Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 18 : Chuyển động của vật bị ném

Gửi bởi: Phạm Thọ Thái Dương 13 tháng 10 2020 lúc 14:10:56


Mục lục
* * * * *

Câu C1 trang 80 SGK Vật Lý 10 Nâng Cao

Từ (18.2) và (18.3) hãy cho biết hình chiếu của vật trên các trục Ox, Oy chuyển động như thế nào ?

Giải :

* \({a_x} = 0;{v_{0x}} = {v_0}{\rm{cos}}\alpha  =>\) hình chiếu của vật trên Ox chuyển động thẳng đều theo Ox.

* \({{\rm{a}}_y} =  - g\,;\,{v_{0y}} = {v_0}\sin \alpha  =>\) hình chiếu của vật trên Oy chuyển động chậm dần đều theo Oy đạt độ cao cực đại rồi chuyển động nhanh dần đều xuống ngược Oy.

Câu C2 trang 81 SGK Vật Lý 10 Nâng Cao

Cho biết ý nghĩa của dấu trừ trong biểu diễn của \({a_y}\). Phải chăng nó diễn tả chuyển động chậm dần ?

Giải :

Dấu (-) trong biểu thức của \({a_y}\) cho biết gia tốc \({a_y}\) ngược chiều trục Oy \(<=>\overrightarrow {{a_y}} \) hướng xuống và \(\overrightarrow {{a_y}}  = \overrightarrow g \).

Câu C3 trang 81 SGK Vật Lý 10 Nâng Cao

Làm thế nào để có hệ thức giữa y và x ?

Giải 

Muốn có hệ thức liên hệ giữa y và x ta rút t từ (18.6):

\(\eqalign{  & t = {x \over {{v_0}{\rm{cos}}\alpha }}\text{ thay vào }(18.7):\cr&\,y = {v_0}\sin \alpha {x \over {{v_0}{\rm{cos}}\alpha }} - {g \over 2}{\left( {{x \over {{v_0}{\rm{cos}}\alpha}}} \right)^2}  \cr  & y =  - {g \over {2{v_0}^2{{\cos }^2}\alpha }}.{x^2} + (\tan \alpha )x \cr} \)

Bài 1 trang 84 SGK Vật Lý 10 Nâng Cao

Một vật khối lượng m, được ném ngang từ độ cao h với vận tốc ban đầu vo. Tầm bay xa của nó phụ thuộc vào những yếu tố nào ?

A. m và vo                B. m và h

C. vo và h                 C. m, vo và h

Giải :

Chọn C

(Khi ném ngang thì \(\alpha  = 0 \to x = {v_0}t,y =  - {{g{t^2}} \over 2};\) lúc tới đất y = -h nên \(t = \sqrt {{{2h} \over g}} \text{ và }L = {v_0}\sqrt {{{2h} \over g}} \)).

Bài 2 trang 84 SGK Vật Lý 10 Nâng Cao

Hãy chọn câu đúng

Trong Hình 18.2, gia tốc của vật tại đỉnh I

A. hướng ngang từ trái sang phải.

B. hướng ngang từ phải sang trái.

C. hướng thẳng đứng xuống dưới.

D. bằng 0.

Giải :

Chọn C 

Tại mọi điểm trên quỹ đạo, gia tốc của vật luôn là  vì trong suốt thời gian chuyển động, vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực  có chiều hướng thẳng đứng xuống dưới. 

Bài 3 trang 84 SGK Vật Lý 10 Nâng Cao

Một vật được ném từ mặt đất với \({v_0} = 10\,m/s\) và góc ném \(\alpha \) . Tính toán và điền kết quả vào bảng sau đây . Lấy \(g = 10\,m/{s^2}\).


Trong thực tế, do có lực cản không khí nên các giá trị thực tế thường nhỏ hơn các giá trị trong bảng. 

Trường hợp ném xuôi gió lại có thể có kết quả lớn hơn giá trị trong bảng

Bài 4 trang 84 SGK Vật Lý 10 Nâng Cao

Vẽ quỹ đạo của vật trong bài tập trên cho trường hợp \(\alpha  = {45^0}\).

Giải :

\(\eqalign{  & \alpha  = {45^0}\,;\,{v_0} = 10\,m/s\,;\,g = 10\,m/{s^2};  \cr  & y = {{ - g{x^2}} \over {2v_0^2{\rm{co}}{{\rm{s}}^2}\alpha }} + \left( {tg\alpha } \right)x\, =  - 0,1{x^2}\, + x\,(m) \cr} \)

Bảng biến thiên

Bài 5 trang 84 SGK Vật Lý 10 Nâng Cao

Từ độ cao 15 m so với mặt đất , một vật được ném chếch lên với vectơ vận tốc đầu 20 m/s hợp với phương nằm ngang một góc 300. Hãy tính:

a) Thời gian từ lúc ném đến lúc vật chạm đất.

b) Độ cao lớn nhất ( so với mặt đất ) mà vật đạt tới. 

c) Tầm bay xa của vật (khoảng cách từ hình chiếu của điểm ném trên mặt đất đến điểm rơi) . Lấy \(g = 10\,m/{s^2}\).

Giải :

Chọn Ox ở mặt đất, Oy hướng lên đi quá điểm ném.

\(\eqalign{  & x = {v_0}c{\rm{os}}\alpha {\rm{.t}}\,{\rm{ = 10}}\sqrt 3 t\,(m;s)  \cr  & y = h + ({v_0}\sin \alpha )t - {{g{t^2}} \over 2} = 15 + 10t - 5{t^2}(m;s) \cr} \)

a) Lúc chạm đất : \(y = 0 <=> 15 + 10t -5t^2 = 0 => t = 3 (s) \). Thời gian bay là 3 (s)

b) Độ cao cực đại: \(H = {y_{\max }} =  - {\Delta  \over {4a}} =  - {{{{10}^2} + 4.5.15} \over {4.( - 5)}} = 20\,(m)\)

c) Tầm bay xa: \(L = {x_{\max }} = 10\sqrt 3 .3 \approx 52\,m.\)

Bài 6 trang 84 SGK Vật Lý 10 Nâng Cao

Một vật được ném ngang với vận tốc \({v_0} = 30\,(m/s)\), ở độ cao h = 80 m.

a) Vẽ quỹ đạo chuyển động. 

b) Xác định tầm bay xa của vật.

c) Xác định vận tốc của vật lúc chạm đất.

Giải 

a) Vật ném ngang \({v_0} = 30\,(m/s)\) ; h = 80 m. Chọn Ox tại mặt đất, Oy hướng lên đi qua điểm ném.

Phương trình quỹ đạo :

\(\left. \matrix{  y = h - {{g{t^2}} \over 2} = 80 - 5{t^2} \hfill \cr  x = {v_0}t = 30t \hfill \cr}  \right\} =  > y = 80 - {{{x^2}} \over {180}}(m)\)

b) Tầm bay xa : Khi y = 0 thì \(L = {x_{\max }} = \sqrt {180.80}  = 120\,(m)\)

c) Thời gian chạm đất \(t\, = \sqrt {{{2h} \over g}}  = 4\,(s)\)

Vận tốc chạm đất: \(\eqalign{  & v = \sqrt {v_0^2 + v_y^2}  = \sqrt {v_0^2 + {{(gt)}^2}}   \cr  & v = \sqrt {{{30}^2} + {{(10.4)}^2}}  = 50\,(m/s) \cr} \)

Hướng vật chạm đất \(tg\alpha  = {{{v_y}} \over {{v_0}}} = {4 \over 3} =  > \alpha  \approx {53^0}\)

Bài 7 trang 84 SGK Vật Lý 10 Nâng Cao

Một máy bay theo phương ngang ở độ cao 5 km với vận tốc không đổi 720 km/h. Người trên máy bay muốn thả một vật rơi trúng một đích nào đó trên mặt đất thì phải thả từ cách đích bao xa theo phương nằm ngang ? Bỏ qua lực cản của không khí

Giải :

h = 5 km =5000 m , \({v_0} = 720\,km/h = 200\,m/s\).

Bỏ qua lực cản ; \(g = 10\,m/{s^2}\).

Vật thả từ máy bay ngang là vật bị ném ngang với vận tốc bằng vận tốc của máy bay nên muốn thả trúng đích thì máy bay phải thả vật cách đích (theo phương ngang) 1 khoảng bằng tầm bay xa của vật.

\(L = {v_0}\sqrt {{{2h} \over g}}  = 200\sqrt {{{2.500} \over {10}}}  \approx 6325\,(m)\)

Bài 8 trang 84 SGK Vật Lý 10 Nâng Cao

Một vật được ném ngang ở độ cao 20 m phải có vận tốc là bao nhiêu để trước lúc chạm đất vận tốc của nó là 25 m/s ?

Giải :

\(\eqalign{  & h = {{g{t^2}} \over 2} = {{{{(gt)}^2}} \over {2g}} <  =  > {\left( {gt} \right)^2} = 2gh  \cr  & {v^2} = v_0^2 + v_y^2 = v_0^2 + {(gt)^2} = v_0^2 + 2gh  \cr  & {v_0} = \sqrt {{v^2} - 2gh}  = \sqrt {{{25}^2} - 2.10.20}  = 15\,(m/s) \cr} \)

Nguồn: Doc24.vn