.1. Chuẩn bị các tài liệu và tài nguyên thực hiện đề tài

2.2. Các bước thực hiện đề tài

2.3. Thực hiện đề tài

2.4. Rà soát các kết quả thực hiện

Bài 5: Viết báo cáo chủ đề Thời gian: 40 giờ

1. Mục tiêu của bài:

- Trình bày được báo cáo;

- Nắm được các phương pháp thực hiện;

- Nắm được các kỹ thuật áp dụng cho để tài.

- Thực hiện các thao tác an toàn với máy tính.

2. Nội dung bài:

    1. Cách làm báo cáo viết

    2. Các phương pháp thực hiện

    3. Viết báo cáo và trình bày báo cáo

IV. Điều kiện thực hiện mô đun

1. Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng:

2. Trang thiết bị máy móc:

3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:

4. Các điều kiện khác:

V. Nội dung và phương pháp đánh giá

1. Nội dung:

- Kiến thức:

+ Các yêu cầu chuyên đề, nội dung, hình thưc.

+ Các phương pháp luận và các kỹ thuật cần có.

+ Cách lập kế hoạch, phân bổ thời gian hợp lí.

+ Cách chuẩn bị tài liệu, tài nguyên phục vụ cho chuyên đề

+ Cách trình bày báo cáo, qui trình, các thông số về font, size

- Kỹ năng:

+ Cài đặt máy chủ, máy trạm

+ Kết nối các máy tính trong mạng với máy chủ

+ Nâng cấp máy chủ lên DC.

+ Thiết lập các chính sách hệ thống.

+ Tạo OU, GROUP, USER và cài đặt các thuộc tính cho chúng.

+ Phân quyền cho đối tượng trong hệ thống

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Có ý thức tổ chức kỷ luật

+ Cẩn thận, thao tác nhanh chuẩn xác, tự giác trong học tập.

2. Phương pháp:

- Được đánh giá qua bài viết, kiểm tra vấn đáp hoặc tự luận: Hỏi các câu hỏi vấn đáp thông tin liên quan đến kiến thức khi thực tập tại doanh nghiệp

- Đánh giá kỹ năng thực hành: đánh giá kỹ năng thực hành của sinh viên thông qua kiến thức, kinh nghiệm thực tế mà sinh viên thu thập tại doanh nghiệp

VI. Hướng dẫn thực hiện mô đun

1. Phạm vi áp dụng mô đun:

Chương trình mô đun được sử dụng để giảng dạy cho trình độ cao đẳng nghề Quản trị mạng máy tính.

2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập mô đun:

- Đối với giảng viên:

+ Hướng dẫn sinh viên làm báo cáo thực tập tốt nghiệp

+ Sử dụng phương pháp phát vấn, công não, phát huy tính độc lập nghiên cứu và sáng tạo mới của sinh viên.

+ Phân nhóm cho các sinh viên trao đổi với nhau, trình bày theo nhóm

- Đối với người học:

+ Làm theo hướng dẫn của giảng viên

+ Báo cáo đồ án đúng thới hạn

+ Hoàn thành và nộp đồ án đúng thời hạn

3. Những trọng tâm cần chú ý:

- Hướng dẫn ban đầu trước khi sinh viên làm thực tập tốt nghiệp

- Báo cáo tuần, tháng và kết thúc thực tập

4. Tài liệu tham khảo:

[1]. TS Quách Tuấn Ngọc, Cách viết báo cáo khoa học, đề tài tốt nghiệp, Bộ giáo dục