Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Chủ đề bài tiết Sinh 8

9ff478d44e96cb5d99ef010a0e32f4e8
Gửi bởi: Thành Đạt 27 tháng 9 2020 lúc 12:38:17 | Được cập nhật: hôm kia lúc 0:01:32 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 856 | Lượt Download: 68 | File size: 0.046196 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

CHỦ ĐỀ: BÀI TIẾT

Bước 1: Xác định chủ đề, đặt tên:

Tên chủ đề: Bài tiết

Các bài tương ứng trong SGK Sinh học 8:

  1. Bài 38: BÀI TIẾT VÀ CẤU TẠO HỆ BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU

  2. Bài 39 : BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU

  3. Bài 40 : VỆ SINH HỆ BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU

Bước 2: Xây dựng nội dung chủ đề :

Tên chủ đề

Bài tương ứng

Tổng số tiết dự kiến

Thứ tự trong KHDH

Hình thức tổ chức

Bài tiết

Bài 38: BÀI TIẾT VÀ CẤU TẠO HỆ BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU

Bài 39 : BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU

Bài 40 : VỆ SINH HỆ BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU

1

1

1

- Tiết ….

- Tiết….

- Tiết …

Trên lớp

Bước 3: Xác định mục tiêu bài học

1. Kiến thức:

- Nêu rõ vai trò của sự bài tiết.

- Mô tả cấu tạo của thận và chức năng lọc máu tạo thành nước tiểu.

- Xác định được cấu tạo hệ bài tiết trên hình vẽ và biết trình bày bằng lời cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu.

- Trình bày được cấu tạo của thận liên quan đến chức năng lọc máu tạo thành nước tiểu.

- Trình bày được: + Quá trình tạo thành nước tiểu.

+ Thực chất quá trình tạo thành nước tiểu.

+ Quá trình thải nước tiểu.

- Kể một số bệnh về thận và đường tiết niệu. Cách phòng tránh các bệnh này.

- Trình bày được các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu và giải thích cơ sở khoa học của chúng.

2. Kỹ năng

- Kĩ năng hợp tác lắng nghe tích cực, Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, lớp.

- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu vai trò của bài tiết, các cơ quan bài tiết và cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu.

- Kĩ năng tự tin khi xây dựng các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu và phát biểu ý kiến trước tổ, nhóm, lớp.

3. Thái độ

- Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh cơ quan bài tiết.

- Giáo dục ý thức bảo vệ rèn luyện cơ quan bài tiết để có sức khỏe tốt.

- Giáo dục ý thức bảo vệ giữ gìn cơ quan bài tiết và ý thức bảo vệ môi trường.

4. Năng lực cần đạt :

a. Nhóm năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, sáng tạo, năng lực tự quản lí. năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.

b. Nhóm năng lực, kĩ năng chuyên biệt trong môn Sinh học

- Các năng lực chuyên biệt trong môn Sinh học năng lực kiến thức Thận và hệ bài tiết

- Các kĩ năng chuyên biệt trong môn Sinh học, quan sát (quan sát bằng mắt thường, quan sát bằng cách sử dụng kính lúp, kính hiển vi)

Bước 4: Bảng mô tả mức độ, câu hỏi bài tập kiểm tra đánh giá

1. Bảng mô tả các mức độ nhận thức

Nội dung

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Chủ đề

Bài tiết

- Vai trò của sự bài tiết

+ Giúp cơ thể thải các chất cặn bã do hoạt động trao đổi chất của tế bào tạo ra, và các chất dư thừa.

+ Đảm bảo tính ổn định của môi trường trong

- Nêu cấu tạo thận: Có các đơn vị chức năng gồm cầu thận nang cầu thận và ống thận để lọc máu và hình hành nước tiểu

- Nêu quá trình bài tiết nước tiểu:

+ Tạo thành nước tiểu

+ Thải nước tiểu

- Nêu các tác nhân gây hại cho hệ bài tiết và biện pháp bảo vệ hệ bài tiết phòng tránh các bệnh thận, tiết niệu.

- Hiểu cấu tạo thận phù hợp với chức năng

- Bản chất quá trình bài tiết nước tiểu là quá trình lọc máu

- Nêu các tác nhân gây hại cho hệ bài tiết và biện pháp bảo vệ hệ bài tiết phòng tránh các bệnh thận, tiết niệu.

- Nêu và giải thích các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết

+ Vệ sinh để hạn chế vi sinh vật gây bệnh

+ Khẩu phần ăn hợp lí: Để thận không làm việc quá sức,hạn chế tác hại của các chất độc, tạo điều kiện thuận lợi lọc máu.

+ Không nhịn tiểu: Để quá trình tạo nước tiểu liên tục, hạn chế tạo sỏi.

- Hiểu các tác nhân gây hại cho hệ bài tiết và biện pháp bảo vệ hệ bài tiết phòng tránh các bệnh thận, tiết niệu.

- Biết vệ sinh cơ thể và hệ bài tiết hàng ngày và không nhịn tiểu

- Cơ sở khoa học của một số bệnh liên quan đến Thận, bóng đái…

- Áp dụng các biện pháp để bảo vệ sức khỏe cho cơ thể…

2. Câu hỏi bài tập kiểm tra đánh giá

a. Nhận biết

Câu 1: Qua nội dung chủ đề, học sinh nêu được:

a. Khái niệm bài tiết?

b. Kể tên các cơ quan trong bài tiết.

c. Nêu được quá trình bài tiết?

b. Thông hiểu

Câu 2: Qua nội dung chủ đề, học sinh hiểu được:

a. Thế nào là bài tiết.? Vai trò của bài tiết với các hoạt động của cơ thể.

b. Cấu tạo các cơ quan bài tiết phù hợp với chức năng như thế nào?

c. Vận dụng

Câu 3: Qua nội dung chủ đề, học sinh hiểu được:

a. Em hãy tìm ví dụ cụ thể về những trường hợp có bệnh hay tổn thương hệ bài tiết mà em biết ?

b.Vậy nguyên nhân nào gây ra các hậu qủa tai hại đó là gì ?

c. Trong cuộc sống hằng ngày có nhiều tác nhân gây hại cho hệ bài tiết, mỗi chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ môi trường và bảo vệ chính mình ?

d. Vận dụng cao

Câu 4:

a. Cơ chế quá trình lọc máu ở thận?

b. Cơ sở khoa khọc của máy chạy thận nhân tạo?

Bước 5: Thiết kế tiến trình bài học

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. Giáo viên: Sử dụng SGK, SGV, KHDH, Tranh hình SGK phóng to. 38.1, 39.1. PHT - bảng đáp án PHT

PHIẾU HỌC TẬP (Học sinh)

Bảng so sánh nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức

Đặc điểm

Nước tiểu đầu

Nước tiểu chính thức

- Nồng độ các chất hòa tan

- Chất độc chất cạn bã

- Chất dinh dưỡng

PHT

Các thói quen sống khoa học

Cơ sở khoa học

1- Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn cơ thể cũng như cho hệ bài tiết nước tiểu.

- Hạn chế tác hại của vi sinh vật gây bệnh

2- Khẩu phần ăn uống hợp lí

+ Không ăn quá nhiều Prôtêin, quá mặn, quá chua, quá nhiều chất tạo sỏi.

+ Không ăn thức ăn thừa ôi thiu và nhiễm chất độc hại.

+ Uống đủ nước

+ Tránh cho thận làm việc quá nhiều và hạn chế khả năng tạo sỏi.

+ Hạn chế tác hại của các chất độc.

+ Tạo điều kiện cho quá trình lọc máu được th

ận lợi.

3- Đi tiểu đúng lúc, không nên nhịn tiểu lâu

Hạn chế khả năng tạo sỏi

2. Học sinh: Chuẩn bị bài soạn.

III Phương pháp và kỷ thuật dạy học:

- Phương pháp: dạy học chủ đề, nêu vấn đề, gợi mở, vấn đáp, thảo luận nhóm, trình bày một phút kết quả thảo luận..

- Kỷ thuật dạy học: khăn trải bàn, động não, mảnh ghép, xyz….

IV. Tiến trình bài dạy:

CHỦ ĐỀ: BÀI TIẾT

Tiết 1 Bài 38: BÀI TIẾT VÀ CẤU TẠO HỆ BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU

1. Ổn định – 1 phút

2. Kiểm tra bài cũ: Không

3. Bài mới:

A. Hoạt động khởi động

- GV nêu một số vấn đề sau:

+ Dự đoán hàng ngày ta bài tiết ra môi trường ngoài những sản phẩm nào?

+ Vậy thực chất của hoạt động bài tiết là gì?

- HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ theo cá nhân

+ Mô hôi, nước tiểu ( Có thể hs nói thêm phân)

- Đánh giá sản phẩm của học sinh.

GV không cần giải quyết ngay các vấn đề trên, sử dụng để giới thiệu bài

Giới thiệu chủ đề Tên chủ đề: Bài tiết Thời lượng : 3 tiết

Tiết 1 Bài 38: BÀI TIẾT VÀ CẤU TẠO HỆ BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU

Tiết 2 Bài 39 : BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU

Tiết 3 Bài 40 : VỆ SINH HỆ BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU

B. Hoạt động hình thành kiến thức.

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

Nội dung

Hoạt động 1: Bài tiết

- Phương pháp: dạy học nhóm, quan sát, vấn đáp tìm tòi

- Kỹ thuật: động não, khăn trải bàn, mảnh ghép

- Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân, theo cặp đôi, theo nhóm

- Phương tiện dạy học: KHDH, Tranh phóng to

GV: yêu cầu HS làm việc độc lập với SGK.

- GV yêu cầu các nhóm thảo luận:

+ Các sản phẩm cần được bài tiết phát sinh từ đâu?

+ Hoạt động bài tiết nào đóng vai trò quan trọng?

- GV chốt lại đáp án đúng.

- GV yêu cầu HS thảo luận:

+ Bài tiết đóng vai trò quan trọng như thế nào với cơ thể sống?

- HS tự thu nhận và xử lý thông tin.

- Các nhóm thảo luận thống nhất câu trả lời. Yêu cầu nêu được:

+ Sản phẩm thải cần được bài tiết phát sinh từ hoạt động trao đổi chất của tế bào và cơ thể.

+ Hoạt động bài tiết có vai trò quan trọng là:

- Bài tiết CO2 của hệ hô hấp.

- Đại diện nhóm trình bày, lớp nhận xét bổ sung.

- Một HS trình bày, lớp nhận xét bổ sung dưới sự điều khiển của GV.

I. Bài tiết

- Bài tiết giúp cơ thể thải các chất độc hại ra môi trường.

- Nhờ hoạt động bài tiết mà tính chất môi trường bên trong luôn ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường.

Hoạt động 2: Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu

- Phương pháp: dạy học nhóm, quan sát, vấn đáp tìm tòi

- Kỹ thuật: động não, khăn trải bàn, mảnh ghép

- Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân, theo cặp đôi, theo nhóm

- Phương tiện dạy học: KHDH, - Tranh phóng to hình 38.1

GV: yêu cầu HS quan sát hình 38.1 Và ĐÄc kỹ phần chú thích

- Yều cầu các nhóm thảo luận hoàn thành bài tập SGK tr.123.

- GV gọi các nhóm lên bảng thực hiện bài tập ghi sẵn trong bảng phụ.

- GV công bố đáp án cho từng phần: 1 – d; 2 – a; 3 – d; 4 – d.

- Treo tranh phóng to hình 38.1 yêu cầu 1 – 2 HS lên bảng trình bày cấu tạo hệ bài tiết.

GV: đánh giá nhận xét phần trình bày của HS và cho điểm.

- Chỉ trên tranh vẽ giới thiệu chung cấu tạo hệ bài tiết và cấu tạo thận, đơn vị chức năng thận.

GV: đặt câu hỏi: Thận có vai trò gì?

HS: quan sát hình 38.1 và nhiên cứu phần chú thích -> ghi nhớ cấu tạo hệ bài tiết

- Thảo luận theo nhóm thống nhất đáp án.

- Đại diện nhóm trình bày đáp án.

HS1: Trình bày các cơ quan trong hệ bài tiết. Yêu cầu:

+ ống dẫn nước tiểu

+ 2 thận

+ Bóng đái

+ ống đái

HS2: Trình bày cấu tạo thận và các đơn vị chức năng thận.

HS cả lớp theo dõi, nhận xét và bổ sung.

HS tự rút ra kết luận và ghi nhớ.

Kết luận chung: HS đọc kết luận cuối bài.

II. Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu

- Hệ bài tiết nước tiểu gồm: Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái.

- Thận gồm 2 triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu.

- Mỗi đơn vị chức năng gồm: Cầu thận, nang cầu thận, ống thận.

C. Hoạt động luyện tập :

- Bài tiết có vai trò quan trọng như thế nào đối với cơ thể sống?

- Hệ bài tiết nước tiểu có cấu tạo như thế nào?

D. Hoạt động vận dụng:

- Vận dụng để bảo vệ vệ sinh HBT nói chung và cơ thể nói riêng.

E. Tìm tòi mở rộng:

- Học và trả lời các câu hỏi cuối bài.

- Đọc mục “ Em có biết”.

- Kẻ phiếu học tập vào vở:

- Xem lại bài tiết của Thú ( lớp 7)

TIẾT 2 Bài 39 : BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

-Trình bày cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu?

3. Bài mới:

A. Hoạt động khởi động

- GV nêu một số vấn đề sau:

+ Mỗi quả thận chứa khoảng 1 triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu, quá trình đó diễn ra như thế nào ?

+ Vì sao sự tạo thành nước tiểu diễn ra liên tục mà sự bài tiết nước tiểu lại gián đoạn?

- HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ theo cá nhân

- Đánh giá sản phẩm của học sinh.

Giảng bài mới

B. Hoạt động hình thành kiến thức.

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

Nội dung

Hoạt động 1:Tạo thành nước tiểu

- Phương pháp: dạy học nhóm, hỏi chuyên gia, gợi mở, vấn đáp tìm tòi, trực quan

- Kỹ thuật: động não, khăn trải bàn, mảnh ghép

- Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân, theo cặp đôi, theo nhóm

- Phương tiện dạy học: KHDH, Tranh phóng to hình 39.1. PHT - bảng đáp án PHT

GV: yêu cầu HS quan sát hình 39.1 -> tìm hiểu quá trình hình thành nước tiểu.

- Yêu cầu các nhóm thảo luận.

+ Sự tạo thành nước tiểu gồm những quá rình nào? diễn ra ở đâu?

- GV tổng hợp các ý kiến.

- GV yêu cầu HS đọc lại chú thích hình 39.1 -> Thảo luận:

+ Thành phần nước tiểu đầu khác với máu ở điểm nào?

+ Hoàn hành bảng so sánh nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức.

- GV kẻ phiếu học tập lên bảng ->gọi một vài nhóm lên chữa bài.

- GV chốt lại kiến thức.

- HS thu nhận và xử lý thông tin mục 1, quan sát và đọc kỹ nội dung hình 39.1

- Trao đổi trong nhóm thống nhất câu trả lời.

- Yêu cầu nêu được sự tạo thành nước tiểu gồm 3 quá trình.

- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- HS thảo luận nhóm để thống nhất đáp án.

+ Nước tiểu đầukhông có tế bào và Prôtêin.

+ Hoàn thành phiếu học tập.

- Đại diện nhóm lên ghi kết quả. Các nhóm khác theo dõi bổ sung.

I.Tạo thành nước tiểu

- Sự tạo thành nước tiểu gồm 3 quá trình:

+ Quá trình lọc máu: ở cầu thận -> tạo ra nước tiểu đầu.

+ Quá trình hấp thụ lại ở ống thận.

+ Quá trình bài tiết tiếp:

* Hấp thụ lại chất cần thiết.

* Bài tiết tiếp chất thừa, chất thải.

-> Tạo thành nước tiểu chính thức.

Phiếu học tập

Bảng so sánh nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức

Đặc điểm

Nước tiểu đầu

Nước tiểu chính thức

- Nồng độ các chất hòa tan

- Chất độc, chất cặn bã

- Chất dinh dưỡng

- Loãng

- Có ít

- Có nhiều

- Đậm đặc

- Có nhiều

- Gần như không có

Hoạt động 2: Thải nước tiểu 10 phút

- Phương pháp: dạy học nhóm, hỏi chuyên gia, gợi mở, vấn đáp tìm tòi, trực quan

- Kỹ thuật: động não, khăn trải bàn, mảnh ghép

- Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân, theo cặp đôi, theo nhóm

- Phương tiện dạy học: KHDH, Tranh phóng to hình 39.1.

- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin và trả lời câu hỏi:

+ Sự bài tiết nước tiểu diễn ra như thế nào?

+ Thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu là gì?

- GV yêu cầu HS tự rút ra kết luận.

- Vì sao sự tạo thành nước tiểu diễn ra liên tục mà sự bài tiết nước tiểu lại gián đoạn?

- HS tự thu nhận thông tin để trả lời.

+ Mô tả đường đi của nước tiểu chính thức.

+ Thực chất quá trình tạo nước tiểu là lọc máu và thải chất cặn bã, chất độc, chất thừa ra khỏi cơ thể.

- Một vài HS trình bày, lớp bổ sung để hoàn thành đáp án.

- HS nêu được:

+ Máu tuần hoàn liên tục qua cầu thận -> nước tiểu được hình thành liên tục.

+ Nước tiểu được tích trữ ở bóng đái khi lên tới 200ml đủ áp lực gây cảm giác buồn đi tiểu -> Bài tiết ra ngoài.

II.Thải nước tiểu

- Nước tiểu chính thức -> bể thận -> ống dẫn nước tiểu -> tích trữ ở bóng đái -> ống đái -> ngoài.

C. Hoạt động luyện tập :

- Nước tiểu được tạo thành như thế nào?

- Trình bày sự bài tiết nước tiểu?

D. Hoạt động vận dụng:

- Vận dụng để bảo vệ vệ sinh HBT nói chung và cơ thể nói riêng.

E. Tìm tòi mở rộng:

- Học bài, trả lời câu hỏi SGK.

- Đọc mục “ Em có biết”.

- Tìm các tác nhângây hại cho hệ bài tiết.

- Kẻ phiếu học tập vào vở

Tổn thương của hệ bài tiết nước tiểu

Hậu quả

Cầu thận bị viêm và suy thoái

Ống thận bị tổn thương hay làm việc kém hiệu quả

Đường dẫn nước tiểu bị nghẽn bởi sỏi

TIẾT 3 Bài 40 : VỆ SINH HỆ BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU

1. Ổn định lớp: 1 phút

2. Kiểm tra bài cũ: 3 phút

- Trình bày quá trình tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận.

- Sự thải nước tiểu diễn ra như thế nào?

3. Bài mới

A. Hoạt động khởi động

- GV nêu một số vấn đề sau:

+ Có khi nào em nhịn tiểu không?

+ Qua kiến thức 2 bài đã học, theo em nhịn tiểu gây hại gì cho HBT?

- HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ theo cá nhân

- Đánh giá sản phẩm của học sinh.

- Giảng bài mới: hoạt động bài tiết có vai trò quan trọng đối với cơ thể. Làm thế nào để có một hệ bài tiết nước tiểu khỏe mạnh.

B. Hoạt động hình thành kiến thức.

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

Nội dung

Hoạt động 1: Một số tác nhân chủ yếu gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu

- Phương pháp: dạy học nhóm, hỏi chuyên gia, gợi mở, vấn đáp tìm tòi, trực quan

- Kỹ thuật: động não

- Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân, theo cặp đôi, theo nhóm

- Phương tiện dạy học: KHDH, - Tranh phóng to hình 38.1 và 39.1

- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin, trả lời câu hỏi:

+ Có những tác nhân nào gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu?

- GV điều khiển trao đổi toàn lớp.

-> HS tự rút ra kết luận.

- GV yêu cầu HS nghiên cứu kỹ thông tin, quan sát tranh hình 38.1 và 39.1 -> hoàn thành phiếu học tập số 1.

- GV kẻ phiếu học tập lên bảng.

- GV tập hợp ý kiến các nhóm -> nhận xét.

- GV thông báo đáp án đúng.

- HS tự thu nhận thông tin, vận dụng hiểu biết của mình, liệt kê các tác nhân gây hại.

- Một vài HS phát biểu, lớp bổ sung -> nêu được 3 nhóm tác nhân gây hại.

- Cá nhân tự đọc thông tin SGK kết hợp quan sát tranh -> ghi nhớ kiến thức.

- Trao đổi nhóm -> hoàn thành phiếu học tập.

- Yêu cầu đạt được: Nêu được những hậu quả nghiêm trọng tới sức khoẻ.

- Đại diện nhóm lên bảng hoàn thành phiếu học tập.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Thảo luận lớp về ý kiến chưa thống nhất.

I. Một số tác nhân chủ yếu gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu

- Các tác nhân gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu.

+ Các vi khuẩn gây bệnh.

+ Các chất độc trong thức ăn.

+ Khẩu phần ăn không hợp lý.

Hoạt động 2: Xây dựng các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết

- Phương pháp: dạy học nhóm, hỏi chuyên gia, gợi mở, vấn đáp tìm tòi, trực quan

- Kỹ thuật: khăn trải bàn, mảnh ghép

- Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân, theo cặp đôi, theo nhóm

- Phương tiện dạy học: KHDH, - Tranh phóng to hình 38.1 và 39.1. đáp án PHT

- GV yêu cầu HS đọc lại thông tin mục 1 -> hoàn thành bảng 40.

- GV tập hợp ý kiến của các nhóm.

- GV thông báo đáp án đúng

- HS tự suy nghĩ câu trả lời.

- Thảo luận nhóm, thống nhất đáp án cho bài tập điền bảng.

- Đại diện nhóm trình bày đáp án, các nhóm khác bổ xung.

II. Cần xây dựng các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết

Nôi dung : 1, 2, 3.

PHT

Các thói quen sống khoa học

Cơ sở khoa học

1- Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn cơ thể cũng như cho hệ bài tiết nước tiểu.

- Hạn chế tác hại của vi sinh vật gây bệnh

2- Khẩu phần ăn uống hợp lí

+ Không ăn quá nhiều Prôtêin, quá mặn, quá chua, quá nhiều chất tạo sỏi.

+ Không ăn thức ăn thừa ôi thiu và nhiễm chất độc hại.

+ Uống đủ nước

+ Tránh cho thận làm việc quá nhiều và hạn chế khả năng tạo sỏi.

+ Hạn chế tác hại của các chất độc.

+ Tạo điều kiện cho quá trình lọc máu được thuận lợi.

3- Đi tiểu đúng lúc, không nên nhịn tiểu lâu

Hạn chế khả năng tạo sỏi

- Từ bảng trên -> yêu cầu HS đề ra kế hoạch hình thành thói quen sống khoa học.

C. Hoạt động luyện tập :

- Trong các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu, em đã có thói quen nào và chưa có thói quen nào?

D. Hoạt động vận dụng:

-Vận dụng để bảo vệ vệ sinh HBT nói chung và cơ thể nói riêng.

- Có thói quen sống khoa học, không nhịn tiểu, ăn uống đúng cách: không ăn quá chua, quá mặn, nhiều đạm….

- Giáo dục ý thức đi tiểu đúng nơi quy định

E.Tìm tòi mở rộng:

- Học bài, trả lời các câu hỏi cuối SGK.

- Trong môi trường có nhiều tác nhân gây hại cho hệ bài tiết, mỗi chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ môi trường và bảo vệ chính mình ?

- Đọc mục “ Em có biết”.

IV – Tổng kết chung về chủ đề Bài tiết

1. Hoạt động thực hành luyện tập

Câu 1: Qua nội dung chủ đề, học sinh nêu được:

a. Khái niệm bài tiết?

b. Kể tên các cơ quan trong bài tiết.

c. Nêu được quá trình bài tiết?

Câu 2: Qua nội dung chủ đề, học sinh hiểu được:

a. Thế nào là bài tiết.? Vai trò của bài tiết với các hoạt động của cơ thể.

b. Cấu tạo các cơ quan bài tiết phù hợp với chức năng như thế nào?

2. Hoạt động vận dụng

a. Em hãy tìm ví dụ cụ thể về những trường hợp có bệnh hay tổn thương hệ bài tiết mà em biết ?

b.Vậy nguyên nhân nào gây ra các hậu qủa tai hại đó là gì ?

c. Trong cuộc sống hằng ngày có nhiều tác nhân gây hại cho hệ bài tiết, mỗi chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ môi trường và bảo vệ chính mình ?

V. Tìm tòi mở rộng

a. Cơ chế quá trình lọc máu ở thận?

b. Cơ sở khoa khọc của máy chạy thận nhân tạo?

- Học bài, trả lời các câu hỏi cuối SGK.

- Trong môi trường có nhiều tác nhân gây hại cho hệ bài tiết, mỗi chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ môi trường và bảo vệ chính mình ?

- Đọc mục “ Em có biết”.

Rút kinh nghiệm ……………………………………………………………………………...……….………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………......…………………………………………….......………………

……………………………………………………………………………...……….………………