Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Câu hỏi ôn tập lớp 11 bài 14 (Tiếp 2)

Gửi bởi: Trần Thị Minh Hằng 9 tháng 9 2019 lúc 20:48:10 | Được cập nhật: 30 tháng 4 lúc 23:04:19 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 398 | Lượt Download: 0 | File size: 0.013335 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

CÂU HỎI ÔN TẬP BÀI 14 NHẬT BẢN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 - 1939) (Tiếp 2) Câu 1 : Những biểu hiện về sự ổn định tạm thời của Nhật Bản trong những năm 1924 – 1929? * Về hinh tế : - Năm 1926, sản lượng công nghiệp mới phục hồi trở lại và vượt mức trước chiến tranh. Nhưng chưa đầy một năm sau, mùa xuân 1927, cuộc khủng hoảng tài chính lại bùng nổ ở thủ đô Tô-ki-ô làm 30 ngân hàng phá sản. - Nền công nghiệp chủ yếu dựa vào xuất khẩu của Nhật ngày càng g ặp khó khăn trong việc cạnh tranh với Mĩ và các nước Tây Âu. * Về chính trị : - Những năm đầu thập niên 20 của thế kỉ XX, Chính phủ Nh ật đã thi hành một số cải cách chính trị (như ban hành luật bầu cử ph ổ thông cho nam giới, cắt giảm ngân sách quốc phòng..) và giảm bớt căng thẳng trong quan h ệ với các cường quốc bên ngoài. s - Trong những năm cuối thập niên 20, Chính phủ của Tướng Ta-na-ca đã thực hiện chính sách đối nội và đối ngoại hiếu chiến. Câu 2 : Trong thập niên 20 của thế kỉ XX, kinh tế Mĩ và Nhật Bản có điểm gì giống nhau và khác nhau ? * Giống nhau : Cũng là nước thắng trận, thu được nhiều lợi, không bị mất mát gì nhiều trong chiến tranh. * Khác nhau : - Kinh tế Mỹ phát triển cực kỳ nhanh chóng do cải tiến kĩ thuật, th ực hiện phương pháp sản xuất dây chuyển, tăng cường tốc độ bóc lột công nhân, - Ở Nhật phát triển không đều, mất cân đối (trong vòng mấy năm đâu) rồi lại lâm vào khủng hoảng, công nghiệp không có sự cải thiện, nông nghiệp trì trệ lạc hậu, kinh tế phát triển chậm chạp, bấp bênh. Câu 3 : Để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 Mĩ và Nhật Bản giải quyết khác nhau như thế nào? - Mỹ giải quyết khủng hoảng bằng cải cách kinh tế, xã hội, thực hiện Chính sách mới của Ru-dơ-ven : bao gồm các biện pháp nhằm giải quyết n ạn thất nghiệp, nông nghiệp và ngân hàng với những qui định chặt chẽ, đặt dưới sự kiếm soát của Nhà nước. Nhà nước tăng cường vai trò trong việc c ải tổ hệ thống ngân hàng, tổ chức lại sản xuất, cứu trợ người thất nghi ệp, t ạo thêm nhiều việc làm mới và ổn định tình hình xã hội. - Nhật giải quyết khủng hoảng bằng cách tăng cường chính sách quân sự hóa đất nước, phát xít hóa bộ máy thống tr ị, gây chi ến tranh, bành tr ướng ra bên ngoài.