Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập lịch sử thế giới lớp 12 chương V (5)

Gửi bởi: Trần Thị Minh Hằng 6 tháng 10 2019 lúc 15:46:03 | Được cập nhật: hôm kia lúc 15:11:54 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 534 | Lượt Download: 2 | File size: 0.015511 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Chương V QUAN HỆ QUỐC TẾ(1945-2000) Câu 1: Bản thông điệp mà Tổng thống Truman gửi Quốc hội Mĩ ngày 12-31947 được xem là sự khởi đầu cho: A. B. C. D. Mưu đồ làm bá chủ thế giới của Mĩ. Các nước Tây Âu phục hồi nền kinh tế sau chiến tranh. Chính sách chống Liên Xô,gây nên tình trạng chiến tranh lạnh. Việc tập hợp các nước Tây Âu vào liên minh quân sự với Mĩ. Câu 2: Hậu quả nặng nề,nghiêm trọng mà cuộc chiến tranh lạnh để lại là gì? A. Thế giới luôn ở trong tình trạng căng thẳng,đối đầu,nguy cơ bùng nổ chiến tranh thế giới. B. Nhiều căn cứ quân sự được thiết lập ở Đông Đức và Tây Đức. C. Các nước phải chịu sự áp đặt của Liên Xô và Mĩ. D. Các nước tiến hành chạy đua vũ trang. Câu 3: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai,quan hệ giữa Mĩ và Liên Xô thay đổi như thế nào? A. Từ liên minh chống phát xít chuyển sang đối đầu do Chiến tranh lạnh. B. Hợp tác cùng nhau giải quyết nhiều vấn đề quốc tế lớn. C. Chuyển từ đối đầu sang đối thoại. D. Mâu thuẫn nhau gay gắt về quyền lợi. Câu 4: Tình hình thế giới sau Chiến tranh lạnh đã đặt các quốc gia phải làm gì để vươn lên phát triển? A. B. C. D. Phải nắm bắt thời cơ. Phải tiến hành chiến tranh để xác lập vị thế của mình. Phải nắm bắt thời cơ,đẩy lùi thách thức. Hạn chế thách thức và vươn lên. Câu 5: Sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt,các quốc gia điều chỉnh chiến lược phát triển như thế nào? A. Tập trung vào phát triển kinh tế để xây dựng sức mạnh thực sự của mỗi quốc gia. B. Hình thành các liên minh khu vực để bảo vệ chủ quyền quốc gia và phát triển kinh tế. C. Các quốc gia tiến hành nhất thể hoá các tổ chức khu vực để hình thành các liên minh chính trị,quân sự. D. Tăng cường quan hệ hợp tác với Mĩ. Câu 6: Sự kiện nào đánh dấu việc chấm dứt thời kì Chiến tranh lạnh? A. Những năm 1972-1991,Liên Xô và Mĩ kí nhiều hiệp ước hiệp định về hạn chế và thủ tiêu vũ khí hạt nhân. B. Tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh của Tổng thống Mĩ G.Buso (cha) và nhà lãnh đạo Liên Xô M.Góocbachốp (12-1989) C. Tổ chức Hiệp ước Vácsava ngừng hoạt động (1-7-1991). D. Liên Xô tan rã(1991). Câu 7: Mĩ thực hiện kế hoạch Mácsan ngoài giúp các nước Tây Âu phục hồi nền kinh tế còn nhằm mục đích gì? A. Thực hiện cam kết của Mĩ đối với đồng minh trong Chiến tranh thế giới thứ hai. B. Tập hợp các nước Tây Âu vào liên minh kinh tế với Mĩ. C. Tập hợp các nước Tây Âu vào liên minh quân sự chống Liên Xô và các nước Đông Âu. D. Tạo điều kiện để phục hưng châu Âu sau chiến tranh. Câu 8: Ý nào không thể hiện đúng bản chất của Chiến tranh lạnh? A. Là cuộc chiến tranh không tiếng súng. B. Là cuộc đối đầu căng thẳng giữa hai phe-phe tư bản chủ nghĩa do Mĩ đứng đầu và phe xã hội chủ nghĩa do Liên Xô làm trụ cột. C. Là cuộc đối đầu căng thẳng giữa Mĩ và Liên Xô trên các lĩnh vực chính trị,quân sự,kinh tế. D. Xung đột quân sự trực tiếp giữa Mĩ và Liên Xô. Câu 9: Sự kiện nào đánh dấu sự tan vỡ mối quan hệ đồng minh chống phát xít giữa Mĩ và Liên Xô? A. Sự phân chia khu vực đóng quân giữa Mĩ và Liên Xô tại Hội nghị Ianta (2-1945) B. Thông điệp của Tổng thống Truman tại Quốc hội Mĩ(3-1947). C. Việc Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử (1949) D. Sự ra đời của khối NATO (4-9-1949). Câu 10: Từng là đồng minh trong Chiến tranh thế giới thứ hai,tại sao sau chiến tranh Mĩ và Liên Xô lại chuyển sang đối đầu? A. Trong chiến tranh thế giới thứ hai,Mĩ và Liên Xô đều có kẻ thù chung là chủ nghĩa phát xít nên cần phải liên minh với nhau chống chủ nghĩa phát xít. B. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai,Mĩ và Liên Xô có sự đối đầu về hệ tư tưởng,chế độ,xã hội,chính sách đối ngoại,Liên Xô chủ trương duy trì hoà bình,an ninh thế giới,bảo vệ thành quả của chủ nghĩa xã hội,còn Mĩ thì ngược lại. C. Mĩ và Liên Xô đều muốn khẳng định ưu thế của mình trên nhiều lĩnh vực và vươn lên làm bá chủ thế giới. D. Mĩ và Liên Xô mâu thuẫn về lợi ích ở nhiều khu vực trên thế giới.