Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

4 BỘ PHƯƠNG PHÁP VIẾT VĂN NGHỊ LUẬN

d41d8cd98f00b204e9800998ecf8427e
Gửi bởi: Thành Đạt 28 tháng 10 2020 lúc 0:22:39 | Được cập nhật: 27 tháng 4 lúc 17:58:27 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 261 | Lượt Download: 12 | File size: 1.329664 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

BỘ TÀI LIỆU DẠY THÊM, ÔN THI 10 VĂN THỌ
ZALO 0833703100

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


5 BỘ TÀI LIỆU DẠY THÊM, ÔN THI 9
Bản word 100% - chỉnh sửa
Tài liệu gồm:
- Bộ số 1: Hướng dẫn cách làm bài Nghị luận văn học, viết Mở bài, Thân
bài, Kết bài theo SGK một cách nhanh nhất, dễ nhất và đúng. HS học
xong hiểu và làm dược luôn (theo SKG trang 63 và 78 văn 9 tập 2).
- Bộ số 2: Viết thành bài văn, luận điểm rõ ràng, cụ thể, khai thác sâu hơn
bộ số 1, 3
- Bộ số 3: Dàn ý đầy đủ các luận điểm, luận cứ của tất cả văn bản (Mục
đích là để dễ nhớ.
TẶNG THÊM
- Bộ số 4: Hướng dẫn cụ thể các bước làm văn NLXH – bộ bài mẫu cụ thể.
- Bộ số 5: Chuyên đề phương pháp phân tích 1 chi tiết truyện, 1 hình ảnh
thơ, 1 nhận định
- TẶNG THÊM.
- Giáo án 5 HĐ
- Tặng giáo án dạy thêm nếu cần
- 300 đề thi vào 10 mới nhất

Tổng Phí: 500k cho cả bộ này
-  Tài liệu không như giới thiệu = trả lại phí

ĐT, Zalo: 0833703100
(Kết bạn Zalo để liên lạc được an toàn
1

BỘ TÀI LIỆU DẠY THÊM, ÔN THI 10 VĂN THỌ
ZALO 0833703100

KHI LẤY TRỌN BỘ THI 5 BỘ NÀY SẼ TÁCH RIÊNG BIỆT

Đường linh tham gia nhóm:

“TÀI LIỆU HỌC SINH

GIỎI NGỮ VĂN THCS”

NHÓM CÓ HƠN 10.000 GIÁO VIÊN ĐỂ TRAO ĐỔI, CHIA SẺ
KINH NGHIỆM VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC.
(copy và dán vào trình duyệt trang web google)

2

BỘ TÀI LIỆU DẠY THÊM, ÔN THI 10 VĂN THỌ
ZALO 0833703100

Nếu bạn chưa dạy lớp 9 hoặc dạy 1 vài năm thì nên bạn xem, đối
chiếu ghi nhớ sách giáo khoa trang 63 và trang 78 (Nghị luận về
Tác phẩm truyện, đoạn trích và nghị luận về đoạn thơ, bài thơ là
hiểu ngay). Tài liệu mình làm bám sát lí thuyết SGK
Tài liệu mình soạn nói một cách chuẩn là không giống ai, không giống bất
kì quyển sách nào trên thị trường của bất kì vị GS hay TS nào. Bất kì ai đọc
cũng hiểu cách dạy, cách học. Bộ tài liệu này mình hướng đến học sinh đại
trà, các em chưa hiểu về phương pháp viêt văn nghị luận văn học.

- Nhiều bạn hỏi tài liệu ôn thi vào 10 thì chính là đây. Bởi vì trước hết
gv phải dạy cho các em cách khai thác, phân tích văn bản, đoạn văn
bản đã. Khi các em hiểu rồi thì mới có cơ sở để làm các đề thi.

VÀI NÉT VỀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC DẠY ÔN HỌC SINH 9
Trong quá trình BDHSG HS lớp 9 và ôn thi, mình nhận thấy phần lớn
các em mắc vào những hạn chế trong viết văn. Nhất là nghị luận văn học.
1. Các em không biết viết mở bài sao cho đúng, nhanh dù thầy cô đã
hướng dẫn rất cụ thể, rõ ràng. Nhiều em mất mấy chục phút cho phần
việc này.

3

BỘ TÀI LIỆU DẠY THÊM, ÔN THI 10 VĂN THỌ
ZALO 0833703100
2. Các em không biết vận dụng ghi nhớ trong sách giáo khoa vào việc làm
văn nghị luận. Nghĩa là khi phân tích 1 nhân vật các em cứ tóm tắt miên
man hay khi phân tích 1 đoạn thơ thì các em lại diễn nôm…chứ không
hiểu thế nào là đánh giá, nhận xét về nội dung về nghệ thuật. Điều này
làm Gv dễ ức chế khi chấm bài
3. Không biết xây dựng luận điểm, triển khai dẫn chứng, thiếu lập luận.
Chủ yếu các em trình bày lung tung…
4. Bài văn các em làm không tách đoạn, phần lớn chỉ 3 đoạn: Đoạn mở
bài, đoạn thân bài và đoạn kết bài.
5. Không biết viết kết bài sao cho đúng, nhanh và hay, có cảm xúc
6. Trình bày lan man, theo kiểu tóm tắt lại tác phẩm hoặc diễn nôm, diễn
xuôi nên đọc bài văn GV cảm thấy ức chế.
7. Với tài liệu của mình các em chỉ mất 3 phút để viết mở bài đúng và 3
phút để viết kết bài đúng chính xác và cần 10 phút để làm xong các luận
điểm.
8. Đó là lí do mình xây dựng bộ tài liệu theo cách riêng của mình để các
em hiểu cách làm đúng bài văn nghị luận (còn muốn làm hay cần nhiều
thời gian hơn)
9. Tài liệu mình bài nào cũng như nhau chứ không phải bài đưa lên đây là
chọn lọc đâu . Nhiều bạn cứ băn khoăn là đây chỉ là bài mẫu nên đầy
đủ, chi tiết. Vì mình làm để phục vụ học sinh mình và nhân tiện chia sẻ
cho đồng nghiệp đỡ mất thời gian, công sức. Vì mình biết làm một bộ
đề, bộ tài liệu cho ra hồn không phải dễ.
10. Các thầy cô thật sự thấy phù hợp, thấy cần và sẵn sàng muốn lấy thì gọi
điện, nhắn tin qua zalo, face… chứ chẳng có gì phải ngại cả. Tâm huyết
thì nhiều người có nhưng thời gian các cô giáo rất eo hẹp nên không đầu
tư nhiều được cũng là điều dễ hiểu. trìnhđộ chắc chúng ta như nhau thôi,
chỉ là người có kinh nghiệm chia sẻ với người ít kinh nghiệm hơn thôi.

4

BỘ TÀI LIỆU DẠY THÊM, ÔN THI 10 VĂN THỌ
ZALO 0833703100

GỬI BẠN THAM KHẢO 4 BỘ NÀY NHÉ.
BỘ 1 ĐẾN 3 VÀ BỘ SỐ 2 VÀ 4

BỘ SỐ 1
(gồm tất cả các văn bản trong CT Ngữ văn 9)
CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC.
MÔ TÍP, CẤU TRÚC BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
1. Mở bài theo cấu trúc 3 gạch đầu dòng. ( Mở bài trực tiếp)
5

BỘ TÀI LIỆU DẠY THÊM, ÔN THI 10 VĂN THỌ
ZALO 0833703100
- Giới thiệu tác giả + sự nghiệp sáng tác: Những tác giả các em được học đều
nổi tiếng nên cứ giới thiệu na ná như nhau. Chỉ thay nhà thơ bằng nhà văn…
- Giới thiệu tác phẩm: Những tác phẩm các em được học đều là những tác
phẩm thành công và đặc sắc nên cũng giới thiệu na ná như nhau
- Giới thiệu nội dung cần nghị luận: Thì các em nói dung khái quát nhất của
tác phẩm, của nhân vật… Cái này có trong ghi nhớ hoặc đã học.
- Câu cuối: Vẻ đẹp của…đoạn thơ, đoạn văn, của nhân vật được thể hiện một
cách sâu sắc, chân thật của khổ thơ thứ….hoặc qua đoạn trích…Phương Định
phá bom…
Lưu ý: chớ nhầm lần khi đề yêu cầu nghị luận 1 đoạn thơ sẽ mở bài khác
nghị luận 1 bài thơ (khác ở câu cuối giới thiệu vấn đề cần nghị luận). Đối với
đè thi vào lớp 10 hay cuối kì, cuối năm thì hiếm khi ra nghị luận cả bài thơ mà
thường chỉ ra một vài khổ thơ hoặc một vài đoạn văn. Vì thế câu cuối cùng
của mở bài hoặc câu đầu tiên của thân bài phải giới thiệu được VẤN ĐỀ CẦN
NGHỊ LUẬN là nằm ở đoạn thơ, đoạn trích nào. (xem ví dụ ở trên)
2. Phần thân bài: Cũng theo cấu trúc 3 gạch đầu dòng
- Nêu luận điểm
- Nêu dẫn chứng
- Đánh giá, nhận xét về nội dung và nghệ thuật về dẫn chứng đã đưa ra.
3. Kết bài cũng theo mô típ 3 gạch đầu dòng.
- Tổng kết về nghệ thuật
- Tổng kết về nội dung
- Viết vài dòng cảm nghĩ, lời cảm ơn tác giả hoặc cảm xúc cho mượt mà
- Dẫn một vài câu thơ gần gũi thì sẽ hay hơn
4. Trình bày đoạn văn
Nhất định trong bài văn phải có câu nêu luận điểm và đoạn văn phải trình bày
theo cách diễn dịch hoặc Tổng - phân - Hợp (không nên trình bày theo cách
quy nạp hoặc song hành)

6

BỘ TÀI LIỆU DẠY THÊM, ÔN THI 10 VĂN THỌ
ZALO 0833703100
5. ( Mở bài gián tiếp)
Trên là cách mở bài trực tiếp, ưu điểm của cách mở bài này là dễ, nhanh, ai
cũng làm được và 100% không thể sai. Tuy nhiên mở bài này có nhược điểm
là không gây ấn tượng vì thế lựa chọn cách mở bài gián tiếp sẽ hấp dẫn hơn.
Mở bài gián tiếp cũng có 2 cách cho 2 đối tượng: Học sinh đại trà và HS giỏi
(ở đây, mình chỉ hướng dẫn cách dùng cho HS đại trà. Nội dung cụ thể nằm
trong tài liệu khi lấy trọn bộ)
6. Tài liệu của mình áp dụng triệt để theo ghi nhớ sách giáo khoa trang 63 và
78 cho nên bất kì ai dù là học sinh hay giáo viên đều “đọc là hiểu, dạy là đỗ”

Bộ tài liệu, đề SHG của chia sẻ để phục vụ nâng cao chất lượng
cho học sinh của bạn. Vì thế mình không phân quyền cho mục đích
thương mại dưới mọi hình thức. Khi mình chia sẻ tài liệu dĩ nhiên
là mình có nhiều cách bảo vệ tài liệu của mình. Để tránh mọi phiền
phức, khiếu nại rất mong các bạn tôn trọng.
Chúng ta hãy là những người bạn để chia sẻ và kết nối thay vì
những cuộc chiến tranh trên mạng để rồi ai cũng sẽ trở thành
người nổi tiếng bạn nhé.

1. Hướng dẫn cách viết mở bài đơn giản nhưng đúng
Y Phương là một trong những nhà thơ xuất sắc của nền văn học Việt Nam
hiện đại. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, ông đã để lại nhiều tác phẩm nổi
tiếng. Bài thơ” nói vói con” viết năm 1980 là một trong những tác phẩm thành công
nhất của ông. Bài thơ là lời nhắc nhỡ, dặn dò của người cha với con về tình cảm gia
đình, về truyền thống quê hương và vẻ đẹp của người đồng mình. Điều đó được thể

7

BỘ TÀI LIỆU DẠY THÊM, ÔN THI 10 VĂN THỌ
ZALO 0833703100
hiện một cách sâu sắc, chân thật, giản dị cua khổ thơ thứ....(Nên lựa chọn cách mở
bài đúng mà đơn giản, theo cấu trúc)

DIỄN GIẢI MỞ BÀI
1. Y Phương là một trong những nhà thơ xuất sắc của nền văn học Việt Nam
hiện đại. (Câu này giới thiệu tác giả)
2. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, ông đã để lại nhiều tác phẩm nổi tiếng
(Câu này giới thiệu thật ngắn gọn, đơn giản sự nghiệp văn chương )
3. Bài thơ” nói vói con” viết năm 1980 là một trong những tác phẩm thành
công nhất của ông (Câu này giới thiệu nội dung nghị luận)
4. Bài thơ là lời nhắc nhỡ, dặn dò của người cha với con về tình cảm gia đình,
về truyền thống quê hương và vẻ đẹp của người đồng mình. (Nên lựa chọn
cách mở bài đúng mà đơn giản, theo cấu trúc)
5. Nếu phân tích 1 đoạn thơ thì phải thêm câu giới thiệu đoạn thơ đó nữa.
6. Ví dụ ta thêm: Điều đó được thể hiện một cách chân thực và sâu sắc qua
khổ thơ thứ...

GHI NHỚ SGK
Cach làm bài văn nghị luận về đoạn thơ , bài thơ trang 78

8

BỘ TÀI LIỆU DẠY THÊM, ÔN THI 10 VĂN THỌ
ZALO 0833703100

Cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích theo lí
thuyết SGK trang 63

9

BỘ TÀI LIỆU DẠY THÊM, ÔN THI 10 VĂN THỌ
ZALO 0833703100

Bài vận dụng theo ghi nhớ
BÀI THƠ ĐỒNG CHÍ
Chính Hữu là một trong những nhà thơ trưởng thành trong hai cuộc
kháng chiến chống Pháp, Mỹ. Sự nghiệp sáng tác của ông không thật sự đồ sộ
nhưng có những tác phẩm làm lay động trái tim bao bạn đọc. “Đồng chí” được
viết vào năm 1948 rút trong tập "Đầu súng trăng treo" là một trong những bài
thơ như thế. Bài thơ đã thể hiện thành công hình ảnh người lính trong cuộc
kháng chiến chống Pháp với vẻ đẹp bình dị và giàu tình đồng chí đồng đội
Luận điểm 1: Hai dòng thơ đầu tiên, tác giả giới thiệu hoàn cảnh xuất
thân của người lính.
Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
" Anh" và "tôi" được tác giả đặt ở hai câu thơ tạo ra một sự sóng đôi trong cấu
trúc với những lời thơ mộc mạc chân tình như chính hoàn cảnh xuất thân của
họ (nghệ thuật). Anh ra đi từ vùng "nước mặn đồng chua" còn tôi vào lính từ
một vùng "đất cày lên sỏi đá". Đó là những mảnh đất bạc màu, nhiễm mặn cằn
10

BỘ TÀI LIỆU DẠY THÊM, ÔN THI 10 VĂN THỌ
ZALO 0833703100
cỗi, khô cằn. Ở họ đều giống nhau ở cái nghèo khó, vất vã, giống nhau ở cái
chất nông dân chất phác. Anh và tôi từ xa xôi thành gần gũi, từ lạ trở thành
thân quen. Và cũng từ đây họ trở thành "đồng đội" và "tri kỉ" của nhau. Cách
sử dụng hai thành ngữ rất sáng tạo khiến câu thơ trở nên giàu tính gợi cảm
và sức khái quát cao.
Luận điểm 2: Tình đồng chí không những bắt nguồn từ cảnh ngộ mà hơn
thế nữa, tình đồng chí còn được hình thành từ cùng chung nhiệm vụ,
chung lí tưởng, sát cánh bên nhau trong hàng ngũ chiến đấu.
Súng bên súng đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
Đồng chí
phân tích nghệ thuật  Hai hình ảnh hoán dụ "súng" và "đầu" được tác giả
đặt gần nhau khẳng định sự thống nhất trong lí trí và tình cảm của người chiến
sĩ. "Súng" biểu tượng cho chiến tranh, cho nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, "đầu"
biểu tượng cho lí trí và tình cảm. Từ cái khó khăn, thiếu thốn khiến cho người
lính hiểu và cảm thông cho nhau hơn và chính điều đó đã khiến họ trở thành
"tri kỉ". Thật cảm động biết bao khi đọc câu thơ "đêm rét chung chăn thành đôi
tri kỉ". Trình bày suy nghĩ  Sự nghiệp giải phóng dân tộc đã xoá bỏ mọi
khoảng cách xa lạ về không gian nơi sinh sống của mỗi người. "Súng bên
súng" là chung chiến đấu, "đầu sát bên đầu" không chỉ là gần nhau về không
gian mà còn chung nhau ý nghĩ, ý chí và lí tưởng" . Đến khi đắp “chung chăn”
trong đêm giá rét thì họ đã thực sự là anh em một nhà. Nhà thơ Tố Hữu cũng
từng viết: "Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng" là để thể hiện tình kháng chiến
gắn bó, bền chặt. Để nói về sự gần gũi, sẻ chia, về cái thân tình ấm áp không
gì hơn là hình ảnh đắp chăn chung. Như thế, tình đồng chí đã bắt nguồn từ cơ
sở một tình tri kỉ sâu sắc, từ những cái chung giữa "anh" và "tôi". Phân tích từ
ngữ  Tri kỉ là hiểu bạn như hiểu mình, sẵn sàng chia ngọt sẻ bùi, đắng cay
với bạn. Cái hay ở câu thơ “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ” chính là cách
dùng từ “đôi” mà không dùng từ “hai”? Đôi là gắn bó chặt chẽ với nhau, không
tách rời nhau như đôi dép, đôi đũa vậy: “Số phận chiếc này phụ thuộc chiếc
11

BỘ TÀI LIỆU DẠY THÊM, ÔN THI 10 VĂN THỌ
ZALO 0833703100
kia” .Đó là cách độc đáo trong cách dùng từ của nhà thơ. Cho nên cách nói
“đôi bạn” sẽ khác với “hai người bạn” là như thế.
phân tích nghệ thuật, giọng thơ  Câu thơ thứ 7 chỉ có hai tiếng “Đồng chí”
nhưng âm điệu lạ lùng đã tạo nên một nốt nhạc trầm ấm, thân thương trong
lòng người đọc. Trong muôn vàn nốt nhạc của tình cảm con người phải chăng
tình đồng chí là cái cung bậc cao đẹp nhất, lí tưởng nhất? Nhịp thở của bài thơ
như nhẹ nhàng hơn, hơi thở của bài thơ cũng như mảnh mai hơn. Dường như
Chính Hữu đã thổi vào linh hồn của bài thơ tình đồng chí keo sơn, gắn bó và
một âm vang bất diệt làm cho bài thơ mãi trở thành một phần đẹp nhất trong
thơ Chính Hữu. Bình  Hai tiếng "đồng chí" được tác giả cố ý tách thành một
câu thơ như một dụng ý nghệ thuật vừa tạo ra sự hài hoà, cân đối của bài thơ
vừa tạo ra ra điểm nhấn như khẳng định sự thiêng liêng cao đẹp của tình cảm
đồng chí, đồng đội.
Luận điểm 3: Những câu thơ tiếp theo là những biểu hiện cao đẹp
của tình đồng chí và đồng đội. Trước hết là sự thấu hiểu tâm tư, hoàn
cảnh của nhau
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ giáo lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính
Nhận xét, đánh giá  Hình ảnh ruộng nương, gian nhà, giếng nước,
gốc đa hiện lên thật bình dị mà gần gũi biết bao. Đó là những hình ảnh rất thân
quen của những người nông dân. Ruộng vườn và căn nhà lung lay trước gió
đang chờ đợi những bàn tay của người chồng, người cha sửa chữa thế nhưng
người lính vẫn tạm gác lại tất cả lo toan nơi quê nhà để ra trận. Người lính ở
đây đã hi sinh tất cả những gì là riêng tư để đi làm nhiệm vụ thiêng liêng và
cao cả hơn. Họ đã đặt lợi ích dân tộc lên trên lợi ích gia đình. Họ ra đi mang
theo trên vai mình cả trọng trách của cả Tổ quốc. Phân tích từ ngữ  Từ
"mặc kệ" thể hiện thái độ dứt khoát, quyết tâm. Có người cho rằng người lính
ở đây thật vô tình vì còn có gì sâu nặng hơn gia đình quê hương vậy mà họ
không chút bận tâm khi ra đi. Nhưng đó mới là cái làm nên sự cao đẹp không
12

BỘ TÀI LIỆU DẠY THÊM, ÔN THI 10 VĂN THỌ
ZALO 0833703100
gì sánh nổi trong tình cảm của người lính. Người lính ý thức được rằng khi
nước mất, nhà tan thì ruộng nương hay nhà hay gia đình cửa cũng không thể
giữ được dẫu biết rằng đối với họ đó là tài sản quý giá nhất. Chúng ta càng
phải cảm động và cảm thông cho những mất mát và thiệt thòi cho họ. phân
tích nghệ thuật, biện pháp tu từ  Hình ảnh nhân hoá "giếng nươc gốc
đa" khiến ta nghĩ đến những người thân, làng xóm đang ngóng trông họ trở về
trong khúc đã khải hoàn ca chiến thắng. Giếng nước gốc đa kia nhớ người ra
lính hay chính tấm lòng người ra lính không nguôi nhớ quê hương và đã tạo
cho giếng nước gốc đa một tâm hồn? Quả thực giữa người chiến sĩ và quê
hương anh đã có một mối giao cảm vô cùng sâu sắc đậm đà. Bình  Tác giả
đã gợi nên hai tâm tình như đang soi rọi vào nhau đến tận cùng. Ba câu thơ
với hình ảnh: ruộng nương, gian nhà, giếng nước, gốc đa, hình ảnh nào cũng
thân thương, cũng ăm ắp một tình quê, một nỗi nhớ thương vơi đầy.
Các anh còn chia sẻ với nhau trong thiếu thốn và bệnh tật
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi
áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá..
Chân không giày
Lại là những câu thơ rất chân thật về hoàn cảnh của anh bộ đội Cụ Hồ trong
những năm đầu cuộc kháng chiến chông Pháp. Bình luận  Người lính
không chỉ thiếu ăn, thiếu mặc và hơn hết là họ luôn phải đối mặt với những
cơn bệnh sốt rét khủng khiếp vì những đêm dài hành quân trong rừng Trường
Sơn. Chắc hẳn chúng ta không ai quên những câu thơ của Quang Dũng đã viết
về người lính trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (Câu liên hệ)
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá giữ oai hùm
Đó là những người lính bị bệnh sốt rét đến mức tóc rụng hết nhưng không vì
thế mà họ nhụt chí, yếu đuối ngược lại ở họ vẫn giữ được khí phách oai hùng,
13

BỘ TÀI LIỆU DẠY THÊM, ÔN THI 10 VĂN THỌ
ZALO 0833703100
kiên cường đạp lên mọi chông gai thử thách để chiến thắng mọi khó khăn, mọi
kẻ thù. So sánh, liên hệ  Nếu như Quang Dũng nói đến sốt rét để tô đậm vẻ
đẹp bi tráng của những người chiến sĩ thì Chính Hữu nói về cái ác nghiệt của
sốt rét là để nói về tình đồng đội, đồng chí trong gian khổ, là sự thấu hiểu, cảm
thông giữa những người lính. Trong bất cứ sự gian khổ nào cũng thấy họ sát
cánh bên nhau, san sẻ cho nhau: "Anh với tôi biết...", "áo anh... - Quần tôi...",
"tay nắm lấy bàn tay". Bình luận  Cái "Miệng cười buốt giá" kia là cái cười
lạc quan ngay cả trong gian khổ để vượt lên gian khổ, cười trong buốt giá để
lòng ấm lên, cũng là cái cười đầy cảm thông giữa những người đồng đội. Giá
buốt mà không lạnh lẽo cũng là vì thế. Nhận xét, đánh giá  Đọc những câu
thơ này ta vừa không khỏi chạnh lòng khi thấu hiểu những gian nan, vất vả khi
thế hệ cha ông đã từng tãi qua và dâng trào một niềm khâm phục ý chí và bản
lĩnh vững vàng của những người dân vệ quốc. Người lính càng chịu đựng
nhiều gian khổ thì tình đồng chí, đồng đội càng gắn bó hơn càng bền chặt hơn.
Và biểu hiện cao nhất, đẹp nhất của tình đồng chí là các anh luôn sát
cánh bên nhau trong mọi hoàn cảnh. Tình cảm của họ vẫn bền chặt không
gì tách rời "Thương nhau tay nắm lấy bàn tay". Đó là cái nắm tay truyền
cho nhau sức mạnh để chiến đấu, truyền cho nhau tình yêu thương và sự cổ
vũ, động viên. Cái nắm tay tuy âm thầm, lặng lẽ trong đêm sương giá buốt
nhưng hơi ấm của nó có sức lan toả đến tận trái tim, thấm cả vào lòng người.
Hơi ấm đó đủ để xoá tan đi cái nhợt nhạt, lạnh cóng của đêm sương, để sưởi
ấm tình đồng chí. Nhà thơ đã phát hiện ra sức mạnh tinh thần ẩn sâu trong trái
tim người lính. Đó là cùng nhau đối mặt với quân thù “đứng cạnh bên nhau
chờ giặc tới” Nhận xét, đánh giá về nghệ thuật người đọc nhận thấy các
hình ảnh thơ, ngôn từ thật giản dị nhưng lại có sức truyền cảm rất lớn.
Kết luận: (tổng kết, đáng giá về nghệ thuật và nội dung). Bằng
những hình ảnh chân thực, ngôn ngữ cô đúc, giản dị, hình ảnh sóng đôi…
Chính Hữu đã tái hiện lại một quá khứ chiến tranh đầy gian khổ mà hào hùng,
khó khăn thiếu thốn mà gắn bó keo sơn của những người lính Cụ Hồ trong
những năm đầu kháng chiến chống Pháp. Họ là của những con người sống và
14

BỘ TÀI LIỆU DẠY THÊM, ÔN THI 10 VĂN THỌ
ZALO 0833703100
chiến đấu vì khát vọng hạnh phúc, tự do. Mỗi lần đọc lại bài thơ đồng chí,
trong em lại vang lên khúc quân hành
“Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay.”
(“Việt Bắc” – Tố Hữu)

15

BỘ TÀI LIỆU DẠY THÊM, ÔN THI 10 VĂN THỌ
ZALO 0833703100
GHI NHỚ SGK
Cach làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện, đoạn rích, nhân vật
trang 63

Vẻ đẹp nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương”

GỢI Ý LÀM BÀI
Nguyễn Dữ là một trong những nhà văn xuất sắc của nền văn học VN thế
kỉ XVI, sự nghiệp văn chương của ông không thật sự đồ sộ nhưng có những
tác phẩm lay động trái tim bao bạn đọc. Chuyện người con gái Nam Xương rút
trong tập truyện Truyền kì mạn lục là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất
của ông. Tác phẩm đã thể hiện thành công nhân vật Vũ Nương- một người phụ
nữ có phẩm chất tốt đẹp nhưng lại phải chịu số phận bất hạnh. (mở bài theo
cách đơn giản nhất mà đúng yêu cầu)
A. Phẩm chất tốt đẹp
16